Xuyên Sơn - Khu đô thị kiểu mẫu giữa núi rừng Thần Sa
Từ một bản nghèo bị cô lập giữa núi rừng, chỉ trong 10 năm Xuyên Sơn đã bắt kịp với thế giới hiện đại. Có điện, có đường, người dân trong xóm đã tậu ôtô...
Lột xác!
Xóm Xuyên Sơn, xã Thần Sa! Cái địa danh ấy thoạt nghe qua đã thấy toát lên sự hoang vu, hẻo lánh. Xuyên Sơn nghĩa là phải băng qua núi rừng. Là không có đường. Chỉ có thể đi bộ cheo leo trên sườn núi.
Xóm Xuyên Sơn cũ khi vẫn còn nhiều khó khăn chồng chất.
Người dân xóm Xuyên Sơn vẫn còn nhớ như in cái thời muốn về Thành phố thì phải vác xe đạp trên vai, leo núi từ nhà ra đến tận Cúc Đường, mất 20 km thì mới có thể ngồi lên yên xe để đạp. Nằm giữa núi rừng, sâu xa là thế, nên trước đây người dân trong xóm Xuyên Sơn sống theo kiểu tự cung tự cấp. Làm nhà tự xẻ gỗ ở trên rừng. Lợp ngói cũng tự xắn đất đổ khuôn, tự nung. Những thứ không thể làm ra, từ cái kim, sợi chỉ hay gói mì tôm chuyển từ thành phố vào đến bản đều có giá đắt gấp đôi. Nên sử dụng rất phải tằn tiện!
Cuộc sống của người dân xóm Xuyên Sơn chỉ bắt đầu thay đổi từ khi có công ty Thăng Long về hoạt động trên địa bàn xã Thần Sa. Đầu tiên là điện lưới theo công ty về đến bản thay thế cho các máy thủy điện hộ gia đình phập phù. Điện lưới khỏe giúp được bà con rất nhiều trong sản xuất và đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Kể từ năm 2008 đến nay đã tròn 13 năm, người dân xóm Xuyên Sơn sử dụng điện do công ty Thăng Long tài trợ miễn phí. Để đảm bảo nhân dân được sử dụng điện ổn định, công ty Thăng Long còn đầu tư riêng 01 trạm biến áp cho xóm Xuyên Sơn. Không phải dùng chung trạm với đơn vị. Nhờ có điện, đời sống của người dân đã được cải thiện lên rất nhiều.
Nhưng cái lợi lớn nhất thực sự làm thay đổi cuộc đời của các hộ dân xóm Xuyên Sơn đó chính là “con đường”. Chính vì không có đường nên xóm Xuyên Sơn bị cô lập giữa rừng trong suốt mấy chục năm. Cư dân trong xóm không thể tiếp cận với nền văn minh, khó khăn trong trao đổi hàng hóa với cộng đồng. Khi cả thế giới có thể hiển hiện trên một mặt phẳng của chiếc điện thoại thông minh, của băng thông internet thì người dân xóm Xuyên Sơn, xã Thần Sa vẫn bị bủa vây, cách ly bởi núi rừng. Nhận thức rõ được ý nghĩa, sự cần thiết của con đường nên cư dân xóm Xuyên Sơn cùng chính quyền xã Thần Sa đã đề nghị công ty Thăng Long tài trợ mở đường vào bản.
Đường bê tông nông thôn mới chạy thẳng vào xóm Xuyên Sơn.
Khi con đường bê tông chạy thẳng tắp vào đến cửa nhà thì cũng là lúc xóm Xuyên Sơn thực sự “lột xác”. Cột sóng internet theo con đường đã mang đến thật nhiều thông tin hữu ích. Thanh niên trong xóm theo con đường tìm ra thành phố làm công nhân, có công ăn việc làm, có tiền. Cuộc sống không còn phải phụ thuộc vào những buổi đi rừng, bữa no, bữa đói nữa.
Nhà nghèo, nhà neo người mà gặp khó khăn thì lại được công ty hỗ trợ cho nuôi bò sinh sản lấy giẽ, khi bò đẻ con thì được giữ lại làm vốn rồi chuyển bò cái sinh sản cho hộ nghèo khác.
