Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày

Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo của huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), từ nhỏ, Hồ Thanh Phương đã nuôi nấng trong mình tính chịu khó, ý chí học tập với mong muốn khi đỗ đạt, mang những kiến thức của mình về góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Sau nhiều năm miệt mài đèn sách, năm 2009, anh tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh. 

Là một trong số ít thanh niên người Pa Cô ở huyện miền núi A Lưới có hai bằng cử nhân, thế nhưng sau khi ra trường, anh Phương gác lại giấc mơ như ở lại nơi thị thành để làm việc, quyết định khăn gói về quê lập nghiệp. 

“Trở về quê nhà tại thôn Đút 1, xã Hồng Kim, tôi luôn tự đặt câu hỏi tại sao nhà mình có vườn rộng gần 3ha, đất đai khá màu mỡ lại nằm ở vị trí tương đối thuận lợi là có nguồn nước suối dồi dào, mình không phát triển kinh tế vườn tược?”, anh Phương tâm sự.

ca3.jpg

Gác lại 2 tấm bằng Đại học, anh Phương về quê nghèo dẫn nước suối nuôi loài cá đặc sản. Anh phát triển kinh tế với mô hình vườn tược

Hệ thống hồ nuôi cá tầm của anh Phương được cải tạo sau nhiều lần thất bại. Đây là loài cá khó tính, trong quá trình nuôi và phát triển đòi hỏi đảm bảo yêu cầu về độ lạnh, độ sạch của nước. Chủ nhân nuôi cá phải thường xuyên vệ sinh, làm sạch thức ăn dư thừa trong ao hồ.
Bằng những kiến thức đã học và nỗ lực tìm tòi của cản thân, anh quyết định theo hướng đi riêng, tận dụng vườn nhà để trồng cây ăn quả, nuôi bò và bắt tay nghiên cứu, mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá tầm.

Theo anh Phương, thời điểm triển khai, anh là người đầu tiên ở huyện miền núi A Lưới đưa mô hình nuôi con cá đặc sản này vào thực tiễn, với mong muốn mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho gia đình và người dân địa phương.

“Qua tìm hiểu, tôi thấy cá tầm là loài cá nước ngọt ở xứ lạnh, thường sống ở môi trường nước có nhiệt độ dưới 30 độ C. Đây được xem là loài cá đặc sản được nuôi lấy thịt và lấy trứng. Nhận thấy vùng miền núi địa phương có điều kiện khí hậu, nguồn nước thích hợp để nuôi cá tầm nên tôi học hỏi mô hình và đào hồ nuôi. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm nên lúc đầu, hơn 99% số cá nuôi bị chết”, anh Phương chia sẻ.

Rút kinh nghiệm sau nhiều lần nuôi thử nghiệm và thất bại, cùng với việc tham khảo kiến thức nuôi cá tầm qua nhiều kênh thông tin, anh Phương đã xây dựng được mô hình nuôi cá tầm hoàn chỉnh, phù hợp. 

Theo chàng trai người dân tộc Pa Cô, cá tầm là loài cá “khó tính” nên khi nuôi, nếu không thường xuyên kiểm tra sự thay đổi của nhiệt độ nước, mật độ thức ăn thì cá sẽ chết.

ca2.jpg

Mỗi năm cá cho thu hoạch một lần

Cá tầm có tuổi thọ cao, phát triển nhanh nên càng nuôi lớn cá càng có giá trị kinh tế
Cá tầm được xem là loài cá có giá trị cao về dinh dưỡng và kinh tế
Do đó, ngoài khí hậu phù hợp thì một trong những điều kiện quan trọng là nguồn nước nuôi cá phải sạch, không bị ô nhiễm. Đáy ao nuôi phải được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ bùn đất, đảm bảo nước có chỉ số ô xy hòa tan cao, nguồn nước trong hồ cá luôn được duy trì ở mức 22 đến 25 độ C.

Từ bài học thực tiễn sau nhiều đợt cá bị chết hàng loạt, anh Phương mạnh dạn đầu từ đường ống, dẫn nước từ thác A Nor vào hồ nuôi. Từ đó, dòng nước suối trong xanh, mát lạnh đã giúp mô hình nuôi cá tầm của Phương hiệu quả, cá phát triển toàn diện.

Đến năm 2019, qua khảo sát, nhận thấy trang trại của gia đình anh Phương phù hợp với mô hình nuôi cá tầm, Trung tâm khuyến nông tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hỗ trợ anh thí điểm nuôi loại cá tầm Siberi có giá trị kinh tế cao.

Sau 2 vụ nuôi thành công, cuối năm 2021, anh Phương tiếp tục đầu tư hệ thống nước tự chảy, xây thêm 5 ao cá với diện tích gần 700m2 để thả nuôi 5.000 con cá tầm giống.  Sau quãng thời gian thử thách đầy khó khăn, hiện mô hình nuôi cá tầm của gia đình anh dần ổn định. 

ca1.jpg

Cá tầm không chỉ có tuổi thọ cao mà còn phát triển rất nhanh. Với giá bán từ 250.000-300.000 đồng/kg như hiện nay, mỗi tháng con cá này mang lại nguồn thu khoảng 30 triệu đồng cho gia đình anh Phương.

Thời gian tới, anh Hồ Thanh Phương sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích nuôi cá tầm, đồng thời áp dụng khoa học, công nghệ để có thể cho cá ăn tự động, tự theo dõi sự phát triển của cá, có biện pháp xử lý kịp thời khi hồ xảy ra sự cố. Ngoài ra, có thể kết hợp nuôi cá tầm với làm du lịch cộng đồng, anh chia sẻ.

Là người tiên phong đưa mô hình nuôi cá tầm về nuôi ở huyện miền núi A Lưới, mỗi tháng gia đình anh Phương thu nhập hơn 30 triệu đồng

 

Nguồn: Theo Vietnamnet.vn

Bình luận

Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa

Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).

Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà

Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.

Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi

Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.

Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún

Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...

Làm giàu sau cơn bạo bệnh

Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.

Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel

Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.

Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'

Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.

Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel

Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.

Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường

Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.

Người trẻ bén duyên nông nghiệp xanh: Tay ngang mơ đầu tư lớn

Sau 6 năm làm nông trại hữu cơ với vô vàn khó khăn, anh vẫn kiên trì theo đuổi. Anh tin, với những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được, chắc chắn sẽ thành công.