Hà Nam quyết tâm đưa các sản phẩm OCOP phát triển theo hướng bền vững

Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc triển khai thực hiện Chương trình sản phẩm OCOP gặp khó, nhưng bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân, Hà Nam quyết tâm đưa các sản phẩm OCOP phát triển theo hướng bền vững.

Đề án mỗi xã một sản phẩm đã đem lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Thành công bước đầu cho thấy, chương trình là điểm đột phá để phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả, bền vững; mở ra cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các sản phẩm có lợi thế của địa phương; thúc đẩy phát triển các hình thức sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những giải pháp quan trọng góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển nội lực, điều kiện tự nhiên, văn hóa đặc trưng của địa phương; góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nâng cao giá trị gia tăng sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng bền vững.

4.jpg

 Sản phẩm Nấm đông trùng hạ thảo

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, tỉnh Hà Nam đã xây dựng, ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 và kết quả đã thành công bước đầu.
 
Năm 2020, UBND tỉnh Hà Nam đã công nhận xếp hạng cho 41 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh trở lên (trong đó có 16 sản phẩm đạt 4 sao, 23 sản phẩm đạt 3 sao) của 22 chủ thể, trong đó có 11 doanh nghiệp, 3 hợp tác xã, 8 hộ gia đình, tại 16 xã, 02 phường, 02 thị trấn. Hà Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 150 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng từ 3 sao trở lên. 
 
Các sản phẩm OCOP thế mạnh của Hà Nam thuộc ngành thực phẩm (nhóm thực phẩm tươi sống và thực phẩm thô sơ chế) cụ thể: Rau, sữa tươi, chế biến từ gạo (bún, phở, miến, bánh đa nem), chế biến từ thủy sản (Ruốc cá, Chả cá, Cá kho).
 
Trao đổi với phóng viên về những thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại tỉnh Hà Nam ông Nguyễn Đức Vượng, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Xác định Đề án mỗi xã một sản phẩm sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Chính vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã sớm ban hành Quyết định 1939/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch để triển khai thực hiện. Các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình phần lớn là sản phẩm làng nghề, một số sản phẩm đã có tiếng trên thị trường như: Chuối ngự Đại Hoàng, Cá kho Nhân Hậu, bánh Đa nem làng Chều... nên có nhiều thế mạnh, lợi thế.
 
Tỉnh đã phê duyệt danh mục sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm rau, củ, quả, gạo chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ gạo đây là các mặt hàng truyền thống, dễ tiêu thụ như bánh đa nem làng Chều, bún, bánh tráng... cùng với đó hệ thống các làng nghề, làng nghề truyền thống đa dạng, các sản phẩm cũng được ưu tiên phát triển theo các làng nghề.

00.jpg

 Sản phẩm Cá kho Nhân Hậu

Đây là Chương trình mới nên nhận thức của một số cán bộ, chủ thể sản xuất sản phẩm còn hạn chế, chưa đầy đủ, do đó, việc triển khai thực hiện Chương trình bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện Đề án.
 
Trong thời gian qua, các hợp tác xã, cơ sở sản xuất và kinh doanh mới chỉ tập trung sản xuất sản phẩm nguyên liệu chưa chú trọng đến việc chế biến, bảo quản, xây dựng nhãn mác, thương hiệu, quảng bá sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế. Cùng với đó, chất lượng nhiều loại sản phẩm chưa cao, không đồng đều, chưa được tiêu chuẩn hóa; mẫu mã bao bì, kiểu dáng còn sơ sài, thiếu tính thương mại; số lượng sản phẩm đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp còn ít…
 
Chưa có nhiều hình thức tổ chức kinh tế tham gia vào chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ; sản xuất vẫn chủ yếu là tự phát, quy mô nhỏ, manh mún; việc áp dụng công nghệ tiến bộ vào sản xuất còn hạn chế.
 
Các sản phẩm sản xuất tại các địa phương còn nhỏ lẻ, sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình chưa nhiều, chất lượng sản phẩm còn ở tầm địa phương, mẫu mã, bao bì sản phẩm chưa được hoàn thiện, tính cạnh tranh yếu, công tác quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, giới thiệu, tiếp thị sản phẩm chưa được chú trọng, vì vậy, khả năng cạnh tranh của sản phẩm OCOP trên thị trường chưa được như mong đợi.
 
Ông Nguyễn Đức Vượng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam nhấn mạnh, trong thời gian tới, Hà Nam quyết tâm đưa các sản phẩm OCOP phát triển theo hướng bền vững. Chính vì vậy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đổi mới hình thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả nhằm thay đổi nhận thức từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tổ chức, điều hành, cho đến người dân, nhất là các chủ thể sản xuất để mọi người hiểu đúng mục đích, ý nghĩa, cũng như lợi ích khi tham gia Chương trình, từ đó mạnh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương. Coi phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp; giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành chuyên môn để xây dựng, thực hiện đề án, kế hoạch triển khai chương trình OCOP.

