“Vương miện” tỉ USD bán lẻ online của Masan

Cái bắt tay giữa Masan và Alibaba được kỳ vọng sẽ thay đổi cơ bản cách vận hành của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng của Việt Nam.

dstd-21-a.jpg

Chủ tịch HĐQT Masan Group - Nguyễn Đăng Quang - AGM 2020.

Phép tính của siêu thị + dữ liệu lớn

Tập đoàn Masan vừa công bố chuyển nhượng 5,5% cổ phần phát hành mới (tương đương 400 triệu USD) của The CrownX cho nhóm các nhà đầu tư, trong đó có Tập đoàn Alibaba cùng Baring Private Equity Asia (BPEA). Thông qua giao dịch này, The CrownX được định giá 6,9 tỷ USD (trước phát hành), tương đương trị giá mỗi cổ phần là 93,5 USD (xấp xỉ 2.150.000 đồng/cổ phiếu). Sau đợt rót vốn, tỉ lệ sở hữu của Masan tại The CrownX là 80,2%. Không chỉ có nhóm đầu tư Alibaba và BPEA, Masan còn đang trong quá trình đàm phán một giao dịch đầu tư chiến lược khác trị giá từ 300 - 400 triệu USD vào The CrownX. Giao dịch dự kiến hoàn tất trong năm 2021. Trong các giao dịch này, Masan vẫn hoàn toàn nắm cổ phần chi phối.

Thương vụ này có nhiều tính toán từ cả hai phía Masan và Alibaba với động lực là nhằm tận dụng cơ hội được tạo ra từ sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử. Hiện nay, gian hàng của Masan Consumer cũng đã xuất hiện trên nền tảng Lazada nhưng mới chỉ ở bước đầu thành lập và chỉ bán 2 sản phẩm chính gồm “Hộp quà Chin-su 7 món ngon” và “Thùng 24 hộp mì Omachi”. Masan Consumer chưa có gian hàng chính thức ở các sàn thương mại điện tử khác, mà chủ yếu được bán thông qua các hệ thống siêu thị và nhà bán nhỏ lẻ.

Việc The CrownX bắt tay hợp tác với Alibaba thông qua Lazada sẽ giúp Masan Group tiết kiệm được chi phí trong việc xây dựng nền tảng điện tử riêng. Tuy nhiên, nhìn ở quy mô lớn hơn, với sự hợp tác này, Vincommerce (VCM - thành viên của Masan) có thể phục vụ người tiêu dùng sản phẩm thiết yếu trên nền tảng online. TheCrownX có thể tận dụng dữ liệu 20 triệu khách hàng của Lazada để gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng, gia tăng sự hiểu biết về khách hàng nhờ ứng dụng phân tích dữ liệu.

Thương mại điện tử là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, các mặt hàng được phục vụ ở kênh thương mại điện tử chủ yếu là các mặt hàng không thiết yếu, giá trị cao và tần suất mua hàng thấp như thiết bị điện tử, thời trang, mỹ phẩm. Nhu yếu phẩm (đồ uống, thực phẩm) là lĩnh vực chiếm 50% thị trường bán lẻ và 25% chi tiêu của người tiêu dùng Việt lại chưa được phục vụ đúng cách trên kênh online. Vì thế, sức mạnh hiệp lực giữa điểm bán hiện hữu của VCM (2.500 điểm bán) và nền tảng online của Lazada sẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hóa ngành bán lẻ của Việt Nam diễn ra nhanh chóng hơn.

dstd-21-c.jpg

Cái bắt tay của hai ông lớn này cũng nhằm củng cố khả năng cạnh tranh nhằm chiếm ưu thế từ thị trường trực tuyến đang bùng nổ tại Việt Nam. Theo số liệu từ Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, tỷ trọng doanh thu từ thương mại điện tử tăng đều theo mỗi năm. Theo đó, nếu như năm 2018, tỷ trọng doanh thu của thương mại điện tử trên tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước đạt 3,6% thì năm 2019 con số này là 4,2 còn năm 2020 tỷ trọng này là 5,5%. Trong năm 2020, dù thị trường bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng thương mại điện tử Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng 18%, quy mô thị trường 11,8 tỷ USD.

