Khát khao cháy bỏng khẳng định thương hiệu nông sản Việt
Có những doanh nhân sẵn sàng từ bỏ, đánh đổi tiền tài và địa vị, chỉ với một khát khao cháy bỏng phải xây dựng bằng được vị thế, tên tuổi cho nông sản Việt.
“Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất thuộc tỉnh Sông Bé, nay là Bình Phước. Từ nhỏ tôi đã đau đáu làm gì đó cho vùng đất có nhà, có gia đình, có bạn bè tôi ở đó. Tôi không có nguồn lực tài chính, đất đai hay cao su đáng giá ngàn tỷ. Tôi chỉ có kinh nghiệm, kiến thức cùng với niềm tin cháy bỏng để đưa sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam ra thị trường thế giới.
Cho dù là tôi hay bạn, mỗi sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam được định vị trên thương trường đều trở thành niềm vui, hạnh phúc vô bờ bến. Bởi tôi hoặc bạn đã thực hiện được hoài bão của mình có thể khuất lấp đâu đó trong tâm não giữa bộn bề của cuộc sống đã được khơi thông”, chị Nguyễn Thị Cẩm Hằng, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cao nguyên Bình Phước mở lòng.
Chị Nguyễn Thị Cẩm Hằng, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cao nguyên Bình Phước với sản phẩm than gáo dừa 100% xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và các nước Châu Âu. Ảnh: Kiểm Đông.
"Lọ lem sọ dừa"
Từ bỏ vị trí giám đốc chi nhánh của một ngân hàng thương mại ở Quận I, TP.HCM sau 16 năm gắn bó, chị Nguyễn Thị Cẩm Hằng trở về quê nhà ở xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú gom nhặt, thu mua từng gáo dừa để đốt, nén thành than mang bán trên thị trường quốc tế.
Thiết bị công nghệ, vật tư phụ vụ cho nghề đốt than gần như không có trên thị trường. Nguồn lực lao động chỉ là phổ thông, không được đào tạo bài bản như những ngành nghề khác. Bắt tay vào việc kinh doanh đốt than bằng gáo dừa gần như là số không tròn trĩnh đối với nữ giám đốc Nguyễn Thị Cẩm Hằng.
Thế nhưng chỉ sau hai năm xây dựng, thành lập Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cao nguyên Bình Phước, sản phẩm than gáo dừa mang thương hiệu Tcha Tchello và Highland của Công ty không chỉ xuất sang thị trường các nước Trung Đông mà còn mở rộng đến Australia, Bỉ, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ.
Công suất sản xuất của nhà máy hiện tại đã tăng đến 200 tấn thành phẩm mỗi tháng, tương đương 800 tấn gáo dừa, một phụ phẩm bỏ đi trong sản xuất nông nghiệp. Nữ giám đốc Nguyễn Thị Cẩm Hằng cảm nhận một cách rõ ràng rằng, ngành nghề kinh doanh của chị không cao sang, Công ty của chị không phải nghìn tỷ, công việc hàng ngày chỉ thầm lặng, giản đơn là gom góp những miếng gáo dừa để nghiền đốt thành than rồi bán ra nước ngoài.
Đốt than, cái nghề được xem là “lọ lem”, nhưng đó là niềm vui, là sự tự hào của chị bởi mang được rác thải nông nghiệp đổi lấy ngoại tệ mang về cho Tổ quốc. Trong hành trình ấy, Công ty không dùng đồng nội tệ nào để đổi lấy ngoại tệ thu mua nguyên liệu nhập khẩu về sản xuất. Tất cả mọi công đoạn trong quá trình sản xuất, từ nguồn nhân công lao động đến thiết bị máy móc và nguyên vật liệu đều có nguồn gốc xuất xứ trong nước.
Có địa vị giám đốc chi nhánh của một ngân hàng thương mại, chị Hằng đã quyết định dấn thân sang một lĩnh vực mới đầy rủi ro và vất vả, chỉ với một khát khao khẳng định vị thế sản phẩm của ngành nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ảnh: Kiểm Đông.
"100% sản phẩm sau chế biến được xuất khẩu ra thế giới bằng tên tuổi của thương hiệu, nhãn mác thật rất rõ ràng. “Trên mỗi bao bì, nhãn mác của sản phẩm, ngoài những thông tin nguồn gốc xuất xứ về chất lượng sản phẩm, chúng tôi còn in lá cờ của Tổ quốc Việt Nam để ngầm gởi đến khách hàng, người tiêu dùng trên thế giới biết đến vị thế, hay nói cách khác là định vị của Việt Nam trên bản đồ thương trường quốc tế. Đó là niềm tự hào dân tộc mà tôi khao khát thực hiện từ thuở tấm bé đã bị khuất lấp bởi bộn bề lo toan của cuộc sống mà đến hôm nay tôi mới được đánh thức”, nàng “lọ lem” Nguyễn Thị Cẩm Hằng thổ lộ.
