Vỏ dừa phế phẩm thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Bến Tre

Từ chiếc vỏ dừa xấu xí, qua máy đánh chỉ, người dân Bến Tre thu về chỉ xơ dừa có giá trị xuất khẩu hơn trăm tỷ đồng mỗi năm.

Từ chiếc vỏ dừa gần như phế phẩm, qua chiếc máy tách chỉ xơ dừa, người ta thu được hai sản phẩm có giá trị cao là chỉ xơ dừa và mụn dừa (cám dừa).

chi-xo-dua-1419_20210408_593-151709.jpeg

Từ chiếc vỏ dừa, qua máy tách chỉ đã thu được mụn và chỉ xơ dừa có giá trị xuất khẩu. Ảnh: Minh Đảm.

Hiện nay, mụn dừa là sản phẩm quan trọng có nhu cầu rất lớn trên thị trường. Mụn dừa được dùng làm giá thể thay thế đất trong sản xuất cây giống. Ngoài ra, mụn dừa còn được dùng để ủ phân vi sinh, phân hữu cơ… Làng nghề cây giống hoa kiểng ở ĐBSCL, nhất là ở huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc (Bến Tre), TP Sa Đéc (Đồng Tháp)… tiêu thụ rất mạnh mụn dừa.

Cơ sở sản xuất cây giống Ngọc Vinh ở xã Hưng Khánh Trung A, huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) sản xuất kinh doanh cây giống với nhiều chủng loại đa dạng, nổi bật nhất là vú sữa MiCA không mủ do bà Nguyễn Thị Vinh, chủ cơ sở đứng ra làm thương hiệu. Cơ sở này còn đầu tư thiết bị tách mụn và chỉ xơ dừa để phục vụ nhu cầu hàng ngày của cơ sở và cung cấp cho những cơ sở khác.

mun-dua-1419_20210408_845-151716.jpeg

Công nhân làm việc tại cơ sở Ngọc Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Bà Nguyễn Thị Vinh, chủ cơ sở cho biết: Nhận thấy lượng vỏ dừa tồn đọng lớn ở địa phương, cơ sở đã đầu tư máy tách chỉ xơ dừa, mụn dừa để cung cấp cho thị trường xung quanh. Hiện nay, mỗi ngày cơ sở sản xuất khoảng 7 tấn mụn dừa, 2 tấn chỉ xơ dừa. Tuy sản lượng cao nhưng không đủ nhu cầu thị trường.

Theo chia sẻ từ cơ sở Ngọc Vinh, mỗi bao mụn dừa 10 kg có giá bán 23.000 đồng. Riêng mỗi tấn chỉ xơ dừa sau khi ép thành kiện có giá trị xuất khẩu khoảng 2,5 - 3 triệu đồng. Giá trị tăng lên nhiều lần so với vỏ dừa phế phẩm.

Theo sở Công thương tỉnh Bến Tre, hiện nay chỉ xơ dừa là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Năm 2019, tỉnh Bến Tre xuất khẩu gần 49.000 tấn, năm 2020 gần 45.000 tấn. Riêng năm 2021, do thị trường thế giới gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, sản lượng dừa bị ảnh hưởng bởi hạn mặn 2020 nên tỉnh đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 30.000 tấn chỉ xơ dừa.

mun-dua-vo-bao-1419_20210408_554-151722.jpeg

Mỗi bao mụn dừa có giá bán 23.000 đồng, nhu cầu lớn trong sản xuất cây giống, hoa kiểng. Ảnh: Minh Đảm.

Hiện nay, sản phẩm thảm xơ dừa giúp gia tăng giá trị của chỉ xơ dừa thô. Công ty TNHH Dừa Đông Dương ở ấp Tân An, xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày Bắc là đơn vị tiên phong ở Bến Tre đã phát triển mặt hàng này để xuất khẩu, thu về khoảng 5 tỷ đồng/tháng.

Ông Lê Thanh Tiến, Giám đốc công ty chia sẻ: Hiện nay sản phẩm của công ty đang tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Hàn Quốc. Thị trường Châu Âu và Nhật Bản công ty cũng có phát triển nhưng thị phần chưa lớn.

So với giá tơ nguyên liệu chỉ từ 3.000 đồng/kg, khi sản phẩm hoàn chỉnh giá trị sẽ lên hơn 10.000 đồng/kg. Mỗi tấm thảm 10 m2 có giá trị xuất khẩu trên 45 USD. Mỗi tháng, công ty xuất khẩu từ 30 - 40 container, doanh thu khoảng 5 tỷ đồng.

Cũng theo chia sẻ từ ông Tiến, Cơ sở Dừa Đông Dương đang giải quyết cho khoảng 80 lao động với thu nhập từ 7,5 triệu đồng/tháng. Cá biệt, có lao động thu nhập nhập từ 12 - 13 triệu đồng/ngày. Bên cạnh đó, 6 cơ sở vệ tinh của công ty, mỗi cơ sở có đến hơn 10 lao động có thu nhập từ nghề dệt thảm xơ dừa.

det-tham-dua-1419_20210408_926-151730.jpeg

Công nhân dệt thảm xơ dừa tại công ty TNHH Dừa Đông Dương. Ảnh: Minh Đảm.

"Từ chiếc vỏ dừa phế phẩm, qua chế biến đã trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực cửa tỉnh Bến Tre, mang về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm và giải quyết việc làm đáng kể cho địa phương", ông Võ Văn Chiến, Phó Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Bến Tre cho biết.

Cũng theo ông Chiến, tỉnh Bến Tre có diện tích dừa lớn trên 72.000 ha, với sản lượng trên 600 triệu trái mỗi năm. Sản phẩm từ dừa rất nhiều. Trong đó, vỏ dừa dùng máy đánh tơi ra lấy chỉ và mụn dừa. Chỉ xơ dừa dùng để đánh dây, dệt thảm.

Mụn dừa để dùng làm phân trong sản xuất cây giống rất tốt, kết hợp với một số loại phân vi sinh nữa giúp tơi xốp hiệu quả. Do đó, có thể sử dụng hết sản phẩm từ dừa, không bỏ thứ gì, bao gồm gáo dừa, dừa hư... giúp gia tăng giá trị ngành dừa.

Nguồn: https://nongsanviet.nongnghiep.vn/

Bình luận

Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa

Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).

Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà

Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.

Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi

Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.

Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún

Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...

Làm giàu sau cơn bạo bệnh

Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.

Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày

Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.

Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel

Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.

Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'

Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.

Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel

Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.

Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường

Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.