Thay đổi cuộc chơi bán lẻ

Bà Janice Leow, Giám đốc Điều hành tại BPEA không giấu kỳ vọng thương vụ sẽ giúp The CrownX phát triển và trở thành hệ thống sinh thái tiêu dùng bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam. Trong thị trường bán lẻ, WinMart (tên mới của hệ thống VinMart của Masan) đang phải đối đầu với Co.op Mart và Go, trong khi WinMart+ phải đối đầu với Bách hoá Xanh, Co.op Food và Satrafoods. Trong khi Lazada đối đầu với Shopee cũng như gặp cạnh tranh quyết liệt từ Shopee, Tiki, Sendo. Các đối thủ của Lazada ở mảng thương mại điện tử cũng có những lợi thế mạnh về thực phẩm, như Shopee đang cho đặt hàng qua ứng dụng Now. Hay Tiki đẩy mạnh ngành hàng tiêu dùng, trong đó có mảng thực phẩm tươi sống TikiNgon.

"Thỏa thuận hợp tác chiến lược sẽ giúp chúng tôi đẩy nhanh quá trình chuyển đổi The CrownX trở thành một Point of Life – nền tảng 'tất cả trong một' phục vụ các nhu cầu thiết yếu hằng ngày của người tiêu dùng trên các kênh mua sắm offline và online", ông Danny Le, Tổng giám đốc Masan Group, cho biết về thương vụ với Alibaba.

Thị trường Việt Nam đang ghi nhận dòng dịch chuyển mạnh mẽ lên online của các nhà bán lẻ hàng thiết yếu, đặc biệt là các nhà bán lẻ có quy mô lớn. Ông Yol Phokasub, Giám đốc Điều hành Central Retail (CRC), cho biết tỉ lệ đóng góp doanh thu từ kênh trực tuyến ngày càng gia tăng. Từ cuối năm 2020, doanh số từ các kênh đa nền tảng của BigC, Nguyễn Kim đóng góp 5% và 8% doanh thu trên tổng doanh thu.

Các hình thức thúc đẩy bán lẻ online của CRC như xây dựng các cửa hàng thương mại điện tử trên Lazada, Shopee và Tiki; hợp tác với các ứng dụng đặt hàng Grab, Chopp, Now.vn và Beamin; phát triển thương mại điện tử kết hợp mạng xã hội như Zalo. Ông Trần Kinh Doanh, Tổng Giám đốc của Bách Hóa Xanh, cũng cho biết, không chỉ có các điểm bán offline, Bách hóa Xanh cũng đang kỳ vọng và tập trung nguồn lực để phát triển mảng online. Trong tháng 6, chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh sẽ đưa ra dịch vụ giao hàng trong vòng 2 tiếng, áp dụng từ Khánh Hòa đến tận Cà Mau.

dstd-21-b.jpg

Hệ thống siêu thị Vinmart

Sau khi sáp nhập hệ thống cửa hàng Vinmart của Vincommerce, Masan đang tỏ ra quyết liệt trong chiến lược đưa hàng thiết yếu lên online. Thực tế, Masan đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025, doanh thu bán lẻ trực tuyến sẽ đóng góp khoảng 25% tổng doanh thu. Đây là một con số không hề nhỏ, như năm 2020, doanh thu thuần của Masan Consumer là hơn 22.000 tỉ đồng, với mục tiêu đề ra doanh thu mảng trực tuyến sẽ đóng góp không dưới 4.000 tỉ đồng/năm.

