Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng

Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

Áp dụng phương pháp nuôi và thu sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống một số loài cá biển, anh Điền Văn Tý ở thôn 5, xã Long sơn, TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia. 

c3.png

Anh Điền Văn Tý cho cá bột ăn luân trùng. Ảnh: Hoàng Trọng.

Được người bạn chuyên nuôi thương phẩm cá lồng bè giới thiệu, tôi đến gặp anh Tý, phụ trách kỹ thuật nuôi và thu sinh khối luân trùng nước mặn làm thức ăn cho cá biển tại cơ sở sản xuất cá giống ở thôn 5, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Anh Tý cho biết: Cơ sở chuyên sản xuất các loại cá giống như cá chẽm, cá mú, cá bớp theo phương pháp ương hai giai đoạn.

Giai đoạn một ương trong ao lót bạt từ khi cá sử dụng thức ăn ngoài đến ngày thứ 21, giai đoạn hai ương trong bể nhựa tròn từ ngày thứ 22 đến khi cá đúng cỡ xuất bán. Trước đây, quy trình ương cá chủ yếu dùng ấu trùng Artemia làm thức ăn.

Từ năm 2019 đến nay, giá trứng Artemia luôn có xu hướng tăng, trong khi giá cá giống bán ra không tăng, thậm chí còn giảm, sản xuất không có lãi. Để giảm chi phí đầu vào, cơ sở đã tìm hiểu và tham khảo tài liệu, học hỏi kinh nghiệm và biết được luân trùng nước mặn có kích thước tương đồng với ấu trùng Artemia, sống lơ lửng và có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh trong các ao đầm nước lợ, phù hợp làm thức ăn trong sản xuất cá giống. Theo đó, cơ sở đã sử dụng phần đất trống đào ao, lót bạt bờ và đáy nuôi thu sinh khối luân trùng nước mặn làm thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

c2.png

Anh Tý thu sinh khối luân trùng. Ảnh: Hoàng Trọng.

Theo anh Tý, để có luân trùng nước mặn làm thức ăn thay thế Artemia trong ương cá biển, cần có 2 ao nuôi. Một ao nuôi luân trùng kích thước nhỏ cho giai đoạn cá 10 ngày đầu và một ao nuôi luân trùng có kích thước lớn hơn cho giai đoạn cá từ ngày thứ 11 đến khi cá biết sử dụng thức ăn công nghiệp.


Mỗi ao có diện tích 1.500m2. Trước khi nuôi, ao được vệ sinh, khử trùng bằng nước Chlorine, phơi khô. Đối với ao nuôi luân trùng nhỏ, sau khi bơm nước biển vào đầy ao, sử dụng khoảng 500kg phân gà đổ xuống một góc ao. Sau 3 ngày, dùng máy quạt đảo nước nhằm tăng hàm lượng oxy, kích thích sinh vật phù du (động vật phù du và thực vật phù du) phát triển, phân tán đều giữa các tầng nước ao.

Khi thấy nước ao có màu khuê tảo đậm, dùng lưới phiêu sinh có kích thước mắt lưới 100 µm vợt kiểm tra đánh giá sinh khối ấu trùng. Định kỳ bổ sung lượng phân gà để duy trì sự phát triển của ấu trùng nhằm đáp ứng đủ lượng sinh khối làm thức ăn cho việc ương cá. Đối với ao nuôi luân trùng có kích thước lớn hơn, hàng ngày bổ sung thêm 3 - 5kg cám gạo và bột cá ủ men EM, sau đó hòa với nước tạt đều mặt ao.

c1.png

Anh Tý định lượng cá bớp giống cỡ 10cm. Ảnh: Hoàng Trọng.

"Khi mật độ ấu trùng trong ao đạt yêu cầu, dùng máy bơm, bơm lọc tuần hoàn nước ao qua túi lưới dài 5m, đường kính 30cm, kích thước mắt lưới 100 - 150 µm đối với luân trùng nhỏ và kích thước mắt lưới 200 - 250 µm đối với luân trùng lớn để thu sinh khối. Thời giam lọc tuần hoàn khoảng hai 2 giờ là có thể gom sinh khối luân trùng đem cho cá ăn. Bằng cách làm này, mỗi ngày có thể thu sinh khối 4 - 5 lần, mỗi lần lượng luân trùng thu được khoảng 2kg, đủ để ương 1 triệu cá bột lên cá hương", anh Tý chia sẻ kinh nhiệm.

So sánh với cách ương cá bằng ấu trùng Artemia, anh Tý hạch toán: Để ương được 1 triệu con giống cá biển đúng cỡ xuất bán cho người nuôi thì quy trình dùng trứng Artemia cần khoảng 30 thùng (6kg/thùng, mỗi thùng khoảng 10 triệu đồng), trong khi đó cách làm này chỉ tốn chi phí mua phân gà, cám gạo, bột cá và một số chi phí khác cho nuôi luân trùng khoảng 30 triệu đồng.

“Trong sản xuất cá biển, độ rủi ro rất cao, do đó phương pháp ương cá sử dụng luân trùng nước mặn vừa tiết kiệm chi phí, vừa tránh đươc rủi ro, là cách để phát triển bền vững trong sản xuất nhân tạo cá giống nói chung và cá nước mặn nói riêng. Ở nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và trên thế giới, nuôi luân trùng đã trở thành nghề nuôi thương phẩm", anh Tý chia sẻ.

 

 

Bình luận

Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon

Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.

Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1

Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.

Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn

Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.

Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu

Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.

Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương

Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.

Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh

Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.

Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận

Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định

Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...

Giai đoạn quyết định thành bại vụ đông xuân

Do lúa đông xuân phía Bắc năm nay sinh trưởng dài hơn mọi năm, nên việc chăm bón và phòng trừ sâu bệnh giai đoạn đầu tháng 5/2022 có ý nghĩa quyết định thắng lợi.