Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương
Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.
Con đặc sản dễ nuôi, đầu ra ổn định, giá cao
Truyền thống gia đình chăn nuôi nhiều năm, anh Trần Gia Khánh, chủ trang trại nuôi chồn hương tại thôn Đông, xã Hồng Minh (Phú Xuyên, Hà Nội) đánh giá cao ưu điểm của chồn hương do có nguồn gốc động vật hoang dã nên sức đề kháng tốt, ít bệnh tật, cách chữa bệnh đơn giản, dễ nuôi, đầu ra lại ổn định, có giá trị kinh tế cao.
Chồn hương hay còn gọi là cầy hương, nhỏ hơn chồn mốc, cân nặng tối đa 5 - 6kg, dài thân 540 - 630mm, dài đuôi 300 - 430 mm (đuôi dài bằng 2/3 cơ thể). Lông màu xám, dọc sống lưng có các vệt xám đen, hông có nhiều vệt đen mờ xếp thành hàng chạy từ vai đến mông.
Hiện trang trại gia đình anh Khánh đang có 50 cặp chồn hương sinh sản, sống trên diện tích 500m2 kết hợp cùng một số trại vệ tinh. Bình quân lợi nhuận từ việc bán con giống và chồn hương thương phẩm đạt từ 600 - 700 triệu đồng/năm. Ảnh: Diệu Vy.
Về tập tính sinh sản, chồn hương ở ngoài thiên nhiên một năm đẻ được 1 lứa, chồn hương đã được thuần hóa thì một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa trung bình từ 3 - 6 con. Đặc biệt, chồn hương đực có tuyến xạ, sản sinh ra xạ hương, một loại dược liệu quý.
Với tập tính hoang dã, chồn hương thường kiếm ăn từ chập tối đến nửa đêm. Thức ăn ưa thích là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm, kết hợp thêm cá, tôm, cua, ốc, ếch, cổ gà, đầu gà (nấu cháo)... Thức ăn chăn nuôi chồn hương được đánh giá là đơn giản, dễ kiếm, giá thành rẻ, không phụ thuộc thức ăn công nghiệp như nhiều loại vật nuôi khác.
“Điều đặc biệt nữa, đối với các loại vật nuôi như lợn, vịt…, nếu đến kỳ xuất bán mà không bán được, người chăn nuôi sẽ bị lỗ vì phải gánh thêm chi phí thức ăn, công chăm sóc, nhưng nuôi chồn hương thì khác, nếu đến kỳ xuất bán mà gặp sự cố (như giãn cách xã hội bởi dịch Covid-19 vừa qua), bà con có thể lựa chọn 2 hướng tiêu thụ: Bán thương phẩm (trọng lượng càng nhiều càng được giá), và bán giống (tuyển chọn hàng đẹp, nuôi 4 - 5 tháng tuổi sẽ tách những con đạt tiêu chuẩn để làm giống)”, anh Trần Gia Khánh nhấn mạnh.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, cuộc sống đã dần trở lại bình thường nên thị trường tiêu thụ chồn hương đang được đánh giá khá tốt. Giá chồn hương giống tại trang trại dao động từ 12 triệu đồng/cặp 3 tháng tuổi đến 35 triệu đồng/cặp sinh sản. Thịt chồn hương rất mềm, thơm, ngọt và ngon, đang trở thành món ăn đặc sản trong các nhà hàng, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.
Những lưu ý khi nuôi chồn hương
Chọn con giống là khâu quyết định sự thành công hay thất bại trong nuôi chồn hương. Với 7 năm kinh nghiệm, chủ trang trại chồn hương đưa ra lời khuyên nên chọn những con chồn hương nhanh nhẹn, mắt tinh tường, lông mượt, không bị thương, bị tật. Nên chọn chồn hương giống được nuôi từ nhỏ vì chúng đã thích nghi với môi trường sinh thái nuôi nhốt.
Thời gian chồn mang thai khoảng 60 - 62 ngày. Chồn hương con 7 -10 ngày mới mở mắt, được mẹ cho con bú. Nếu chồn hương mẹ đẻ nhiều thì tách ra từng cặp cho bú luân phiên, khoảng 1 tuần sau mới nhốt chung trở lại. Ảnh: Diệu Vy.
Người mới nuôi chồn hương cần tìm hiểu kỹ tập tính, thói quen và kỹ thuật nuôi. Một số bệnh thường gặp về đường tiêu hoá chỉ cần tách riêng vật nuôi, cho ăn hoa quả chát như chuối xanh, ổi xanh..., trường hợp nặng, cần sử dụng thuốc uống; bệnh hồng lỵ thì phải tiêm thuốc, nếu bị tiêu chảy mất nước thì cho uống bổ sung oresol.
