Gáo trắng, cây lâm nghiệp tiềm năng của Tuyên Quang

Cây gáo trắng đang là cây trồng tiềm năng để thúc đẩy ngành kinh tế lâm nghiệp vốn được xem là thế mạnh nổi bật của tỉnh Tuyên Quang.

z2546383152483_24e356531bc9903554ea78642497d79a-170700_94.jpg

Cây gáo trắng đang được nghiên cứu và đưa vào trồng thử nghiệm tại đất rừng ở Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Cây gáo trắng được đưa vào trồng thử nghiệm đi đôi với nghiên cứu do Sở KH-CN tỉnh Tuyên Quang triển khai thực hiện đề tài: Nghiên cứu nhân giống bằng hạt và thử nghiệm trồng rừng theo hướng tập trung cây gáo trắng bản địa (Neolamarckia cadamba). Giai đoạn 1 thực hiện đề tài từ tháng 1/2020 đến 12/2021.

Để nghiên cứu tiềm năng sinh trưởng và khả năng thích nghi của cây gáo trắng, Sở KH-CN tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Công ty TNHH Lâm nghiệp Tuyên Bình tổ chức gieo ươm tại vườn ươm của công ty 52.000 cây giống từ hạt xuất vườn, kết quả có 50.000 cây sống và phát triển. Trong số này có 14.800 cây phục vụ thử nghiệm trồng rừng tập trung của đề tài; 35.200 cây cung cấp ra thị trường.

Ông Bùi Thu Thủy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Tuyên Bình cho biết, công ty đã tổ chức trồng khảo nghiệm tập trung 9 ha cây gáo trắng ở hai mật độ, gồm 5,5 ha mật độ 1.600 cây/ha và 3,5 ha mật độ 1.330 cây/ha. Địa điểm thực hiện trồng tại các lô của Đội lâm nghiệp Doàng, xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Đây cũng là địa phương có mật độ cây gáo trắng sinh trưởng và phát triển khá lớn trong tự nhiên.

z2540012104357_b01abe8f41906dfd460c44cfd0cab213-170805_540.jpg

Sau hơn 1 năm trồng, cây gáo trắng phát triển tương đối tốt với chiều cao trung bình từ 2 đến 3m. Ảnh: Đào Thanh.

Kết quả, sau hơn 1 năm trồng thử nghiệm, tại mô hình mật độ 1.600 cây/ha, cây sinh trưởng phát triển tốt; đường kính gốc bình quân đạt 4,5 cm; chiều cao vút ngọn bình quân đạt 2,5m. Tại mô hình mật độ 1.330 cây/ha, cây sinh trưởng phát triển tốt. Đường kính gốc bình quân đạt 5,0 cm; chiều cao vút ngọn bình quân đạt 2,3 m.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu cũng gặp một số khó khăn nhất định như: Hạt để gieo ươm cây gáo trắng quá nhỏ, khi cây trong giai đoạn nẩy mầm thường rất yếu nên phải che chắn tốt nếu không sẽ rất dễ chết yểu. Điều kiện lý tưởng nhất để loài cây này phát triển là trên vùng đất có độ ẩm tốt, những diện tích đất khô cằn cây trồng chậm phát triển...

So với cây keo, loài cây đang được trồng phổ biến trên đất rừng Tuyên Quang thì cây gáo trắng có thời gian sinh trưởng, phát triển và cho thu hoạch là 6 đến 8 năm, tương đương với cây keo. Cây gáo trắng có thân thẳng đứng, gỗ vàng nhạt kết cấu đều, sợi thô và dài, không có mùi vị đặc trưng, dễ chế biến, khô nhanh, không dễ nứt, tính năng bám sơn tốt. Gỗ gáo dùng để sản xuất đồ gia dụng, thùng xe, trang trí kiến trúc, là nguyên liệu tốt để làm ván sợi nhân tạo, ván MDF, bột giấy...

z2540012074704_7a26a1e3496e95115b806fcf070e8891-170908_192.jpg

Cây gáo tráng đang là cây trồng có nhiều tiềm năng đưa vào trồng đại trà tại các cánh rừng của tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Nguyễn Đại Thành, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Tuyên Quang cho biết, việc nghiên cứu mô hình trồng rừng theo hướng tập trung đối với loài cây gáo trắng bản địa nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, đề xuất biện pháp kỹ thuật để áp dụng sản xuất đại trà.

