Quảng Trị: Khám phá trang trại nuôi bọ cạp đen la liệt, người yếu bóng vía không dám xem

Thụ án 9 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy và được tha tù trước thời hạn nhờ cải tạo tốt, Lê Thành Trung (35 tuổi, thôn 6, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) quyết tâm làm lại cuộc đời bằng đôi bàn tay lao động chân chính

Trên đường dẫn tôi đến trang trại nuôi bọ cạp, nuôi rắn mối, nuôi dế của anh Trung áp chân cầu Đại Lộc bờ bắc dòng sông Thạch Hãn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Triệu Thuận, Trần Hữu Hoan kể, sau gần 4 năm, một Trung của quá khứ lầm lỗi đã thay đổi rất nhiều.

lethanhtrung1qvkc-1621180423493-1621180423789887817662.jpg

Lê Thành Trung (xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị)) khoe mô hình nuôi bò cạp lấy thịt được thị trường ưa chuộng

Hàng ngày, bà con không còn nghi ngại về một thanh niên từng có nhiều hành tung đáng ngờ trước đây, thay vào đó là một anh nông dân cần cù lao động.

Một ông chủ trang trại nuôi dế, nuôi bò cạp, nuôi rắn mối với nhiều sáng kiến, mạnh dạn trong đầu tư làm ăn kinh tế nông nghiệp là tấm gương hoàn lương, vươn lên làm kinh tế giỏi ở địa phương. 

Năm 1996, gia đình Trung từ miền Nam về lại quê nhà Triệu Thuận. Gia cảnh lúc ấy bí bết nên Trung phải nghỉ học sớm, theo bạn bè đi lao động tự do.
Rồi Trung thành một thợ sơn lành nghề, nhận sơn quét, trang điểm cho nhiều nhà tư nhân, công trình nhà nước trên địa bàn TP Đông Hà. Đặc thù công việc đi nhiều gặp nhiều trong độ tuổi thanh niên chưa vợ nên Trung khá phóng khoáng, vô lo trên các bàn nhậu. Các cuộc chơi bời ham vui thâu đêm suốt sáng cùng bè bạn.

Trung kể: “Bạn bè tốt nhiều và xấu cũng không ít. Trong những lần tụ tập, nhiều người nhiều lần thông tin và đặt vấn đề làm ăn buôn bán lớn. Ban đầu, em nghe rồi để đó, song về sau không biết mình bị ngấm nó từ lúc nào. Nhất là sau vài lần đầu góp vốn làm ăn, tiền bỏ ra thì ít mà lãi thu về thì nhiều, nên dễ dàng bị cuốn hút, rồi tham gia trực tiếp vào việc làm ăn vi phạm pháp luật đó. 
Tuy nhiên, thực lòng mà nói, tại chính thời điểm đó, có nhiều lúc em thức tỉnh. Đó là những lúc về nhà nhìn thấy mắt mạ em buồn mơ hồ, rất khó tả. Dường như mạ đã linh cảm được điều gì đó chẳng lành về đứa con hay đi sớm về muộn của mình. Sau nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ và thương mạ rất nhiều, em quyết định cắt đứt các quan hệ đang có ở quê, đi xa vào miền Nam tìm kiếm việc làm, sinh sống lương thiện”.

Vẫn lời Trung: “Song có những hoàn cảnh con người muốn sống tốt còn khó hơn đi trên dây. Em vào Bình Thuận được 5 tháng, bỗng một hôm ở chỗ làm đông người có một người đến bắt chuyện, làm quen với em. Và những ngày tiếp đó dụ dỗ, lôi cuốn trở lại việc làm vi phạm pháp luật đó”. 
“Rất may là em bị bắt sớm”, Trung nói với niềm hạnh phúc vẫn còn nguyên vẹn sau khi nhận ra những sai lầm, tội lỗi nghiêm trọng của cuộc đời mình. 
“Năm 2007, Công an tỉnh Bình Thuận bắt quả tang em về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, sau đó thụ án 9 năm tù về tội này. Nhờ cải tạo tốt, em được tha tù trước thời hạn gần 2 năm rưỡi. Ngày được tha tù, mạ em vào chờ đón em ngay trước cổng Trại giam Sông Cái (Bình Thuận). Vừa bước ra khỏi cổng trại, em chạy tới ôm lấy mạ và khóc ròng... Em nói, xin mạ tha lỗi cho con! Con sẽ làm lại cuộc đời! Lúc đó, mạ em nhìn vào mắt em, nhưng lần này mạ không khóc. Mạ xoa đầu em, bảo, mẹ tin con làm được!”. 

lethanhtrung5jqqq-1621180424691-1621180424844162618796.jpg

Lê Thành Trung (phải) hoàn lương, làm lại cuộc đời bằng đôi bàn tay lao động chân chính của mình với mô hình trang trại nuôi bò cạp, nuôi dế, nuôi rắn mối.

