Amaccao Quảng Trị 1, dự án điện gió đầy tai tiếng
Chưa hoàn thiện về pháp lý, Công ty CP Điện gió Khe Sanh, chủ đầu tư dự án Amaccao Quảng Trị 1 vẫn ngang nhiên thi công rầm rộ trên ruộng đất của dân
Quá trình thực hiện dự án điện gió Amaccao Quảng Trị 1 để lại muôn vàn điều tiếng. Ảnh: Việt Khánh.
Xô xát tranh ruộng đất, đánh dân nhập viện
Trong số hàng chục dự án điện gió đang án ngữ trên “chảo lửa” Hướng Hóa (Quảng Trị), cái tên Amaccao Quảng Trị 1 luôn được nhắc đến đầu tiên với hàng loạt điều tiếng chẳng mấy hay ho.
Mâu thuẫn sâu sắc nhất hẳn liên quan đến gia đình ông Hồ Xa Ưn, ở bản Cheng, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa. Xung đột triền miên về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) khiến đôi bên chẳng ai chịu ai, sự việc nóng ran đến mức phải giải quyết với nhau bằng… chân tay.
Trao đổi với Nông nghiệp Việt Nam, ông Hồ Xa Ưn thuật lại, vào khoảng 8h ngày 30/6/2021, phát hiện thấy người của dự án điện gió Amaccao Quảng Trị 1 xâm phạm vào phần đất của gia đình khi rầm rộ thi công trên tuyến đường vận chuyển thiết bị nên ông và người thân cương quyết ngăn cản, sau đó dẫn đến xô xát nghiêm trọng:
Ông Hồ Xa Ưn bức xúc thuật lại vấn đề xô xát. Ảnh: Công Điền.
“Doanh nghiệp tự ý triển khai khi chưa thống nhất xong xuôi phương án thỏa thuận bồi thường, đã thế còn cố tình hành hung người của gia đình tôi là hành vi không thể chấp nhận được. Bản thân tôi bị trầy xước, ê ẩm cả mình mẩy, trong khi 2 con là Hồ Văn Căn và Hồ Văn Vươn đều bị gãy xương mũi, cả 3 phải tiến hành điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị”, ông Hồ Xa Ưn bức xúc ra mặt.
Lý giải nguồn cơn, ông Ưn chia sẻ, gia đình có 2.859 m2 đất canh tác tại thôn Cheng, xã Tân Liên, diện tích này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BG 339567. Quá trình thi công dự án điện gió Amaccao Quảng Trị 1, do chủ đầu tư không tuân thủ đúng cam kết về xử lý chất thải nên một lượng lớn đất, đá theo mưa trôi xuống làm bồi lấp nghiêm trọng ruộng lúa của gia đình.
Theo ghi nhận của PV, cung đường vận chuyển nằm trong phạm vi dự án Amaccao Quảng Trị 1 có phần nền đất được đắp cao thấy rõ so với mặt ruộng của gia đình ông Hồ Xa Ưn. Với khoảng cách chênh lệch như trên, chỉ cần có mưa là đất đá 2 bên ta-luy sẽ bị dồn xuống tức thì.
“Bờ xôi ruộng mật” không còn nguyên hiện trạng, lâu dài sẽ không thể canh tác. Xuất phát từ tình hình thực tế, ông Ưn kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp phải tiến hành bồi thường toàn bộ thửa ruộng chứ không riêng gì phần bị bồi lấp, chi phí khoảng 1,5 tỷ đồng.
Quá trình tranh chấp với Công ty CP điện gió Khe Sanh, Hồ Văn Vươn, con trai ông Hồ Xa Ưn bị gãy sống mũi phải tiến hành nhập viện. Ảnh: Công Điền.
Mâu thuẫn giữa đôi bên ngày một gay gắt hơn, mặc dù chính quyền sở tại đã có những động thái nhằm xoa dịu tình hình nhưng sự thể vẫn hết sức rối ren. Ngày 5/8, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Liên, ông Phan Châu Tuấn khẳng định đã tiếp nhận đơn từ phản ánh của gia đình ông Hồ Xa Ưn: “Xã đã tiến hành giải quyết lần 1 nhưng không thành. Theo kế hoạch, thứ 2 tuần tới sẽ thực hiện hoà giải lần 2”.