Mô hình triển khai thành công sẽ giúp bổ sung cơ cấu trồng rừng cây bản địa, gỗ lớn, có triển vọng đem lại hiệu quả kinh tế cao phục vụ trồng rừng sản xuất tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tuyên Bình và khu vực lân cận; chủ động nguồn giống phục vụ sản xuất, kinh doanh, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cây giống.

Sản phẩm cây gáo trắng giống và gỗ sẽ được tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài tỉnh, đáp ứng nhu cầu gỗ chế biến cho các công ty như: Công ty Cổ phần giấy An Hòa, Công ty Woodland, cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh, các xưởng gỗ ván bóc...

Tỉnh Tuyên Quang là địa phương có tỷ lệ che phủ rừng đứng thứ 3 cả nước. Cùng với diện tích rừng tự nhiên, toàn tỉnh có trên 140.700 ha diện tích rừng trồng gỗ nguyên liệu, chủ yếu là cây keo, bạch đàn.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, do trồng và khai thác trong nhiều chu kỳ liên tiếp nên một số diện tích rừng keo của tỉnh xuất hiện tình trạng nấm bệnh. Việc nghiên cứu thành công giống cây gáo trắng sẽ mở ra lựa chọn cho người trồng rừng loài cây trồng mới để đảo chu kỳ thay thế diện tích rừng đã thâm canh cây keo, bạch đàn quá lâu. 

Bình luận

Xây dựng nguồn nguyên liệu gỗ bền vững phục vụ xuất khẩu

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu thì nhu cầu nguyên liệu gỗ cũng tăng cao. Gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu nguyên liệu nhưng tỷ trọng gỗ rừng trồng đi vào chế biến đồ gỗ chỉ chiếm từ 30-40%

Phát triển vùng nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ đến hồi bức thiết

Những năm qua, nguồn cung gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu bị đứt gãy, phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng đã đến lúc phải quyết liệt thực hiện.

Cần cách nhìn đúng về giá trị cây keo

Việc phát triển cây keo một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch, sử dụng giống không phù hợp, canh tác không bền vững... dẫn tới nhận thức sai lệch về vai trò của cây keo.

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Nhiều năm trở lại đây, ngành gỗ là một trong những ngành luôn dẫn đầu về giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự phát triển của các doanh nghiệp lĩnh vực này vẫn còn tự phát, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế

Rừng ngập mặn là vũ khí chống biến đổi khí hậu

Ngài Gareth Ward, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam đánh giá cao tiềm năng của rừng ngập mặn.

Cả nước còn hơn 1,2 triệu héc ta đất chưa sử dụng

Ngày 2-3, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ban hành Quyết định số 387/QĐ-BTNMT về phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020.

Đắk Nông chi hơn 1,7 tỷ đồng mua cây giống trồng rừng

Các huyện, xã, phường, thị trấn đồng loạt tổ chức ra quân trồng cây xanh, gắn với các hoạt động chuẩn bị mùa trồng rừng năm 2022, phấn đấu trồng hơn 1.650ha rừng các loại.

Tìm giải pháp tiêu thụ gỗ rừng trồng FSC ở Bắc Kạn

Năm 2018, hàng trăm hộ dân ở huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) ký hợp đồng với Công ty cổ phần Woodsland-Việt Nam thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ sản phẩm gỗ có kiểm soát (FSC) trên diện tích hơn 920 ha rừng keo.

Đâu là bí quyết giúp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam lập kỷ lục chưa từng có?

Đầu xuân Nhâm Dần, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), cho biết, trong giai đoạn tới, ngành lâm nghiệp sẽ chú trọng nâng cao chất lượng rừng, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Tín chỉ các bon thúc đẩy chuyển hướng nền kinh tế xanh

Chương trình giảm phát thải của Việt Nam sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung quan trọng để đầu tư vào rừng, tạo ra thu nhập cho các chủ rừng, phát triển bền vững.