Vĩnh Phúc đẩy mạnh các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã liên kết với doanh nghiệp thực hiện các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ bước đầu đạt kết quả tích cực.
Là tỉnh tiên phong đi đầu cả nước về chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nhất là trước yêu cầu sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp hữu cơ và có nhiều quyết sách đối với lĩnh vực này. Từ năm 2015, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 201/NQ-HĐND về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có chính sách hỗ trợ phân vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật thảo mộc, sinh học với mức 5 triệu đồng/ha. Thực hiện Nghị quyết này, các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hỗ trợ được trên 1.000 ha rau ăn lá/năm, đặc biệt năm 2020, tổng diện tích hỗ trợ tăng lên gần 3.000 ha.
Cuối năm 2019, UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ giai đoạn 2020-2022. Theo đó, trong năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức 40 lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, hướng hữu cơ; Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai 2 mô hình: Chăn nuôi lợn hữu cơ tại xã Văn Quán, huyện Lập Thạch và chăn nuôi gà ri lai hữu cơ tại xã Đồng Quế, huyện Sông Lô. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai 2 mô hình hữu cơ trên cây rau tại xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên và trên cây ba kích tại thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo; hỗ trợ sản xuất rau ăn lá theo hướng hữu cơ với diện tích 1.100 ha tại 50 xã, phường, thị trấn đã được quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn.
Qua thực tế triển khai cho thấy, 1 ha các cây trồng rau ăn lá theo hướng hữu cơ cho hiệu quả kinh tế tương đối cao, cụ thể: Su su cho lãi trên 160 triệu đồng/ha, các loại rau cải ăn lá cho thu lãi trên 60 triệu đồng/ha... Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất rau ăn lá ổn định ở các huyện: Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương, Tam Đảo. Khối lượng sản phẩm rau ăn lá an toàn theo hướng hữu cơ đã thu hút các doanh nghiệp, thương lái đến thu mua sản, nông dân phấn khởi và phần nào đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm theo tư duy sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường.
Cùng với đó, ngành nông nghiệp đã liên kết với Tập đoàn Quế Lâm, các hợp tác xã, hộ dân triển khai nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ hoặc theo hướng hữu cơ như mô hình liên kết sản xuất lúa gạo hữu cơ theo chuỗi giá trị với quy mô 120 ha. Kết quả, cây lúa sinh trưởng khoẻ, ít sâu bệnh, bảo vệ môi trường đất và nước, năng suất đạt hơn 60 tạ/ha. Hạch toán cho thấy, sản xuất lúa hữu cơ tuy chi phí đầu tư cao hơn 4,6 triệu đồng/ha so với sản xuất lúa sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học nhưng giá bán lại cao hơn 1.200 đồng/kg.
Với cây ăn quả, trên diện tích 10 ha trồng thanh long ruột đỏ ở xã Vân Trục, huyện Lập Thạch, cây thanh long sử dụng phân bón hữu cơ có quả đẹp, chất lượng dinh dưỡng cao, độ ngọt cao hơn, quả cứng chắc và lâu hư thối...
Hiệu quả rõ nhất là ở các mô hình sản xuất rau. Sản xuất rau bắp cải hữu cơ ở Vĩnh Phúc thu lãi cao hơn so với đối chứng 22,5 triệu đồng/ha. Trồng cải thảo cho lãi cao hơn so với đối chứng 23,7 triệu đồng/ha. Các loại cải ngọt, cải xanh cho thu lãi cao hơn so với đối chứng 15,5 triệu đồng/ha...
Với lĩnh vực chăn nuôi, ngành Nông nghiệp đã xây dựng các mô hình chăn nuôi sử dụng chế phẩm sinh học của Tập đoàn Quế Lâm với quy mô 200.000 con gà, 10.000 con lợn, 300 con bò thịt. Hiệu quả, khi nuôi 1.000 con gà ri lai sử dụng chế phẩm làm đệm lót sinh học lãi hơn 22 triệu đồng so với không sử dụng chế phẩm sinh học. Mỗi con lợn nuôi theo hướng hữu cơ sử dụng chế phẩm sinh học lãi hơn 1,8 triệu đồng; vỗ béo một con bò sử dụng chế phẩm sinh học lãi hơn 5 triệu đồng… Ngoài cho hiệu quả kinh tế, mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ bằng chế phẩm sinh học giảm được mùi hôi, tiết kiệm nước, công lao động, hạn chế lây lan mầm bệnh và tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn.
Nguồn: Theo báo Tiền phong
Để hành tím bung ra 'xuất ngoại': Phải sản xuất hữu cơ thực sự
Để hành tím Sóc Trăng vươn ra xuất khẩu, việc sản xuất không chỉ dừng lại theo hướng hữu cơ, mà phải đạt chứng nhận hữu cơ của tổ chức quốc tế uy tín.
Trang trại cam chỉ... nhà giàu mới dám ăn
Cùng là trái cam Vinh, các nhà vườn nơi khác chỉ bán 28.000 - 35.000 đồng/kg, riêng nhà vườn Nguyễn Thuý ở Cầu Chùa (Gia Lâm, Hà Nội) bán 70.000 đồng/kg vẫn không có bán...
Giống cà chua trái cây tạo sự khác biệt cho nông nghiệp công nghệ cao
Với giống cà chua trái cây, Rijk Zwaan mong muốn mang lại sự phát triển mạnh mẽ trong nền nông nghiệp, đặc biệt tạo sự khác biệt trong sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
Tà Mung vàng ruộm mùa ngô
Vụ xuân hè 2022, ngô được mùa, đặc biệt thị trường giá ngô tăng cao (ngô khô thương lái mua tại dân giá 7.000 - 8.000đ/kg) nên bà con vùng cao vô cùng phấn khởi.
Những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam và Hàn Quốc cùng so đọ
Trong khu ruộng thí nghiệm của Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông là những giống ngô nếp ngon nhất Hàn Quốc đối chứng với những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam.
Cần bảo tồn, phát triển giống nếp than của người Pa Kô
Nếp than là giống lúa nếp bản địa của bà con người dân tộc Pa Kô ở tỉnh Quảng Trị. Đây là giống nếp có hương vị đặc trưng, thơm ngon, vị đậm, dẻo...
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nho
Vùng đất Ninh Thuận vốn sở hữu thời tiết đầy nắng và gió, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Dồn lực tái canh 1.500ha cây có múi tại Cao Phong
Giai đoạn 2021 - 2025, Hòa Bình sẽ tập trung tái canh cây có múi tại huyện Cao Phong với cây cam, quýt, quy mô khoảng 1.500ha, sau đó mở rộng tại các huyện khác.
Thâm canh táo ở 'vùng đất khát, năng suất 50 tấn/ha
Đầu tư tưới tiết kiệm, màng che chống ruồi đục quả, thâm canh theo hướng VietGAP, năng suất vùng táo xã Cam Thành Nam (TP Cam Ranh) đạt 50 tấn/ha/năm, doanh thu 500 triệu đồng/ha.
Tà Mung náo nức mùa chanh leo mới
Với sự ra đời của 2 hợp tác xã liên kết trồng chanh leo với DOVECO tại xã vùng cao huyện Than Uyên (Lai Châu), bà con thiểu số nơi đây đang tràn niềm vui.
Bình luận