“Nhằm hạn chế tối đa rủi ro, bà con nên đầu tư giống hậu bị hoặc sinh sản, tránh việc đầu tư con giống nhỏ, sức đề kháng kém hơn so với những con trưởng thành. Đặc biệt, cần tìm hiểu trực tiếp tại các trang trại chăn nuôi uy tín, rõ ràng nguồn gốc”, anh Khánh khuyến cáo.
Cũng theo anh Khánh, người dân mua giống chồn hương tại trang trại gia đình anh sẽ được hỗ trợ kỹ thuật 100% và bảo hành về sinh sản (nếu chồn hương không sinh sản trong 1 năm, trại sẽ hỗ trợ đổi cặp sinh sản được), hoàn toàn không mất phí.
Bà con cũng cần lưu ý thời điểm chồn hương đực phát dục, tiết ra mùi thơm rất mạnh (xạ hương) để quyến rũ chồn hương cái. Còn chồn hương cái động dục thường bỏ ăn, phá chuồng, phát ra tiếng kêu lạ, kiểm tra bộ phận sinh dục thấy sưng to hơn bình thường. Thời gian này nên bắt chồn hương cái cho vào chuồng chồn hương đực để chúng giao phối. Khi chồn hương cái có biểu hiện động dục, cần cho chồn hương đực giao phối ngay, sau đó tách chúng ra nuôi riêng.
Cần lưu ý cả chế độ chăm sóc, dinh dưỡng. Trang trại của anh Khánh thường cho chồn hương ăn 2 bữa: Bữa phụ buổi sáng ăn từ 1 - 2 quả chuối, bữa chính buổi tối 1 quả chuối và thêm 1 lạng cá, thời gian chăm sóc từ 3 - 4 tiếng/ngày. Đối với các nông hộ mới chăn nuôi chồn hương, chủ trang trại lưu ý, bà con không nên cho ăn nhiều vì cầy hương sẽ béo nhanh và khó lên giống. Ảnh: Diệu Vy.
Một kinh nghiệm khác được anh Khánh chia sẻ, đó là để đảm bảo hoạt động chăn nuôi đạt hiệu quả cao, việc chuẩn bị chuồng trại cần được quan tâm khá kỹ. “Thông thường, lồng nhốt chồn hương được làm kiên cố bằng lưới sắt B40 hoặc đan bằng tre, bằng gỗ, cửa có then cài chắc chắn để chúng không chui ra được. Bà con nên mua lưới thép vuông 3cm. Tiêu chuẩn chuồng nuôi như sau: 60 x 60 x 60cm, 60 x 80 x 80cm, 60 x 70 x 100cm (đối với chuồng nuôi riêng lẻ); 200 x 200cm, 200 x 300cm (đối với chuồng nuôi nhốt chung). Nên làm chuồng cách mặt đất 60cm để thuận tiện dọn vệ sinh”, anh Khánh chia sẻ.
Đặc biệt, bà con cần đảm bảo chuồng nuôi chồn hương luôn khô, sạch sẽ, tránh ô nhiễm môi trường. Có thể tham khảo kinh nghiệm từ trang trại của anh Khánh là sử dụng men vi sinh kết hợp với trấu rải dưới chuồng nhằm khử mùi, sau một thời gian sẽ thu gom ủ để sử dụng làm phân bón cây trồng.
Trực tiếp tìm hiểu mô hình tại trang trại của gia đình anh Khánh, chị Trần Mai Ngọc (ở Thường Tín, Hà Nội) bày tỏ sự lo lắng về đầu ra của chồn hương: “Chi phí đầu tư con giống ban đầu cao, chuẩn bị chuồng trại tốn kém mà đầu ra không đảm bảo thì không thể làm được”. Trả lời băn khoăn này, anh Khánh khẳng định: “Các nông hộ mua con giống tại trại sẽ có hợp đồng bao tiêu trong 7 năm. Sau 7 năm có thể ký kết thêm hợp đồng. Vì vậy, có thể yên tâm khi đầu tư kinh doanh. Chỉ cần nông hộ muốn bán, bất kỳ lúc nào trang trại cũng sẽ đến tận nơi thu mua”.
|
Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon
Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...
Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới
Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.
Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1
Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.
Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn
Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.
Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu
Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.
Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng
Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.
Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh
Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.
Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận
Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.
Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định
Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...
Giai đoạn quyết định thành bại vụ đông xuân
Do lúa đông xuân phía Bắc năm nay sinh trưởng dài hơn mọi năm, nên việc chăm bón và phòng trừ sâu bệnh giai đoạn đầu tháng 5/2022 có ý nghĩa quyết định thắng lợi.
Bình luận