Rồi người từ dưới xuôi lên kết nối giao thương. Cũng có những người bén duyên phận nên ở lại dựng vợ gả chồng. Người xuôi mang lên những nét văn hóa mới, hiện đại, bình đẳng. Con gái dưới xuôi không chấp nhận "hủ tục" vợ thì lăn lưng trên đồng, còn chồng chỉ nằm nhà uống rượu. Vậy nên, đàn ông trong bản cũng phải học cách chia sẻ, gánh vác công việc. ”Thuận vợ, thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn”, vợ chồng cùng bảo ban nhau làm ăn nên lại càng có của ăn, của để. Cứ thế, xóm Xuyên Sơn mỗi lúc một đổi thay. Không còn câu chuyện vác chiếc xe đạp khi xưa để ra phố thị nữa mà nhà nhà đều mua xe máy.
Ông Lê Văn Tiến còn nhớ như in nhưng ngày vác xe đạp 20 km để tới trường
Hai năm gần đây, trong bản đã có người mua ô tô. Ông Lê Văn Tiến, người thường phải vác chiếc xe đạp Phượng Hoàng năm xưa ra tận Cúc Đường để đi học trường Dân tộc nội trú dưới Thành phố Thái nguyên nay cũng chính là người đầu tiên ở xóm Xuân Sơn mua ô tô. Một chiếc Ford Ranger địa hình, cáu cạnh!
Với ông Tiến, cảm giác ngồi ô tô đạp lút ga trên con đường bê tông rời khỏi bản mới thật huyền diệu, ngọt ngào. Thật khó có thể tin nổi, từ một bản làng nghèo, đói, bị cô lập chỉ trong hơn 10 năm Xuyên Sơn đã hòa nhập, vươn lên sánh ngang với những vùng nông thôn miền núi khác. Nhưng chưa hết, chỉ vài tháng nữa thôi Xuyên Sơn không chỉ tiến bằng, mà chắc chắn sẽ còn tiến xa hơn rất nhiều….
Bản “ mẫu” giữa đại ngàn
Toàn cảnh khu dân cư mới xóm Xuyên Sơn.
Mấy năm trước, không ai có thể tưởng tượng ở giữa núi rừng Thần Sa sẽ mọc lên một khu dân cư hiện đại được quy hoạch bài bản với đầy đủ hạ tầng: điện, đường, trường học, nhà văn hóa, khuôn viên cây xanh, bên hồ nước rộng hàng chục ha… Tại đây, mỗi căn hộ được thiết kế phân lô rộng 400 mét vuông, tựa như lô biệt thự trong khu đô thị “kiểu mẫu” có tầm nhìn “ view” hồ trị giá hàng chục tỉ ở ngoài Thành phố.
Vậy mà, khu dân cư “kiểu mẫu” ấy đã hình thành và đang chính thức đón những cư dân của xóm Xuyên Sơn, xã Thần Sa vào nơi ở mới. Đây thực chất là khu tái định cư mà công ty Thăng Long đứng ra hỗ trợ làm hạ tầng quy hoạch. Đến nay đã có 32/40 hộ nhận đất và đang gấp rút dựng lại nhà để kịp chuyển vào trước Tết Nguyên Đán.
Sớm nhận đất tái định cư, gia đình chị Nông Thị Hoa, đã chuyển vào nơi ở mới được 3 tháng. Vẫn là cốt nhà cũ chuyển lên, nhưng “tổ ấm” mới của gia đình chị sau khi cải tạo lại trở lên “lộng lẫy”, khang trang hơn rất nhiều. Nhà sàn ở khu dân cư sẽ khác hoàn toàn nhà sàn trên núi. Gọi là nhà sàn thôi nhưng xung quanh có tường bao, có rãnh thoát nước, có quy hoạch vườn rau trong nhà gọn gàng. Không còn cảnh nuôi trâu, bò dưới gầm sàn nữa. Mà nhà sàn của chị Hoa bây giờ giống hệt nhà khung gỗ dưới xuôi. Toàn bộ diện tích dưới gầm sàn được xây quây thành nhà ở chính đầy đủ công năng, phòng khách lát gạch men trắng, 2 phòng ngủ, khu nhà bếp, khu vệ sinh… Tất cả đều sang bóng như khách sạn. Phía trên, gia đình vẫn giữ không gian nhà truyền thống, kết cấu mở, luôn sẵn sàng cho các hoạt động cộng đồng.
Nhà mới của chị Nông Thị Hoa tại khu tái định cư sáng bóng như khách sạn.
Chị Hoa cho biết, mọi người trong gia đình đều rất hài lòng với nơi ở mới vì thấy rõ sự văn minh, sạch sẽ. Hơn nữa, không gian sử dụng cũng rộng hơn rất nhiều. Bởi trước kia, cũng nếp nhà sàn này gia đình của chị hầu như chỉ ở được tầng trên. Nay, diện tích 400 mét vuông đất không gia đình không dùng hết vì nhà sàn đã tận dụng thành hai tầng. Anh em con chú, bác trong gia đình nhìn thấy nhà chị Hoa đẹp, tiện lợi nên cũng rậm rịch chuyển theo, đến nay hình thành cả một dãy nhà san sát, toàn họ hàng ở cạnh nhau, rất vui vẻ, đầm ấm.