Ra tù, Trung không chỉ có cha mẹ và người thân mà chính quyền, các cơ quan đoàn thể địa phương đều hết sức chia sẻ, giúp đỡ anh trong quá trình hoàn lương. Trung kể: “Đầu năm 2015, khi em quyết định đầu tư, thực hiện dự án chăn nuôi, phát triển nông nghiệp; nuôi gà và các loại côn trùng lấy thịt như dế, bò cạp, rắn mối để xuất bán ra các thị trường trên địa bàn và tỉnh, thành phố lân cận, các chú bác, anh chị làm việc trong chính quyền, đoàn thể địa phương rất chia sẻ, ủng hộ giúp đỡ em. Hội Nông dân huyện Triệu Phong đã tạo điều kiện cho em vay 30 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ Nông dân. Hội Nông dân xã đứng ra bảo lãnh với Ngân hàng Liên Việt chi nhánh tại TP Đông Hà cho em vay 50 triệu đồng.

Năm đầu tiên, em gặp không ít khó khăn do mình chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, phát triển nông nghiệp. Cố gắng lắm em mới bảo đảm được số vốn bỏ ra mà không bị lỗ. 

Năm thứ 2, rút kinh nghiệm cộng với chủ động đi tìm hiểu, học tập phát triển mô hình này ở một số địa phương, em tập trung chủ yếu vào việc nuôi dế, bán cho thị trường các tỉnh phía Bắc. Quần quật với công việc hơn 1 năm và sinh lợi được khoảng gần nửa tỷ đồng, em tiếp tục đầu tư việc chăn nuôi, phát triển dế với quy mô lớn hơn. 

Năm vừa rồi xã cũng cho em thuê 1ha đất với 2 năm đầu không thu phí. Một số ngân hàng cũng đã chấp nhận cho em vay vốn lớn hơn. Bên cạnh chăn nuôi, phát triển nuôi dế lấy thịt, em tiếp tục chăn nuôi các loại gà lấy thịt chất lượng cao cùng nuôi rắn mối và nuôi bò cạp…”.
Trung dẫn tôi đi một vòng thăm trang trại của anh. Những chú rắn mối béo tròn nghe động, chạy xắng xít, chui vào những mô rơm. Trong khi nhung nhúc những chú dế thì yên ắng, lẩn mình vào bột mùn cưa trong các chiếc lồng, dưới các bóng đèn điện. 

Trung bảo: “Việc em đầu tư chăn nuôi các loại côn trùng lấy thịt còn xuất phát từ gợi ý của các anh Công an xã Triệu Thuận và Công an huyện Triệu Phong. Sau đó em tự đi tìm hiểu mô hình này ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Những ngày đầu mới nuôi, các anh công an đều đến đây giúp đỡ và động viên em cố gắng. Trước những tình cảm, sự chia sẻ và khuyên nhủ chân thành đó khiến em luôn tự nhủ mình phải nổ lực hết sức để không phụ lòng người tốt”. 

Qua gần 4 năm quăng quật với công việc, hiện Trung đang chăn nuôi gần 200 lồng dế, hơn 9.000 con rắn mối và con bò cạp, cùng gần 1.000 con gà lấy thịt các loại mà chủ yếu là gà Đông Tảo. 

Riêng về rắn mối, hiện thị trường đang mua với giá khá cao, 350.000 đồng/kg (mỗi kg khoảng 24 con rắn mối). Với lượng vật nuôi này, Trung thu về không dưới 1 tỷ đồng mỗi năm. 

Trung đang thực hiện khát vọng làm giàu lớn hơn là đầu tư thêm vốn, mở rộng diện tích trang trại, gia tăng về số lượng và loài vật nuôi phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Bên cạnh, anh còn cho sản xuất các loại giống vật nuôi này để cung cấp cho người dân trong xã và các địa phương khác như Quảng Bình và Hà Tĩnh.

“Bây giờ, em đang rất cố gắng làm ăn kinh tế giỏi, vừa nỗ lực sống tốt hơn để cha mẹ, người thân được vui mừng, hạnh phúc; không còn cảnh phải cúi mặt vì con buôn bán cái chết trắng, tù tội, trước bà con, xóm làng và xã hội như trước đây”.

Bình luận

Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa

Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).

Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà

Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.

Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi

Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.

Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún

Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...

Làm giàu sau cơn bạo bệnh

Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.

Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày

Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.

Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel

Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.

Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'

Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.

Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel

Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.

Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường

Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.