Bảo vệ sâm Ngọc Linh trước việc các thương lái mua bán sâm giả
Ngày 20.12, ông Lê Ngọc Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết, vừa yêu cầu các sở ngành, Công an, Ban chỉ đạo 389 tỉnh có những động thái mạnh mẽ để bảo vệ giá trị, thương hiệu sâm Ngọc Linh.

Một cây sâm Ngọc Linh trưởng thành trên núi. Ảnh T.T
Cứ vào dịp cuối năm, nạn hàng gian, hàng giả lộng hành, nhiều “gian thương” tìm cách đưa củ tam thất bắc giống củ sâm, trà trộn vào Kon Tum để chào bán kiếm lợi nhuận bất chính.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Công an, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Cục Quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ đối với việc sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, buôn bán sâm Ngọc Linh không rõ nguồn gốc xuất sứ.
Các thương lái mua bán sâm Ngọc Linh không đảm bảo chất lượng, có dấu hiệu mua gian bán lận trong trường hợp vi phạm đến mức phải xử lý hình sự thì chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra để xem xét, xử lý theo pháp luật.

Củ tam thất giả sâm Ngọc Linh. Ảnh T.T
UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ giám sát việc sử dụng và khai thác chỉ dẫn địa lý sâm “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ. Đơn vị phải cắt cử nhân viên, cán bộ đi kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng logo và tem chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh”, nhãn hiệu chứng nhận sâm Ngọc Linh Kon Tum trong hoạt động thương mại sản phẩm sâm củ. Việc này sẽ được báo cáo kết quả cho UBND tỉnh theo định kỳ.
“Tỉnh đã đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật tư, hóa chất... để phân tích ADN sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác (tách chiết, nhân bản, kiểm tra, định lượng ADN). Hoạt động này nhằm phục vụ giám định, kiểm định sâm Ngọc Linh thật và giả, phân tích hàm lượng Saponin và các hoạt chất sinh học khác trong sâm Ngọc Linh”, ông Lê Ngọc Tuấn cho hay.
Để mở rộng diện tích trồng loài cây được gọi là “quốc bảo” này, năm 2022, tỉnh Kon Tum giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị quỹ đất phù hợp, cung ứng giống sâm có nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng rõ ràng phục vụ cho việc trồng Sâm Ngọc Linh theo kế hoạch.
Được biết, năm 2021, Công ty Cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum đã trồng hơn 1 triệu cây sâm trên rừng tự nhiên. Trong chuyến thăm vùng đất thuốc huyện Tu Mơ Rông mới đây, ông Dương Văn Trang – Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum cho biết: “Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng mà xã khác, tỉnh thành khác trên cả nước không ai có để trồng cây sâm Ngọc Linh. Giá mỗi kg sâm củ trên 7 năm tuổi có giá bán trên thị trường hàng trăm triệu đồng. Vì thế việc chính quyền mở rộng diện tích trồng cây sâm, đưa người nông dân vào liên kết cùng trồng sâm, chia đều lợi nhuận với doanh nghiệp là hướng thoát nghèo bền vững nhất”.
Thế nhưng việc bảo vệ "giá trị thật" của sâm Ngọc Linh gặp nhiều khó khăn, nhất là khi các thương lái mua củ tam thất bắc có bề ngoài nhìn giống như củ sâm Ngọc Linh để trà trộn vào thị trường, bán kiếm lời.
Các thương lái cũng âm thầm vào các làng đồng bào người dân tộc thiểu số để bán giống sâm rẻ, giống không đảm bảo nguồn gốc. Tỉnh Kon Tum yêu cầu Công an khởi tố hình sự, mạnh tay với “gian thương” buôn bán sâm Ngọc Linh giả để lừa đảo khách hàng.
Nguồn: Theo báo Lao động

Cà Mau tích cực ngăn chặn các hành vi đánh bắt hải sản trái phép
Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Cà Mau đã xử lý 176 vụ tàu cá vi phạm IUU (Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định).
Xử lý nghiêm tình trạng nhập khẩu cá tầm lai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xử lý nghiêm tình trạng nhập lậu cá tầm. Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu các cơ quan chức năng thuộc Bộ cần tìm ra chính xác những lô, những cá thể cá tầm lai nhập khẩu
'Bẫy lừa' doanh nghiệp xuất khẩu
Lợi dụng việc doanh nghiệp (DN) Việt xuất khẩu còn để xảy ra sơ hở, nhiều đối tượng ở nước ngoài đã lừa đảo chiếm đoạt hàng và tiền. Các đối tượng ở nước ngoài vòng vo tạo ra bẫy lừa khá tinh vi nên nhiều DN đã thành nạn nhân và bị thiệt hại lớn.
Lâm Đồng: Lập biên bản vụ ly cà phê 'đắt nhất Việt Nam'
Ngày 12/4, Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) gồm đại diện Phòng Tư pháp, Chi cục Thuế và Công an phường Lộc Tiến đã kiểm tra quán Photo And Bike Coffee ở địa chỉ số 1037 đường Trần Phú.
Hà Nội: Không nương tay với vi phạm an toàn thực phẩm
Quý I/2022 là giai đoạn cao điểm bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), đặc biệt là thời gian trước, trong và sau Tết nguyên đán Nhâm Dần
Cảnh báo lừa đảo trong xuất khẩu sang Nigeria
Doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng sang thị trường Nigeria nói riêng và khu vực Tây Phi cần cẩn trọng với hiện tượng lừa đảo núp bóng dưới nhiều hình thức.
Phát hiện 350kg cá ngựa nhập lậu
Lực lượng Hải quan vừa phát hiện một lượng lớn cá ngựa nhập khẩu trái phép được ngụy trang cất giấu trong đáy container.
Yến sào Phú Yên bị làm giả
Theo phản ánh của nhiều người dân, thời gian gần đây, sản phẩm yến vụn Phú Yên đang được rao bán trên mạng xã hội với mức giá rất thấp so với giá trị thật, có nhiều dấu hiệu bị làm giả.
Tôm hùm 'giải cứu' ồ ạt bán đầy chợ mạng, giá chưa đến 200.000 đồng/kg
Lấy lí do cấm biên, nhiều gian thương đang quảng cáo bán tôm hùm với mức giá rẻ chưa từng có chỉ 199.000 đồng/kg.
Xử phạt 53 doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất phân bón kém chất lượng
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) vừa xử phạt vi phạm hành chính 92 DN, hộ kinh doanh cá thể nhập khẩu, sản xuất, bán phân bón kém chất lượng.
Bình luận