Điều tiếng tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Hưng Nguyên

Quá trình hoạt động của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Hưng Nguyên xảy ra muôn vàn điều tiếng trong đó “dấu ấn” của bà Giám đốc Lê Thị Dung đặc biệt rõ nét.

watermark_img_20210630_110625-1213_20210630_335-161442.jpeg

Trái ngược với những hình ảnh này, trên thực tế nội bộ tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hưng Nguyên chưa lúc nào yên ả.

Chân dung nữ Giám đốc "nhặt bánh vụn"!
Đơn thư phản ánh được phát đi tới tấp trong những năm qua cho thấy nội tình tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Hưng Nguyên chưa lúc nào yên ả.

Hậu trường rối như canh hẹ đã đành, đến quá trình hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ cũng gây nên “tiếng vang” lớn với hàng loạt bê bối lớn nhỏ. Chứng kiến cảnh bão tố nổ ra không ngớt, nhiều luồng ý kiến đánh giá đơn vị này nhốn nháo chẳng khác nào một cái chợ phiên và bà Giám đốc Lê Thị Dung là tác nhân chính.

watermark_20210630_111600-1213_20210630_295-161443.jpeg

Sau nhiều năm, tỉnh Nghệ An vẫn chưa thể xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hưng Nguyên. Ảnh: Việt Khánh. 

Theo ghi nhận của PV, ngày 19/10/2018 Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên đã ban hành Quyết định số 1039/QĐ-UBND về việc thụ lý, giải quyết tố cáo bà Lê Thị Dung. Dựa trên kết quả xác minh của Đoàn kiểm tra, huyện đã đi đến kết luận như sau:

Trong quá trình tổ chức thực hiện theo dõi thi đua năm học 2017 – 2018 bà Lê Thị Dung đã không chỉ đạo thực hiện tổng hợp các nội dung đã theo dõi tại sổ trực của Ban Giám hiệu, của giáo viên trực hàng tuần, hàng tháng và một số tháng không thông qua tại các cuộc họp hội đồng giáo viên của Trung tâm. Điều này không đúng theo Quy định tại Điều 4 Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 9/1/2015 và Quy chế nội bộ năm học 2017 – 2018.

Đoàn xác minh cũng khẳng định, bà Giám đốc Trung tâm, kiêm Bí thư Chi bộ được hưởng số tiết kiêm nhiệm là không đúng quy định (áp dụng tại Điều 9, Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 23/6/2017 của Bộ GD-ĐT); việc bố trí bà Lê Thị Dung, nghỉ 3 buổi chiều là không phù hợp với quy định làm việc 40 giờ/tuần, bà Dung trực thay cho ông Nguyễn Văn Chương (Phó Giám đốc Trung tâm) khi ông này theo học Trung cấp Chính trị, về sau được quy đổi thành 85,5 tiết để tính chế độ thừa tiết là không phù hợp.

Nội dung tiếp theo liên quan đến việc bà Lê Thị Dung thực hiện việc tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2018 – 2019 không đúng chỉ tiêu được giao, kết luận của UBND huyện Hưng Nguyên khẳng định tố cáo trên là chính xác.

Chi tiết hơn, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện đã tổ chức tuyển sinh mới 144 học viên vào lớp 10, bố trí thành 3 lớp, tăng 1 lớp và tăng 54 học viên so với chỉ tiêu được giao tại Quyết định số 746/QĐ-UBND ngày 25/7/2018 của UBND huyện Hưng Nguyên cũng như Công văn số 1399/SGS&ĐT-KHTC ngày 23/7/2018 của Sở GD-ĐT Nghệ An về việc thông báo chỉ tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục năm học 2018-2019.

watermark_20210630_111622-1-1213_20210630_689-161445.jpeg

Cá nhân bà Lê Thị Dung phải nhận hình thức kỷ luật khiển trách của UBND huyện Hưng Nguyên.

Ngót nghét giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hưng Nguyên suốt 2 nhiệm kỳ (từ năm 2012), với bề dày “thành tích” như trên bà Lê Thị Dung phải nhận hình thức kỷ luật khiển trách của UBND huyện Hưng Nguyên (Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 15/5/2019).

Tố ngược nguyên Chủ tịch huyện
Thời điểm đương chức Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên, ông Ngô Phú Hàn đã trực tiếp đưa ra nhiều ý kiến chỉ đạo liên quan đến Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hưng Nguyên cũng như đích đanh bà Giám đốc Lê Thị Dung.

Không hiểu có phải do “tư thù cá nhân” hay không, sau khi về hưu không bao lâu ông Hàn lập tức nhận ngay đơn thư tố cáo từ chính bà này. Sự việc tưởng chừng giản đơn nhưng các cấp chính quyền đang bối rối trong cách xử trí, động thái chậm trễ nói trên đang kéo theo hàng loạt vấn đề nảy sinh.

