Xứ Tuyên nở rộ nông nghiệp hữu cơ
Cam, chè, bưởi… hữu cơ ở Tuyên Quang giờ đây đã nhân rộng lên cả trăm ha. Đây cũng là những mặt hàng nông sản nổi bật của xứ Tuyên.
Đồng lòng làm nông nghiệp hữu cơ
Cam sành Hàm Yên là loại trái cây đặc sản nổi tiếng của tỉnh Tuyên Quang, giống ra hoa từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm tùy thuộc vào lượng mưa. Nếu mưa nhiều cam sẽ ra hoa sớm, nếu mưa ít cam sẽ ra hoa muộn. Vào dịp cuối tháng 4 đầu tháng 5 cam bắt đầu kết trái, cam sành xanh bắt đầu thu hoạch từ tháng 10, cam sành chín bắt đầu thu hoạch vào tháng 12.
Nhằm nâng cao giá trị và thương hiệu của sản phẩm cam sành, tỉnh Tuyên Quang đã khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng cam hữu cơ. Đến nay, toàn tỉnh đã có 30 ha cam được công nhận đạt chuẩn hữu cơ.
Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ không chỉ nâng cao giá trị mà còn nâng tầm thương hiệu của nông nghiệp Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.
Gia đình anh Tô Văn Quý, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên áp dụng mô hình trồng cam theo hướng hữu
Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Tuyên Quang đều có chỗ đứng trên thị trường và đạt 3 sao OCOP trở lên.
Nổi bật phải kể đến như sản phẩm chè shan tuyết xã Hồng Thái, huyện Na Hang đạt 4 sao OCOP; sản phẩm cam sành Hàm Yên đạt 4 sao OCOP…
cơ từ năm 2019. Để cải tạo đất, anh sử dụng phân chuồng ủ hoai với chế phẩm vi sinh có ưu điểm bổ sung chất hữu cơ, tăng chất mùn giúp cải tạo, tăng độ phì nhiêu cho đất.
Anh Quý chia sẻ, khác với trồng cam thông thường, trồng cam hữu cơ anh không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, chất kích thích sinh trưởng. Các quy trình chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho cam đều có sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ và thành viên tổ cam hữu cơ.
Ưu điểm của phương pháp hữu cơ là bảo vệ sức khỏe cho người trồng cam và bảo vệ môi trường, chất lượng cũng như giá trị của sản phẩm cũng được nâng lên.
Thực hiện mô hình này, hai vụ cam năm 2019, 2020, hơn 600 gốc cam của gia đình anh Quý cho thu hoạch 10 tấn quả. Cam sạch, độ ngọt cao, an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng nên bán ra thị trường giá cao hơn so với cam thông thường từ 3.000 đến 5.000 đồng/kg.
Nếu như phong trào làm nông nghiệp hữu cơ ở huyện Hàm Yên phát triển trên cây cam thì tại huyện Sơn Dương, đã lựa chọn phát triển trên cây chè.
Đầu năm 2019, huyện Sơn Dương lựa chọn 3 ha chè có độ tuổi từ 5 tuổi đến 7 năm tại xã Trung Yên để thực hiện mô hình sản xuất hữu cơ. Giống chè tham gia mô hình là chè trung du và chè lai NDP1. Sau 1 năm triển khai, mô hình đã được công nhận đạt chuẩn hữu cơ.
Làm nông nghiệp hữu cơ vừa bảo vệ sức khỏe người trồng cũng như người tiêu dùng, vừa tốt cho môi trường. Ảnh: Đào Thanh.
Tham gia mô hình, các hộ tiến hành cải tạo, bổ sung các chất dinh dưỡng hữu cơ vào đất cho cây và đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động với mức đầu tư 40 triệu đồng/ha. Các hộ thực hiện nghiêm ngặt các quy trình trồng, chăm sóc đảm bảo sản phẩm theo tiêu chuẩn; đồng thời tổ chức tốt chuỗi sản xuất từ trồng chè, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm…
Bà Vũ Thị Thảo, thôn Trung Long, xã Trung Yên cho biết, trước đây gia đình bà thường dùng các loại thuốc hóa học để phun phòng trừ sâu bệnh cho chè. Mỗi lần phun thuốc xong, bà thường thấy mệt mỏi, khó chịu vì hít phải mùi độc hại, mà đất dần cằn cỗi. Vì thế khi được vận động tham gia trồng chè hữu cơ bà nhiệt tình hưởng ứng.
Bà Thảo nhẩm tính, trồng chè theo quy trình hữu cơ năng suất giảm 30% so với quy trình chè theo tiêu chuẩn VietGAP, nhưng chất lượng chè được đảm bảo hơn và giá bán cao gấp đôi.
Thay đổi tư duy người dân
Việc triển khai thực hiện mô hình nông nghiệp hữu cơ được tỉnh Tuyên Quang triển khai từ năm 2017. Đến nay sau 4 năm, toàn tỉnh đã có 30,1 ha cam, 29,4 ha bưởi, 3,5 ha chè được công nhận sản xuất hữu cơ chuyển đổi theo tiêu chuẩn PGS; 24 ha chè, 3 ha lúa được chứng nhận sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 11041-2:2017.
Ông Trần Hải Tuyên, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tuyên Quang cho biết, phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu thế của nông nghiệp hiện nay.
Sản xuất hữu cơ là quá trình được kiểm soát chặt chẽ về nước tưới, đất không bị ô nhiễm; không sử dụng các vật tư đầu vào là phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ và các thuốc kích thích sinh trưởng bằng hóa chất. Không dùng giống cây trồng, vật nuôi và nguyên liệu có nguồn gốc là sinh vật biến đổi gen.
