Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún

Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...

g2.png

Bún Ba Khánh được ưa chuộng nhờ chuẩn mực và minh bạch. Ảnh: HL.

Nhiều loại bún, bánh phở, hủ tiếu của Ba Khánh làm từ “gạo cứng cơm”. Có lúc thương lái treo bảng “không mua lúa cứng cơm” thì cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh ĐBSCL tới TP.HCM.

4 đời gắn bó với nghề bún truyền thống, “ra riêng” năm 1994 tại TP Vĩnh Long (gần cầu Mỹ Thuận), 5 năm nay cơ sở Ba Khánh được biết đến như nhà sản xuất kiên trì tìm kiếm và thành công trong cách gia tăng giá trị cho gạo cứng cơm.

Bà Lưu Kim Phụng và ông Trương Nhựt Khánh - chủ nhân lò bún Ba Khánh - đều nói rằng: “Khó khăn lâu nay là các lò bún âm thầm đưa đủ loại bún trôi nổi ra ngoài thị trường. Thậm chí nhiều bạn hàng nói làm bún lâu năm mà màu cứ đục lừ, sao không bỏ thuốc vô cho trắng? Bà Kim Phụng kể lại: “Có lần người ta báo bao bì bún Ba Khánh nhưng ruột của lò bún khác… Thử hỏi, liệu có sống được không nếu cứ nắng bề nào che bề đó?".

Năm 2013, nhiều lò bún “chết đứng” vì bún trôi nổi không thể minh bạch nguồn gốc, chất lượng. Nhiều người có định kiến hễ làm bún là nước thải hôi thối chịu không nổi. Người thì nói bún xài hóa chất công nghiệp tinopal (chất tạo sáng quang học dùng trong sản xuất giấy hay bột giặt)… Cơ sở Ba Khánh cũng “vạ lây”, chỉ sản xuất cầm chừng. Cho tới khi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Vĩnh Long lấy mẫu kiểm định, kiểm tra quy trình và đính chính thì lò bún mới “tai qua, nạn khỏi”.

Ông Nhựt Khánh giỏi nghề cơ khí nên tìm cách nghiên cứu, liên tục cải tiến máy móc, áp dụng công nghệ, quy trình hiện đại vào trong sản xuất vừa nâng cao năng suất vừa đa dạng hóa sản phẩm. Bà Kim Phụng tinh tế trong việc giữ gìn quy trình vệ sinh, sạch sẽ, đã làm cho bún - phở tươi an toàn, giữ hương vị thơm ngon theo công thức riêng.

Khác biệt bắt đầu khi dây chuyền sản xuất tự động chạy tốt, năng suất tăng, chi phí giảm; quy trình kiểm tra chất lượng từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra được quản lý chặt chẽ. Nhà xưởng trên 4.000m2, sử dụng 45 lao động, mỗi ngày cơ sở Ba Khánh cung cấp ra thị trường khoảng 10 tấn thành phẩm với 7 dòng sản phẩm (bún tươi, bún bò Huế, bánh phở tươi, bánh canh gạo, hủ tíu, bánh ướt, bánh hỏi) cung ứng cho các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống lớn khu vực ĐBSCL và TP.HCM.

Hiện nay, cơ sở tiếp tục đầu tư nhà xưởng, chuyển đổi công nghệ sản xuất, thay đổi bao bì… Đặc biệt, quy trình sản xuất “bún hấp” hạn chế dùng nước, tránh mối nguy nhiễm vi sinh. Năm 2017, cơ sở đã nâng cấp thành công hệ thống xử lý nước thải, áp dụng mô hình trồng cây thủy sinh trên đá, thanh lọc nước trong, sạch, quay trở về với thiên nhiên. Lần đầu tiên, Ba Khánh chính thức đạt chứng nhận ISO 22000:2005 - tiêu chuẩn quốc tế về Vệ sinh An toàn thực phẩm. Chưa tới một năm, Ba Khánh tiếp tục đạt chứng nhận quốc tế ISO 22000:2018.

Cuối năm 2021, Cơ sở sản xuất Ba Khánh đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập. Bà Lưu Kim Phụng nói: “Niềm vui này quá lớn. Gần 3 tháng để hoàn thiện hồ sơ đáp ứng bộ tiêu chí Hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập không uổng công vì công việc thuận lợi hơn rất nhiều”.

“Đạt chứng nhận rồi, không chỉ doanh số tăng ổn định mà còn có tới 5 cái lợi mà Ba Khánh từng mong muốn: 1/ Sự tự tin hơn về chất lượng; 2/ Không sợ sự cố môi trường; 3/ Sản phẩm an toàn; 4/ Quy trình sản xuất minh bạch; 5/ Thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng”, bà Kim Phụng giải thích.

g1.png

Các Start Up, doanh nghiệp tìm hiểu tiêu chuẩn "Chuẩn hội nhập" do chuyên gia Bùi Phước Hòa (giữa) tư vấn. Ảnh: Tr.Q.

 

Bình luận

Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa

Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).

Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà

Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.

Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi

Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.

Làm giàu sau cơn bạo bệnh

Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.

Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày

Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.

Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel

Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.

Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'

Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.

Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel

Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.

Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường

Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.

Người trẻ bén duyên nông nghiệp xanh: Tay ngang mơ đầu tư lớn

Sau 6 năm làm nông trại hữu cơ với vô vàn khó khăn, anh vẫn kiên trì theo đuổi. Anh tin, với những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được, chắc chắn sẽ thành công.