Cùng nông dân phát triển vùng nguyên liệu mía

Việc phát triển vùng nguyên liệu bước đầu bao giờ cũng rất khó khăn và cần sự đầu tư lớn cũng như kế hoạch bài bản, nhưng đây là định hướng chiến lược để phát triển bền vững trong dài hạn

Ông Hồ Nhẫn - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đường Việt Nam (Vietsugar) thuộc Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - mã chứng khoán: VNM) - chia sẻ.
 
Thông tin trên vừa được Vietsugar chia sẻ với báo chí khi nhận định về khó khăn chung của ngành mía đường cũng như của Vietsugar giai đoạn vừa qua và trong năm 2021.

Bao tiêu và hỗ trợ tài chính

Theo Vietsugar, việc chú trọng đầu tư để duy trì, phát triển vùng nguyên liệu mía đường trong khu vực, giúp chủ động nguyên liệu cho sản xuất đã giúp sản lượng mía niên vụ 2020-2021 thuộc vùng nguyên liệu của Công ty tăng 28% so với niên vụ liền kề trước đó.

Theo đó, Vietsugar đã đầu tư tài chính cho nông dân trồng mía tính theo hecta; hỗ trợ bã bùn miễn phí; hỗ trợ giá mía, giống mía của trại giống Vietsugar trong tỉnh Khánh Hòa; giải ngân linh hoạt và nhanh chóng giúp cho bà con nông dân có tiền chăm sóc mía kịp thời.

Vietsugar còn cam kết giá mua mía tối thiểu, chưa bao gồm vận chuyển và bốc xếp, hỗ trợ thêm theo từng vùng để bà con nông dân có lãi và yên tâm sống được nhờ cây mía. Bên cạnh đó, Vietsugar đều bao tiêu đầu ra 100% cho các hộ nông dân trồng mía đã ký hợp đồng đầu tư, thu mua với công ty, đồng thời phát triển thu mua bao tiêu mía cho bà con trồng mía không chỉ tại Khánh Hòa, mà còn ở Đắk Lắk, Phú Yên và Ninh Thuận.

Tổng số tiền hỗ trợ cho hộ nông dân trong niên vụ 2020-2021 là hơn 1,3 triệu đồng/ha. Ngoài ra Vietsugar còn hỗ trợ gần 180 triệu đồng cho nông dân trong việc đầu tư thí điểm khoan giếng tưới mía.

Đáng chú ý, dự kiến niên vụ 2021-2022, Vietsugar sẽ hỗ trợ 2 triệu đồng/ha cho hộ dân có diện tích khai hoang, chuyển đổi cây trồng khác sang trồng mía tại các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận.

Theo anh Lê Đình Út, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, để người nông dân trồng mía có lãi, đạt năng suất cao, bảo đảm được trữ đường thì giá bán phải đạt 1 triệu đồng/tấn trở lên.

ledinhut-1620379806412.jpg

Anh Lê Đình Út (giữa), xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. (Ảnh: VNM)

Hiện giá bán mía cho Vietsugar đạt 1 triệu đồng/tấn, cao hơn niên vụ trước 160 ngàn đồng/tấn, ngoài ra tôi còn được phía nhà máy đường đầu tư tiền chăm sóc, hỗ trợ bã bùn và một số chính sách hỗ trợ khác nên mỗi ha mía niên vụ vừa qua gia đình tôi có lãi khoảng 20 triệu đồng/ha, - anh Lê Đình Út nói.

Hiện gia đình anh Lê Đình Út có 10 ha mía đạt năng suất mía vẫn đạt 60 -70 tấn/ha. Để nâng cao suất mía, niên vụ 2021-2022 gia đình anh Út sẽ đầu tư máy móc để làm đất, trồng và chăm sóc; đào ao trữ nước; đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nhằm bảo đảm độ ẩm cho cây mía phát triển trong mùa khô kéo dài.

Chuyển giao công nghệ

Theo Tổng Giám đốc Vietsugar Hồ Nhẫn, để tạo ra sự phát triển trong dài hạn, Vietsugar vân triển khai các chương trình/dự án để góp phần xây dựng các mô hình trồng mía hiệu quả, tiến tới chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân.

vietsugar-1620379866399.jpg

Dây chuyền sản xuất của Vietsugar. (Ảnh: VNM)

“Hàng năm, Vietsugar đều tổ chức các chương trình, hội thảo định kỳ cho bà con nông dân. Trong năm 2020, tuy hạn chế do Covid-19 nhưng Vietsugar đã cố gắng để tổ chức các chương trình như: Hội thảo phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chuyên dùng cho cây mía của các công ty phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; Hội thảo báo cáo kết quả trình diễn thử nghiệm các giống mía mới của Viện nghiên cứu Mía đường Việt Nam; Hội thảo theo chương trình khuyến nông tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Ninh Thuân; Tập huấn kỹ thuật canh tác mía” – ông Hồ Nhẫn chia sẻ.