Lãnh đạo xã Tân Liên chia sẻ thêm, sau khi xảy ra xô xát gia đình ông Hồ Xa Ưn đã có động thái xuống nước bằng cách chỉ yêu cầu bồi thường trên diện tích khoảng 500 m2 đất ruộng bị bồi lấp với mức giá 600 triệu đồng. Dù vậy Công ty Cổ phần Điện gió Khe Sanh vẫn không chấp thuận, doanh nghiệp này cương quyết chỉ hỗ trợ hoa màu trong vài vụ mà thôi.
Đến thời điểm này, UBND huyện Hướng Hóa vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm các tranh chấp liên quan đến công trình điện gió Amaccao Quảng Trị 1. Ảnh: Công Điền.
Đánh giá sự việc, ông Lê Quang Thuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa trả lời nước đôi: “Quan điểm của huyện là hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình thi công, tuy nhiên chúng tôi cũng đặt vấn đề ổn định cuộc sống, sản xuất của người dân lên hàng đầu. Không thể vì lợi cho doanh nghiệp mà ảnh hưởng đến người dân và ngược lại.
UBND huyện đã yêu cầu Công an sớm xác minh, làm rõ hành vi xô xát, đồng thời chỉ đạo địa phương làm việc với dự án điện gió Amaccao Quảng Trị 1 và hộ ông Hồ Xa Ưn để thống nhất phương án hỗ trợ, bồi thường”.
“Vượt rào” pháp lý vẫn chậm tiến độ
Ngoài lùm xùm với hộ ông Hồ Xa Ưn, phía Công ty Điện gió Khe Sanh cũng chọn cách thức tương tự với gia đình ông Trần Quang Liệu.
Được biết, ông Liệu sở hữu quỹ đất khoảng 6 ha tại xã Hướng Lộc, do không có nhu cầu canh tác nên bỏ hoang hóa suốt thời gian dài, thấy thế một số bà con bản Cheng, xã Tân Liên đã tận dụng để tăng gia sản xuất.
Tranh chấp gay gắt với gia đình ông Trần Quang Liệu cũng chưa được hóa giải. Ảnh: Việt Khánh.
Do áp lực về thời gian, Công ty CP điện gió Khe Sanh đã không phối hợp chặt chẽ với chính quyền xã nhằm sớm hoàn tất việc quy chủ, qua đó làm cơ sở thực hiện đền bù, hỗ trợ GPMB. Bỏ qua khâu trung gian lập tức dẫn đến xác định nhầm đối tượng thụ hưởng, “chủ đất một đường nhưng chi trả một nẻo” khiến sự việc bị đẩy đi quá xa. Là người chịu thiệt hiển nhiên ông Trần Quang Liệu không đời nào chấp thuận, ông này đã “vác đơn” đi gõ cửa cấp ngành chức năng đòi quyền lợi.
Ngày 13/7/2021 UBND huyện Hướng Hóa đã ban hành Văn bản số 855/UBND-VP yêu cầu Công ty Cổ phần điện gió Khe Sanh khẩn trương giải quyết dứt điểm vướng mắc, hạn chậm nhất là ngày 19/7/2021. Giấy trắng mực đen thể hiện rành rành nhưng thực tế chẳng mảy may xê dịch, điều này khiến dư luận không khỏi xôn xao.
Được biết tổng diện tích đất cần thu hồi để triển khai dự án Amaccao Quảng Trị 1 là 221.000 m2, tỉnh mới ban hành Quyết định cho thuê đất đối với 97.716 m2, nghiễm nhiên số còn lại (123.284 m2) chưa đủ điều kiện để làm. Với việc chưa có nổi ½ quỹ đất, không hiểu Nhà đầu tư dựa vào đâu để có thể tự tin sẽ hoàn thành theo đúng cam kết về đích trước ngày 1/11/2021, thời điểm kịp hưởng giá FIT ưu đãi.
Dù thi công bất chấp khi chưa đủ điều kiện nhưng tiến độ của dự án Amaccao Quảng Trị 1 vẫn rất ì ạch. Ảnh: Công Điền.