Là người năng động, luôn đi đầu trong các phong trào ở địa phương nhưng lần chuyển nhà này ông Tiến lại tỏ ra hơi chùng chình. Không phải ông không nhìn thấy cái sự tiện lợi, văn minh của khu dân cư mới. Nhưng ở cái tuổi của ông, thì căn nhà cũ đang còn có quá nhiều kỉ niệm gắn bó. Căn nhà của bố ông dựng lên từ cái thời mà ông còn là một đứa trẻ, bị sai thổi lửa toét mắt để nấu cơm nuôi thợ xẻ gỗ. Mỗi cột gỗ, mỗi vỉ kèo dựng lên đều là niềm vui, tự hào của gia đình, nó ăn sâu vào tiềm thức nên ông chưa nỡ thay đổi. Biết rằng rồi cũng sẽ ra đi nhưng ông vẫn đang cố níu kéo kỉ niệm đẹp với mảnh đất này, ngôi nhà này thêm một lần giỗ bố.
Sang năm chuyển nhà, gia đình ông Tiến sẽ thực sự hòa nhập vào bước chuyển mình mới, mạnh mẽ hơn rất nhiều của xóm Xuyên Sơn. Xóm núi Xuyên Sơn hôm nay đã bắt đầu có hàng quán, dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp. Chỉ nay mai thôi, khi trường học được xây dựng và đi vào hoạt động thì chắc chắn Xuyên Sơn sẽ trở thành khu dân cư kiểu mẫu, là "trung tâm" của cụm 3 xóm Xuyên Sơn, Ngọc Sơn và Tân Kim.
Chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với sự hỗ trợ của Công ty Thăng Long đã giúp Xuyên sơn chuyển mình từ một bản nghèo trở thành khu dân cư văn minh. Tuy nhiên, xóm Xuyên Sơn còn phát triển, tiến xa đến đâu cũng phải phụ thuộc vào sự nỗ lực phấn đấu của mỗi hộ dân trong xóm.
Sáng kiến ở vùng hạn, mặn trồng cây ăn trái: Những con đập từ sức dân
Để chủ động ứng phó hạn - mặn, nhân dân đã cùng với chính quyền địa phương ở Bến Tre xây dựng những con đập tạm trên sông, rạch rất hiệu quả.
Du lịch nông thôn: Làm ngay kẻo muộn!
Sau khi tham vấn các Bộ, ban, ngành, Bộ NN-PTNT vừa gửi Tờ trình lên Thủ tướng, kiến nghị phê duyệt Chương trình Phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021-2025.
Trái ngọt trên vùng đất nghèo
Những rừng cây ăn quả trĩu nặng thay thế cho cây keo, cây mì kém hiệu quả đã tạo nên vựa cây ăn quả bề thế giữa núi rừng đông Trường Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Người Khmer vượt khó, làm giàu
Những ngày tháng 4, chúng tôi về miền tây đúng vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer. Trong không khí đón mừng năm mới, câu chuyện vượt khó, làm giàu của người Khmer rôm rả khắp phum sóc.
Điểm sáng xây dựng nông thôn mới trên “đất trăm nghề”
Là huyện có nhiều làng nghề nhất của thành phố Hà Nội, thế mạnh của Phú Xuyên là tổ chức và phát triển kinh tế làng nghề. Do đó việc phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng đất vốn được mệnh danh là “chiêm khê, mùa úng” gặp không ít khó khăn.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa, cây cảnh
Hiện nay, thành phố Hà Nội có khoảng 3.000ha trồng hoa các loại, tập trung chủ yếu ở các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất... Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa cho hiệu quả kinh tế cao
Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.
Phát huy lợi thế làng nghề ở Minh Khai
Với vị trí địa lý thuận lợi ven đô, người dân xã Minh Khai (huyện Hoài Đức) rất nhạy bén trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành nghề truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tỷ phú nông dân chung tay xây dựng nông thôn mới
Khi có của ăn của để, nhiều nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi ở TP.HCM đã dốc hầu bao xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ninh xây dựng mô hình vườn mẫu NTM
Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) thời gian qua đã mang lại diện mạo mới cho khu vực nông nghiệp, nông thôn Quảng Ninh.
Bình luận