Nước mắt và nụ cười Vinahe
Năm 2018, trên danh phận con của một doanh nghiệp chế biến điều có tiếng của Bình Phước tham gia lớp học quản trị doanh nghiệp dành cho doanh nhân, anh Nguyễn Hoàng Đạt mới ngỡ ngàng nhận ra, Bình Phước được mệnh danh là xứ sở của hạt điều! Công ty của gia đình anh lại là một doanh nghiệp chuyên chế biến, xuất khẩu hạt điều nhưng không có bất kỳ sản phẩm nào để khách hàng nhận diện biết đến.
“Mình thật xấu hổ vì trên danh nghĩa là công ty xuất khẩu hạt điều nhưng lại không có bất kỳ sản phẩm nào để giới thiệu cho mọi người thưởng thức. Mình có thể mang cả bao, cả tấn nhân trắng loại thượng hạng kia tặng cho bạn. Nhưng rõ ràng không thể. Bởi đó mới chỉ là sản phẩm sơ chế rồi đưa đi xuất khẩu. Mình có làm tốt đến mấy, công nghệ đầu tư có hiện đại đến đâu đi chăng nữa, sản phẩm có đến hàng trăm nước Tây Âu hiện đại trên thế giới để đổi lấy đô-la thật nhiều nhưng không có thương hiệu, cuối cùng cũng chỉ là người gia công. Thị trường, khách hàng, không ai biết đến mình”, Giám đốc Công TNHH Vinahe Nguyễn Hoàng Đạt mở đầu câu chuyện.
Anh Nguyễn Hoàng Đạt (bìa trái), Giám đốc Công ty TNHH Vinahe kiểm tra quy trình đóng gói sản phẩm hạt điều chế biến sâu tại dây chuyền sản xuất của Công ty. Ảnh: Kiểm Đông.
Tình cờ được tham gia buổi thuyết trình của một doanh nhân người Ý biểu diễn nghệ thuật ướp tẩm, rang chiên hạt điều cho mọi người tưởng thức, Nguyễn Hoàng Đạt vỡ òa vui sướng vì bắt gặp hướng đi của mình đã bấy lâu ấp ủ.
Tìm mọi cách làm quen để được chuyển giao quy trình chế biến của chuyên gia đầu bếp người Ý, Nguyễn Hoàng Đạt mang quy trình về nguyên cứu chế biến theo cách riêng của mình. Có được công thức riêng, đầu năm 2019, Nguyễn Hoàng Đạt đầu tư 5 tỷ đồng để thành lập Công ty TNHH Vinahe và dây chuyền chế biến sâu các sản phẩm từ hạt điều như: Điều rang muối, điều tỏi ớt, điều chanh muối, điều Yum Thai, điều phô mai và bánh cashewpie mang thương hiệu Vinahe - Vì sức khỏe Việt Nam.
Cứ ngỡ làm được sản phẩm tốt mang ra siêu thị, cửa hàng, tạp hóa hay đại lý bán là xong. Đâu ngờ rằng, sản phẩm không tiêu thụ được, các dòng sản phẩm của anh khi hết hạn sử dụng phải đi thu gom mang về làm thức ăn cho gia súc.
“Năm 2019, mình đầu tư cả tỷ đồng thu mua nguyên liệu hạt điều chế biến, đến cuối năm tổng doanh thu được 10 triệu đồng. Nhìn xe chở sản phẩm tâm huyết của mình đi chế biến thức ăn cho gia súc, dặn lòng không khóc mà nước mắt cứ tuôn rơi trong quặn thắt. Từ đó, mình mới biết câu chuyện thị trường có ý nghĩa thế nào đối với sản phẩm một doanh nghiệp”, Hoàng Đạt thổ lộ.
Công nhân chế biến sâu hạt điều của Công ty TNHH Vinahe. Ảnh: Kiểm Đông.
Năm 2020, Vinahe chủ trương tích cực đưa các sản phẩm của mình quảng bá trên các kênh thương mại điện tử, tham gia giới thiệu ở các hội chợ triển lãm - xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông rồi đi vào từng ngách trong câu chuyện kinh doanh.
