Cuối năm 2021 chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản vùng biển nước ngoài

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp trực tuyến về chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC, đầu tháng 9, các ban, bộ, ngành và 28 địa phương ven biển đã quyết liệt vào cuộc

anh_1-1635936056310.jpeg

Vận chuyển cá ngừ đại dương tại cảng cá Tam Quan, thị trấn Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong triển khai các giải pháp chống khai thác IUU và đã đạt được một số kết quả khả quan: Công tác lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS) đã có tiến bộ; tính đến nay tổng số tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị VMS và có tín hiệu trên hệ thống giám sát hành trình tàu cá là 27.716/30.501 tàu cá (đạt 90,87%), tăng 0,61%. Các tỉnh đã thực hiện có kết quả hơn so với trước là Quảng Ninh (đạt 98,9%), Hà Tĩnh (đạt hơn 80%), đặc biệt Thanh Hóa trong thời gian ngắn đã hoàn thành 100% việc lắp đặt VMS.

Tính đến tháng 4, Thanh Hóa mới có 590 tàu cá dài từ 15m trở lên lắp VMS, đạt 46%, nhưng chỉ trong nửa năm, đặc biệt sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp đầu tháng 9, đến nay toàn tỉnh đã có 1.110 tàu cá đủ điều kiện đánh bắt xa bờ, đã lắp thiết bị VMS, đạt tỷ lệ 100%, thuộc tốp đầu toàn quốc. HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII thông qua Nghị quyết về việc ban hành cơ chế, hỗ trợ 10 triệu đồng cho tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp tàu có chiều dài từ 15m trở lên đăng ký tại tỉnh Thanh Hóa mua, lắp, kích hoạt thiết bị VMS... Ngân sách tỉnh còn hỗ trợ phí thuê bao lắp thiết bị VMS theo hóa đơn thực tế, không quá 300 nghìn đồng/tháng/tàu cá.  

Đáng lưu ý, tình hình tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử lý giảm đáng kể: trong tháng 9/2021 xảy ra 2 vụ, 3 tàu với 26 ngư dân bị Malaysia bắt giữ. Từ đầu tháng 10 đến nay chưa phát hiện vụ việc nào bị nước ngoài bắt giữ. Toàn bộ 28 địa phương ven biển đã tăng cường công tác chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan thực hiện việc kiểm soát tàu cá ra vào cảng, lao động trên tàu cá, kiểm soát sản lượng thủy sản qua cảng, truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác đúng theo quy định và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu cho nhiệm vụ gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC như: chưa ngăn chặn, chấm dứt triệt để tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài; tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, đặc biệt là tỉnh Kiên Giang chưa có chuyển biến. Chưa hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, một số tỉnh có tỷ lệ lắp đặt thiết bị VMS còn thấp như Quảng Trị, Trà Vinh…

Việc triển khai Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng còn chậm; mới chỉ tập trung làm tốt công tác kiểm dịch; việc thanh kiểm tra để kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam là sản phẩm hợp pháp chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác phối hợp giữa các bộ, ngành và 28 tỉnh ven biển trong triển khai các biện pháp để xử lý, xử phạt hành vi khai thác IUU; đặc biệt là công tác điều tra, xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài chưa đồng bộ, chặt chẽ, kịp thời. Lãnh đạo một số địa phương vẫn còn chủ quan, chưa quan tâm đúng mức nhiệm vụ chống khai thác IUU về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, bố trí nguồn lực, thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến chuyển biến chậm.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy Sản Trần Đình Luân cho biết: “Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đến hết năm 2021 phải ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài; trong đó tập trung thực hiện các giải pháp: Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra vào cảng theo đúng quy định pháp luật thủy sản; tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các vùng biển chồng lấn, tranh chấp, ranh giới vùng biển giữa Việt Nam và các nước. Giám sát chặt chẽ tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá, trao đổi thông tin kịp thời giữa các lực lượng thực thi pháp luật để ngăn chặn, xử lý kịp thời tàu cá có dấu hiệu vi phạm”.