Xu hướng trực tuyến của lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng ngày càng mạnh mẽ trên thế giới. Chẳng hạn, Walmart đầu tư 16 tỷ USD để thâu tóm 77% cổ phần tại Tập đoàn Flipkart để thâm nhập thị trường thương mại điện tử Ấn Độ. Đồng thời, việc thâu tóm Flipkart cũng tạo thêm sức mạnh để Walmart cạnh tranh trên sân chơi thương mại điện tử toàn cầu. Năm 2019, nhà bán lẻ hàng đầu của Anh Marks and Spencer (M&S) đã mua 50% cổ phần của Ocado (siêu thị trực tuyến tại Anh) với giá lên tới 994 triệu USD. Các mặt hàng thực phẩm gắn nhãn của M&S được bán trực tuyến trên Ocado từ tháng 9/2020.

Giới đầu tư đã nhìn ra tiềm năng này tại thị trường bán lẻ Việt Nam. Vì vậy, tính đến ngày 17.5, mức định giá 7,3 tỷ USD sau khi phát hành cổ phần mới, The CrownX cao hơn cả quy mô vốn hóa của Masan (5,3 tỷ USD), chỉ kém chút so với Techcombank (vốn hóa 7,4 tỷ USD), nhưng vượt qua Masan Consumer Holdings (MCH) vốn hóa 3,6 tỷ USD, Masan MEATLife (MML) vốn hóa chỉ đạt 0,9 tỷ USD.

Bình luận

Dân ưa chuộng nuôi cá mú trân châu vì dễ nuôi, dễ bán

Với những ưu điểm như dễ nuôi, ít dịch bệnh, tiêu thụ thuận lợi, rất nhiều vùng ao đìa ven biển và cả nuôi lồng bè đã thả nuôi cá mú trân châu.

Xây dựng chuỗi lúa gạo bền vững, Tân Long đặt mục tiêu lớn trước năm 2030

Tập đoàn Tân Long đặt mục tiêu sản xuất hơn 1.000.000 tấn gạo trước năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, Tập đoàn đang hoàn thiện chuỗi lúa gạo khép kín.

Khát khao cháy bỏng khẳng định thương hiệu nông sản Việt

Có những doanh nhân sẵn sàng từ bỏ, đánh đổi tiền tài và địa vị, chỉ với một khát khao cháy bỏng phải xây dựng bằng được vị thế, tên tuổi cho nông sản Việt.

Đưa hoa ly lên xứ Mường, doanh nghiệp gặt hái thành công

Hoa ly là giống cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng nên đất trồng phải chọn vùng cao ráo, thông thoáng và có điều kiện tưới tiêu hợp lý.

Hai 'ông lớn' ngành thủy sản thắng đậm

Vĩnh Hoàn và Sao Ta có kết quả kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ nhu cầu phục hồi và hưởng lợi từ căng thẳng Nga - Ukraine.

Muốn thành công phải khác biệt & bài học Vinamit

'Nếu không xuất phát từ niềm đam mê thì cũng phải hướng đến giá trị cốt lõi là đóng góp cho cộng đồng trước rồi mới tìm kiếm lợi nhuận'.

Chu kỳ mới xán lạn của cao su Tây Nguyên

Khắc phục những nhược điểm trong phát triển cây cao su ở giai đoạn trước, các công ty cao su tại Tây Nguyên đang đứng trước chu kỳ mới đầy xán lạn.

KD Green Farm mở rộng diện tích trồng chuối

Với kế hoạch mở rộng quy mô thêm 200 ha đầu năm nay, KD Green Farm nâng tổng diện tích vùng trồng lên 300 ha.

Cụm trang trại bò sữa đạt kỷ lục thế giới của TH: Dấu ấn nông nghiệp sạch Việt Nam

Các chuyên gia quốc tế nhận định, cụm trạng trại bò sữa của TH đi vào hoạt động, mang tới dòng sữa tươi sạch tiêu chuẩn quốc tế, là một dấu ấn mang lại những thay đổi căn bản trong ngành sữa, ngành chăn nuôi Việt Nam.

Bầu Đức bán thịt heo ăn chuối chỉ trong một ngày

Chất lượng heo ăn chuối của Hoàng Anh Gia Lai đảm bảo tiêu chí “3 không”: Không thuốc kháng sinh, không thuốc tăng trọng, không đạm động vật.