“Trong năm 2021, Vietsugar hợp tác với tập đoàn Nhật Bản để thực hiện khảo nghiệm thí điểm tại các vùng nguyên liệu mía đường nhằm tìm ra quy trình canh tác phù hợp, tiên tiến và các biện pháp cung cấp dinh dưỡng cho cây mía trên từng vùng nguyên liệu của công ty. Hỗ trợ, kết nối, giới thiệu cho bà con nông dân các mô hình trồng mía tiên tiến, cho năng suất, chất lượng mía cao, tiết giảm chi phí trồng mía, đem lại lợi nhuận cao” – ông Hồ Nhẫn nói.

Ngoài ra theo Tổng Giám đốc Vietsugar, công ty hiện đang triển khai Dự án đầu tư máy móc thiết bị nông nghiệp, thực hiện thí điểm mô hình trồng mía áp dụng cơ giới hóa.

Dự án này nhằm xây dựng mô hình áp dụng cơ giới hóa trong các khâu trồng và chăm sóc mía thay thế phương pháp trồng mía thủ công lạc hậu, tránh phụ thuộc vào nguồn lao động thủ công đang ngày càng khan hiếm qua đó hạ giá thành sản suất và tăng lợi nhuận – ông Hồ Nhẫn chia sẻ.

Tiền thân của Vietsugar là Công ty Đường Khánh Hòa được thành lập năm 1989. Nhằm thực hiện khép kín chuỗi cung ứng nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất của mình, năm 2017, Vinamilk đã quyết định đầu tư sở hữu 65% cổ phần của Đường Khánh Hòa và đổi tên thành Công ty cổ phần Đường Việt Nam - Vietsugar.

Nguồn: https://nhandan.com.vn/chuyen-lam-an/cung-nong-dan-phat-trien-vung-nguyen-lieu-mia-645047/

Bình luận

Dân ưa chuộng nuôi cá mú trân châu vì dễ nuôi, dễ bán

Với những ưu điểm như dễ nuôi, ít dịch bệnh, tiêu thụ thuận lợi, rất nhiều vùng ao đìa ven biển và cả nuôi lồng bè đã thả nuôi cá mú trân châu.

Xây dựng chuỗi lúa gạo bền vững, Tân Long đặt mục tiêu lớn trước năm 2030

Tập đoàn Tân Long đặt mục tiêu sản xuất hơn 1.000.000 tấn gạo trước năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, Tập đoàn đang hoàn thiện chuỗi lúa gạo khép kín.

Khát khao cháy bỏng khẳng định thương hiệu nông sản Việt

Có những doanh nhân sẵn sàng từ bỏ, đánh đổi tiền tài và địa vị, chỉ với một khát khao cháy bỏng phải xây dựng bằng được vị thế, tên tuổi cho nông sản Việt.

Đưa hoa ly lên xứ Mường, doanh nghiệp gặt hái thành công

Hoa ly là giống cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng nên đất trồng phải chọn vùng cao ráo, thông thoáng và có điều kiện tưới tiêu hợp lý.

Hai 'ông lớn' ngành thủy sản thắng đậm

Vĩnh Hoàn và Sao Ta có kết quả kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ nhu cầu phục hồi và hưởng lợi từ căng thẳng Nga - Ukraine.

Muốn thành công phải khác biệt & bài học Vinamit

'Nếu không xuất phát từ niềm đam mê thì cũng phải hướng đến giá trị cốt lõi là đóng góp cho cộng đồng trước rồi mới tìm kiếm lợi nhuận'.

Chu kỳ mới xán lạn của cao su Tây Nguyên

Khắc phục những nhược điểm trong phát triển cây cao su ở giai đoạn trước, các công ty cao su tại Tây Nguyên đang đứng trước chu kỳ mới đầy xán lạn.

KD Green Farm mở rộng diện tích trồng chuối

Với kế hoạch mở rộng quy mô thêm 200 ha đầu năm nay, KD Green Farm nâng tổng diện tích vùng trồng lên 300 ha.

Cụm trang trại bò sữa đạt kỷ lục thế giới của TH: Dấu ấn nông nghiệp sạch Việt Nam

Các chuyên gia quốc tế nhận định, cụm trạng trại bò sữa của TH đi vào hoạt động, mang tới dòng sữa tươi sạch tiêu chuẩn quốc tế, là một dấu ấn mang lại những thay đổi căn bản trong ngành sữa, ngành chăn nuôi Việt Nam.

Bầu Đức bán thịt heo ăn chuối chỉ trong một ngày

Chất lượng heo ăn chuối của Hoàng Anh Gia Lai đảm bảo tiêu chí “3 không”: Không thuốc kháng sinh, không thuốc tăng trọng, không đạm động vật.