04.jpg

 Sản phẩm của HTX thủy sản sông trong ao Hải Đăng

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ đối với các sản phẩm OCOP sau khi được UBND tỉnh công nhận, trong đó, tập trung vào các dịp lễ hội của tỉnh, của Quốc gia. Phối hợp xúc tiến các sản phẩm OCOP vào các trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn; tổ chức lựa chọn sản phẩm tiêu biểu tham gia hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.
 
Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất, thiết kế nhãn mác, bao bì sản phẩm, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát tiêu chuẩn, chất lượng, mã số, mã vạch, dán tem truy xuất nguồn gốc… cung cấp ra thị trường các sản phẩm đúng tiêu chuẩn, đảm bảo về chất lượng sẽ tác động rất nhanh đến người tiêu dùng, đây là yếu tố chính để xây dựng được thương hiệu sản phẩm OCOP trên thị trường.
 
Ngoài ra, để thúc đẩy chương trình OCOP, Ủy ban ban nhân dân tỉnh sẽ ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất tham gia chương trình để mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng công nghệ trong sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm, hoàn thiện mẫu mã, bao bì, an toàn thực phẩm, đăng ký thương hiệu,… cũng như các chính sách đặc thù khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
 
Ông Nguyễn Đức Vượng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho biết thêm, để phát triển sản phẩm OCOP ở mỗi địa phương theo hướng bền vũng: Chính phủ sớm ban hành Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở Chương trình mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2021-2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn thực hiện quy trình đánh giá, phân hạng lại sản phẩm OCOP sau 3 năm công nhận. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và các Bộ, ngành có liên quan thường xuyên tổ chức Chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu, kết nối thị trường cho các sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của các địa phương trong cả nước.

 

Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/

Bình luận

Về nơi sản xuất hạt sen OCOP 4 sao

Hưng Yên là cái nôi và là trung tâm chế biến hạt sen các loại. Mỗi năm địa phương này sản xuất, cung ứng ra thị trường trên 10.000 tấn hạt sen trần tinh khiết.

Gạo Ông Cua – thơm ngon hàng đầu thế giới

Với hành trình 30 năm nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa thơm đặc sản ST24, ST25, kỹ sư Hồ Quang Cua đang xây dựng thương hiệu cho loại gạo ngon nhất thế giới.

Nức tiếng mãng cầu Bà Đen

Với diện tích lớn nhất cả nước, trái ra quanh năm, chất lượng cao cùng chỉ dẫn địa lý, mãng cầu Bà Đen khẳng định vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.

Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ tại 6 nước

Ngày 9.5, tỉnh Thái Nguyên tổ chức công bố nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ tại Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nhượng quyền giống xoài Cát Lộc

Ngày 28/4, tại Tiền Giang, Viện Cây ăn quả miền nam ký kết nhượng quyền sản xuất, kinh doanh giống xoài vỏ dày LĐ12 (xoài Cát Lộc) cho Tập đoàn Lộc Trời.

Tôm sú Cà Mau chính thức có thương hiệu

Chiều 28.4, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Cà Mau đã diễn ra lễ trao giấy chứng nhận đăng lý chỉ dẫn địa lý sản phẩm “tôm sú Cà Mau” cho Sở Khoa học và Công nghệ.

Thương hiệu cà phê PhinDeli chính thức xuất khẩu vào thị trường Mỹ

Lô hàng đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ đã thông quan thành công tại cảng Oakland, California vào trung tuần tháng 4 đã đánh dấu những bước đi đầu tiên chinh phục thị trường mới của cà phê PhinDeli

Hàng nghìn lượt người đến phiên chợ sâm Ngọc Linh ở miền núi Kon Tum

Chiều ngày 24.4, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh thu hút hàng nghìn lượt du khách, doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tham quan, mua sắm, trải nghiệm những sản vật của núi rừng Tây Nguyên.

Gạo Việt Nam ghi dấu ấn về chất lượng

Nhờ chiến lược duy trì chất lượng gạo xuất khẩu, tăng xuất khẩu gạo chất lượng cao và giảm xuất khẩu loại gạo phẩm cấp thấp, gạo Việt Nam đã và đang ghi dấu ấn trên thị trường thế giới.

Ngày hội mắm Châu Đốc diễn ra trong 5 ngày

Ngày hội mắm Châu Đốc được tỉnh An Giang chuẩn bị chu đáo, đảm bảo an toàn thực phẩm, giao thông.