Nhờ làm nông nghiệp hữu cơ, Tuyên Quang đã có nhiều sản phẩm chè đạt 3, 4 sao OCOP. Ảnh: Đào Thanh.
Sản xuất hữu cơ tác động tích cực lên môi trường, tạo cân bằng hệ sinh thái; đem lại các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng xu hướng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng hiện nay của xã hội.
Nâng cao kiến thức về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, giai đoạn 2017-2019, được sự hỗ trợ từ Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, tỉnh Tuyên Quang được tham gia thực hiện dự án Tăng cường cơ cấu sản xuất và tiếp thị cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở phía Bắc Việt Nam của Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Đan Mạch khu vực châu Á.
Đã có 7 cán bộ tham gia lớp đào tạo giảng viên về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, 130 cán bộ lãnh đạo, quản lý các sở, ngành, địa phương tham gia lớp cập nhật kiến thức về nông nghiệp hữu cơ; 240 học viên thuộc các huyện được huấn luyện hiện trường, tập huấn sản xuất hữu cơ trên cây cam, bưởi, chè, lúa và chăn nuôi gà; 12 nhóm nông dân được thiết lập và thực hiện sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS trên cây cam, bưởi...
Tháng 8/2018, Hợp tác xã (HTX) Trái cây hữu cơ Phúc Ninh (huyện Yên Sơn) được thành lập với 12 hộ gia đình tham gia. Bởi đây là mô hình mới nên khi mới thành lập, người dân còn đứng ngoài nghe ngóng tình hình xem có hiệu quả không. Tuy nhiên sau 1 năm đi vào hoạt động, thấy mô hình hữu cơ cho chất lượng quả cao hơn, giảm chi phí vật tư phân bón, thuốc BVTV, lại bảo vệ sức khỏe người trồng nên đã có thêm 5 hộ xin tham gia.
Anh Tạ Hữu Quang, Giám đốc HTX cho biết, tham gia HTX các hộ nông dân được tư vấn sản xuất về sản phẩm nông nghiệp sạch; cùng đồng hành liên kết kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm; cùng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Riêng gia đình anh có 13 ha diện tích cây ăn quả trồng theo mô hình hữu cơ chuyển đổi, trong đó 3 ha cho thu hoạch, trừ chi phí thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Tương lai nếu đầu ra và giá ổn định, người dân sẽ thu lãi khoảng 200 triệu/ha từ mô hình bưởi hữu cơ.
Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Tuyên Quang sẽ có 56 vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ với diện tích 1.200 ha; đến năm 2030 có 65 vùng, diện tích là 2.000 ha. Việc xác định và công bố vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ, người dân thuận lợi trong quá trình tổ chức sản xuất. |
Để hành tím bung ra 'xuất ngoại': Phải sản xuất hữu cơ thực sự
Để hành tím Sóc Trăng vươn ra xuất khẩu, việc sản xuất không chỉ dừng lại theo hướng hữu cơ, mà phải đạt chứng nhận hữu cơ của tổ chức quốc tế uy tín.
Trang trại cam chỉ... nhà giàu mới dám ăn
Cùng là trái cam Vinh, các nhà vườn nơi khác chỉ bán 28.000 - 35.000 đồng/kg, riêng nhà vườn Nguyễn Thuý ở Cầu Chùa (Gia Lâm, Hà Nội) bán 70.000 đồng/kg vẫn không có bán...
Giống cà chua trái cây tạo sự khác biệt cho nông nghiệp công nghệ cao
Với giống cà chua trái cây, Rijk Zwaan mong muốn mang lại sự phát triển mạnh mẽ trong nền nông nghiệp, đặc biệt tạo sự khác biệt trong sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
Tà Mung vàng ruộm mùa ngô
Vụ xuân hè 2022, ngô được mùa, đặc biệt thị trường giá ngô tăng cao (ngô khô thương lái mua tại dân giá 7.000 - 8.000đ/kg) nên bà con vùng cao vô cùng phấn khởi.
Những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam và Hàn Quốc cùng so đọ
Trong khu ruộng thí nghiệm của Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông là những giống ngô nếp ngon nhất Hàn Quốc đối chứng với những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam.
Cần bảo tồn, phát triển giống nếp than của người Pa Kô
Nếp than là giống lúa nếp bản địa của bà con người dân tộc Pa Kô ở tỉnh Quảng Trị. Đây là giống nếp có hương vị đặc trưng, thơm ngon, vị đậm, dẻo...
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nho
Vùng đất Ninh Thuận vốn sở hữu thời tiết đầy nắng và gió, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Dồn lực tái canh 1.500ha cây có múi tại Cao Phong
Giai đoạn 2021 - 2025, Hòa Bình sẽ tập trung tái canh cây có múi tại huyện Cao Phong với cây cam, quýt, quy mô khoảng 1.500ha, sau đó mở rộng tại các huyện khác.
Thâm canh táo ở 'vùng đất khát, năng suất 50 tấn/ha
Đầu tư tưới tiết kiệm, màng che chống ruồi đục quả, thâm canh theo hướng VietGAP, năng suất vùng táo xã Cam Thành Nam (TP Cam Ranh) đạt 50 tấn/ha/năm, doanh thu 500 triệu đồng/ha.
Tà Mung náo nức mùa chanh leo mới
Với sự ra đời của 2 hợp tác xã liên kết trồng chanh leo với DOVECO tại xã vùng cao huyện Than Uyên (Lai Châu), bà con thiểu số nơi đây đang tràn niềm vui.
Bình luận