Đến đây xin nói thêm về quá trình công tác “đầy rẫy tai tiếng” của bà Lê Thị Dung. Trên thực tế ngoài Quyết định kỷ luật khiển trách, bà này còn bị Ban Thường vụ Huyện ủy Hưng Nguyên xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ Công tác Đảng trong 2 năm liên tiếp (2019 và 2020). Về chuyên môn cũng tương tự (năm 2018 – 2019 xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ)…

watermark_20210630_120936-1213_20210630_657-161446.jpeg

Sở dĩ bà Lê Thị Dung vẫn "chắc chân" Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hưng Nguyên bất chấp hàng loạt vấn đề là do được áp dụng bảo vệ vị trí công tác đối với... người tố cáo.

Số đông dư luận và chính những người trong cuộc thắc mắc, tại sao một người vướng nhiều thị phi, uy tín xuống thấp đến thế lại vững vàng trên chiếc ghế Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hưng Nguyên. 

Liên quan đến nội dung tố cáo ông Ngô Phú Hàn, ngày 2/10/2020 UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 3420/QĐ-UBND “Tạm đình chỉ giải quyết tố cáo” với lý do: Chờ kết quả giám định các tài liệu (files ghi âm) do người tố cáo cung cấp. Thời gian tạm đình chỉ không tính vào thời hạn giải quyết tố cáo.

Theo dòng sự kiện, xét báo cáo, tham mưu của Thanh tra tỉnh, ngày 2/12/2020 tỉnh Nghệ An lại ra tiếp Văn bản số 8489/UBND-BTD về việc “áp dụng biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo”. Nội dung nêu rõ: Không thực hiện việc điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí việc làm, phân công công việc khác đối với bà Lê Thị Dung trong thời gian được bảo vệ.

Như chiếc “kim bài miễn tử”, bám vào đây Bà Lê Thị Dung vẫn xây chắc chiếc ghế Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hưng Nguyên bất chấp cả núi điều tiếng trong quá khứ.

 

Bình luận

Cà Mau tích cực ngăn chặn các hành vi đánh bắt hải sản trái phép

Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Cà Mau đã xử lý 176 vụ tàu cá vi phạm IUU (Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định).

Xử lý nghiêm tình trạng nhập khẩu cá tầm lai

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xử lý nghiêm tình trạng nhập lậu cá tầm. Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu các cơ quan chức năng thuộc Bộ cần tìm ra chính xác những lô, những cá thể cá tầm lai nhập khẩu

'Bẫy lừa' doanh nghiệp xuất khẩu

Lợi dụng việc doanh nghiệp (DN) Việt xuất khẩu còn để xảy ra sơ hở, nhiều đối tượng ở nước ngoài đã lừa đảo chiếm đoạt hàng và tiền. Các đối tượng ở nước ngoài vòng vo tạo ra bẫy lừa khá tinh vi nên nhiều DN đã thành nạn nhân và bị thiệt hại lớn.

Lâm Đồng: Lập biên bản vụ ly cà phê 'đắt nhất Việt Nam'

Ngày 12/4, Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) gồm đại diện Phòng Tư pháp, Chi cục Thuế và Công an phường Lộc Tiến đã kiểm tra quán Photo And Bike Coffee ở địa chỉ số 1037 đường Trần Phú.

Hà Nội: Không nương tay với vi phạm an toàn thực phẩm

Quý I/2022 là giai đoạn cao điểm bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), đặc biệt là thời gian trước, trong và sau Tết nguyên đán Nhâm Dần

Cảnh báo lừa đảo trong xuất khẩu sang Nigeria

Doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng sang thị trường Nigeria nói riêng và khu vực Tây Phi cần cẩn trọng với hiện tượng lừa đảo núp bóng dưới nhiều hình thức.

Phát hiện 350kg cá ngựa nhập lậu

Lực lượng Hải quan vừa phát hiện một lượng lớn cá ngựa nhập khẩu trái phép được ngụy trang cất giấu trong đáy container.

Yến sào Phú Yên bị làm giả

Theo phản ánh của nhiều người dân, thời gian gần đây, sản phẩm yến vụn Phú Yên đang được rao bán trên mạng xã hội với mức giá rất thấp so với giá trị thật, có nhiều dấu hiệu bị làm giả.

Tôm hùm 'giải cứu' ồ ạt bán đầy chợ mạng, giá chưa đến 200.000 đồng/kg

Lấy lí do cấm biên, nhiều gian thương đang quảng cáo bán tôm hùm với mức giá rẻ chưa từng có chỉ 199.000 đồng/kg.

Xử phạt 53 doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất phân bón kém chất lượng

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) vừa xử phạt vi phạm hành chính 92 DN, hộ kinh doanh cá thể nhập khẩu, sản xuất, bán phân bón kém chất lượng.