Trở lại với diễn biến chính, đàng rằng chưa hoàn thiện xong công tác GPMB nhưng thực chất Chủ đầu tư dự án Amaccao Quảng Trị 1 vẫn ngang nhiên triển khai như không. Bất chấp “vượt rào” về hành lang pháp lý là thế nhưng tiến độ chung chẳng lấy làm mừng, thống kê sơ bộ dự án này mới xây dựng được 4/12 tua-bin, trong đó 2 tua-bin mới lắp xong cánh quạt, các hạng mục khác như móng trụ, dựng cột… vẫn đang cấp tập hoàn thiện.
Dự án điện gió Amaccao Quảng Trị 1 có công suất dự kiến 49,2 MW. Quy mô xây dựng gồm 12 trụ tua-bin gió; lưới cáp ngầm 35kV, dài 6km liên kết các tua bin; trạm biến áp nâng áp 35/220kV; đường dây 220 kV… địa điểm thực hiện trải dài qua các xã Tân Liên, Húc, Hướng Lộc và thị trấn Khe Sanh với tổng diện tích trên 22 ha. Tổng kinh phí đầu tư dự án lên đến 2.000 tỷ đồng, dù vậy trên thực tế chủ đầu tư chỉ góp 400 tỷ, chiếm khoảng 20%, số còn lại bắt buộc phải huy động từ tổ chức tín dụng. |
Cà Mau tích cực ngăn chặn các hành vi đánh bắt hải sản trái phép
Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Cà Mau đã xử lý 176 vụ tàu cá vi phạm IUU (Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định).
Xử lý nghiêm tình trạng nhập khẩu cá tầm lai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xử lý nghiêm tình trạng nhập lậu cá tầm. Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu các cơ quan chức năng thuộc Bộ cần tìm ra chính xác những lô, những cá thể cá tầm lai nhập khẩu
'Bẫy lừa' doanh nghiệp xuất khẩu
Lợi dụng việc doanh nghiệp (DN) Việt xuất khẩu còn để xảy ra sơ hở, nhiều đối tượng ở nước ngoài đã lừa đảo chiếm đoạt hàng và tiền. Các đối tượng ở nước ngoài vòng vo tạo ra bẫy lừa khá tinh vi nên nhiều DN đã thành nạn nhân và bị thiệt hại lớn.
Lâm Đồng: Lập biên bản vụ ly cà phê 'đắt nhất Việt Nam'
Ngày 12/4, Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) gồm đại diện Phòng Tư pháp, Chi cục Thuế và Công an phường Lộc Tiến đã kiểm tra quán Photo And Bike Coffee ở địa chỉ số 1037 đường Trần Phú.
Hà Nội: Không nương tay với vi phạm an toàn thực phẩm
Quý I/2022 là giai đoạn cao điểm bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), đặc biệt là thời gian trước, trong và sau Tết nguyên đán Nhâm Dần
Cảnh báo lừa đảo trong xuất khẩu sang Nigeria
Doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng sang thị trường Nigeria nói riêng và khu vực Tây Phi cần cẩn trọng với hiện tượng lừa đảo núp bóng dưới nhiều hình thức.
Phát hiện 350kg cá ngựa nhập lậu
Lực lượng Hải quan vừa phát hiện một lượng lớn cá ngựa nhập khẩu trái phép được ngụy trang cất giấu trong đáy container.
Yến sào Phú Yên bị làm giả
Theo phản ánh của nhiều người dân, thời gian gần đây, sản phẩm yến vụn Phú Yên đang được rao bán trên mạng xã hội với mức giá rất thấp so với giá trị thật, có nhiều dấu hiệu bị làm giả.
Tôm hùm 'giải cứu' ồ ạt bán đầy chợ mạng, giá chưa đến 200.000 đồng/kg
Lấy lí do cấm biên, nhiều gian thương đang quảng cáo bán tôm hùm với mức giá rẻ chưa từng có chỉ 199.000 đồng/kg.
Xử phạt 53 doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất phân bón kém chất lượng
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) vừa xử phạt vi phạm hành chính 92 DN, hộ kinh doanh cá thể nhập khẩu, sản xuất, bán phân bón kém chất lượng.
Bình luận