Từ giữa năm 2020 đến nay, tình hình dịc bệnh Covid-19 lại diễn biến hết sức phức tạp. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản gần như đóng băng. Thế nhưng, các sản phẩm hạt điều chế biến sâu mang thương hiệu Vinahe vẫn được thị trường trong nước đón nhận. Riêng năm 2021, doanh thu các sản phẩm hạt điều chế biến sâu của Vinahe từ thị trường trong nước đạt trên 3 tỷ đồng.
Mặc dù rất khó khăn nhưng doanh thu trong năm 2021 được 3 tỷ đồng cũng đủ bù đắp cho nhân công không phải mất việc vì dịch bệnh. Cái được lớn nhất của Công ty là các dòng sản phẩm mang thương hiệu Vinahe đã được khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Ngay cả thị trường khó tính như Nhật Bản cũng đã ký thỏa thuận tiêu thụ các sản phẩm hạt điều mang thương hiệu Vinahe với lượng 10 tấn mỗi tháng trong năm 2022.
"Có niềm vui nào vui hơn khi sản phẩm hạt điều của Bình Phước gắn với thương hiệu Vinahe – Vì sức khỏe của người tiêu dùng được khách hàng thế giới đón và biết đến. Cho dù có bán cả gia tài của công ty để ra ở trọ, mình vẫn phải làm và xây dựng cho bằng được thương hiệu, chất lượng của hạt điều Bình Phước để thế giới biết đến như một nét đẹp văn hóa, con người trên vùng đất Bình Phước, anh Nguyễn Hoàng Đạt khẳng định.
Dân ưa chuộng nuôi cá mú trân châu vì dễ nuôi, dễ bán
Với những ưu điểm như dễ nuôi, ít dịch bệnh, tiêu thụ thuận lợi, rất nhiều vùng ao đìa ven biển và cả nuôi lồng bè đã thả nuôi cá mú trân châu.
Xây dựng chuỗi lúa gạo bền vững, Tân Long đặt mục tiêu lớn trước năm 2030
Tập đoàn Tân Long đặt mục tiêu sản xuất hơn 1.000.000 tấn gạo trước năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, Tập đoàn đang hoàn thiện chuỗi lúa gạo khép kín.
Đưa hoa ly lên xứ Mường, doanh nghiệp gặt hái thành công
Hoa ly là giống cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng nên đất trồng phải chọn vùng cao ráo, thông thoáng và có điều kiện tưới tiêu hợp lý.
Hai 'ông lớn' ngành thủy sản thắng đậm
Vĩnh Hoàn và Sao Ta có kết quả kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ nhu cầu phục hồi và hưởng lợi từ căng thẳng Nga - Ukraine.
Muốn thành công phải khác biệt & bài học Vinamit
'Nếu không xuất phát từ niềm đam mê thì cũng phải hướng đến giá trị cốt lõi là đóng góp cho cộng đồng trước rồi mới tìm kiếm lợi nhuận'.
Chu kỳ mới xán lạn của cao su Tây Nguyên
Khắc phục những nhược điểm trong phát triển cây cao su ở giai đoạn trước, các công ty cao su tại Tây Nguyên đang đứng trước chu kỳ mới đầy xán lạn.
KD Green Farm mở rộng diện tích trồng chuối
Với kế hoạch mở rộng quy mô thêm 200 ha đầu năm nay, KD Green Farm nâng tổng diện tích vùng trồng lên 300 ha.
Cụm trang trại bò sữa đạt kỷ lục thế giới của TH: Dấu ấn nông nghiệp sạch Việt Nam
Các chuyên gia quốc tế nhận định, cụm trạng trại bò sữa của TH đi vào hoạt động, mang tới dòng sữa tươi sạch tiêu chuẩn quốc tế, là một dấu ấn mang lại những thay đổi căn bản trong ngành sữa, ngành chăn nuôi Việt Nam.
Bầu Đức bán thịt heo ăn chuối chỉ trong một ngày
Chất lượng heo ăn chuối của Hoàng Anh Gia Lai đảm bảo tiêu chí “3 không”: Không thuốc kháng sinh, không thuốc tăng trọng, không đạm động vật.
Gặp gỡ “mẹ đẻ” của sản phẩm tương thanh long độc đáo
Người phụ nữ 67 tuổi tâm huyết với trái thanh long của quê hương và mong muốn đa dạng sản phẩm, sản xuất thành công tương thanh long để giúp người dân tháo gỡ một phần đầu ra cho trái thanh long.
Bình luận