Tập trung điều tra, xử lý, xử phạt dứt điểm hành vi cố tình hoặc các tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý hoặc do lực lượng chức năng trong nước phát hiện, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, răn đe, giáo dục.

Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng của các bộ, ngành và 28 tỉnh ven biển bảo đảm thực hiện triệt để, đồng bộ, thống nhất trong công tác điều tra, xử lý, xử phạt các hành vi khai thác IUU theo quy định của pháp luật, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế phối hợp liên ngành trong trao đổi, xử lý thông tin nhằm ngăn chặn, chấm dứt tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU; nhất là ở cấp xã, phường trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ pháp luật, Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; kịp thời động viên, khen thưởng tấm gương điển hình và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân thiếu tinh thần, trách nhiệm để xảy ra sai phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao về chống khai thác IUU.

Ngày 27/10, tại cuộc họp trực tuyến giữa Tổng cục thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và EC, lãnh đạo Tổng cục thủy sản cho biết phía EC đã lắng nghe báo cáo của Việt Nam và ghi nhận những nỗ lực của của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương liên quan trong triển khai các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng tàu cá vi phạm về hoạt động đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.

 

Nguồn: Theo báo Nhân dân

Bình luận

Cà Mau tích cực ngăn chặn các hành vi đánh bắt hải sản trái phép

Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Cà Mau đã xử lý 176 vụ tàu cá vi phạm IUU (Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định).

Xử lý nghiêm tình trạng nhập khẩu cá tầm lai

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xử lý nghiêm tình trạng nhập lậu cá tầm. Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu các cơ quan chức năng thuộc Bộ cần tìm ra chính xác những lô, những cá thể cá tầm lai nhập khẩu

'Bẫy lừa' doanh nghiệp xuất khẩu

Lợi dụng việc doanh nghiệp (DN) Việt xuất khẩu còn để xảy ra sơ hở, nhiều đối tượng ở nước ngoài đã lừa đảo chiếm đoạt hàng và tiền. Các đối tượng ở nước ngoài vòng vo tạo ra bẫy lừa khá tinh vi nên nhiều DN đã thành nạn nhân và bị thiệt hại lớn.

Lâm Đồng: Lập biên bản vụ ly cà phê 'đắt nhất Việt Nam'

Ngày 12/4, Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) gồm đại diện Phòng Tư pháp, Chi cục Thuế và Công an phường Lộc Tiến đã kiểm tra quán Photo And Bike Coffee ở địa chỉ số 1037 đường Trần Phú.

Hà Nội: Không nương tay với vi phạm an toàn thực phẩm

Quý I/2022 là giai đoạn cao điểm bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), đặc biệt là thời gian trước, trong và sau Tết nguyên đán Nhâm Dần

Cảnh báo lừa đảo trong xuất khẩu sang Nigeria

Doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng sang thị trường Nigeria nói riêng và khu vực Tây Phi cần cẩn trọng với hiện tượng lừa đảo núp bóng dưới nhiều hình thức.

Phát hiện 350kg cá ngựa nhập lậu

Lực lượng Hải quan vừa phát hiện một lượng lớn cá ngựa nhập khẩu trái phép được ngụy trang cất giấu trong đáy container.

Yến sào Phú Yên bị làm giả

Theo phản ánh của nhiều người dân, thời gian gần đây, sản phẩm yến vụn Phú Yên đang được rao bán trên mạng xã hội với mức giá rất thấp so với giá trị thật, có nhiều dấu hiệu bị làm giả.

Tôm hùm 'giải cứu' ồ ạt bán đầy chợ mạng, giá chưa đến 200.000 đồng/kg

Lấy lí do cấm biên, nhiều gian thương đang quảng cáo bán tôm hùm với mức giá rẻ chưa từng có chỉ 199.000 đồng/kg.

Xử phạt 53 doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất phân bón kém chất lượng

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) vừa xử phạt vi phạm hành chính 92 DN, hộ kinh doanh cá thể nhập khẩu, sản xuất, bán phân bón kém chất lượng.