Gặp gỡ “mẹ đẻ” của sản phẩm tương thanh long độc đáo

Người phụ nữ 67 tuổi tâm huyết với trái thanh long của quê hương và mong muốn đa dạng sản phẩm, sản xuất thành công tương thanh long để giúp người dân tháo gỡ một phần đầu ra cho trái thanh long.

Xuất phát từ trăn trở trong việc trái thanh long gặp khó khăn về đầu ra và mong muốn đa dạng hóa các sản phẩm từ loại trái cây này, bà Hồ Thị Bạch Hoàng, Giám đốc HTX Thanh long Hàm Kiệm (xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) đã bắt đầu nghiên cứu làm tương thanh long.

Ý tưởng này xuất phát trong một lần ra Hà Nội, bà Hoàng đến thăm một cơ sở sản xuất tương bần từ những nguyên liệu đơn. Từ đó, ý nghĩ về sản phẩm tương thanh long bộc phát bởi Bình Thuận là thủ phủ thanh long, nếu được chế biến thành tương sẽ là thực phẩm tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng.

h1.jpg

Bà Hồ Thị Bạch Hoàng, “mẹ đẻ” của tương thanh long. Ảnh: NVCC

“Việc xuất khẩu trái thanh long gặp khó, vì vậy, nếu sản phẩm tương thanh long ra đời được thị trường chấp nhận sẽ phần nào giúp nông dân giải quyết một phần sản lượng trái tươi. Những suy nghĩ đó càng thôi thúc tôi quyết tâm hơn trong việc sản xuất tương từ trái thanh long”, bà Hoàng chia sẻ.

Bắt tay ngay vào sản phẩm ấp ủ, người phụ nữ này đã tự tìm hiểu về quy trình ủ tương để áp dụng trên nguyên liệu trái thanh long tươi, các phụ phẩm đặc trưng nhưng không hề dễ dàng.

Rút kinh nghiệm từ những lần thất bại, cuối cùng bí quyết “trái thanh long làm nguyên liệu chính thì phải thêm bột bắp, bột đậu nành mới lên men được” đã được đúc kết và tạo ra sản phẩm thành công.

img_8540.jpg

Người trồng thanh long tại Bình Thuận. Ảnh: DT

Tháng 5.2021, tương thanh long với 2 loại sản phẩm đỏ và đen có các hương vị như ngọt, mặn, chua cay của bà Hoàng đã ra đời và được thị trường đón nhận.

Trước thành công bước đầu của sản phẩm thì việc phát triển thị trường cho sản phẩm tương thanh long lại là một khó khăn khác. Bởi, các quán ăn, người tiêu dùng đã quen dùng các sản phẩm tương truyền thống, giá thành thấp, nhiều nơi ngại thay đổi và chấp nhận một sản phẩm mới có giá cao hơn.

“Không vì thế mà tôi nản lòng, bởi với tôi, tạo dựng được sản phẩm mới từ nguyên liệu chính của địa phương đã cho tôi động lực để tiếp tục cuộc hành trình.

Nỗ lực tìm kiếm thị trường và nhà đầu tư để hỗ trợ khâu vận hành và phân phối sản phẩm tương thanh long là hướng đi bền vững chứ không tạo hiệu ứng bề nổi”, bà Hoàng chia sẻ thêm.

Bên cạnh những khó khăn luôn có những động lực để phấn đấu, cuối năm 2021, tại cuộc thi “Khởi nghiệp – đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Thuận” do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận tổ chức, sáng kiến sản phẩm tương làm từ trái thanh long của bà Hồ Thị Bạch Hoàng đạt giải nhất.

Ban tổ chức cuộc thi đánh giá cao sản phẩm tương thanh long bởi vì có tính đổi mới và khả thi khi triển khai ra thị trường.

h2.jpg

Sản phẩm tương thanh long của bà Hoàng trên thị trường. Ảnh: NVCC

Hiện tại, sản phẩm tương thanh long được bán trên thị trường với giá 6.000 - 7.000 đồng/chai 270ml tùy theo loại. Để ngày càng phát triển sản phẩm tâm huyết của mình, người phụ nữ 67 tuổi này cũng đang đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất và tạo dựng đội ngũ phát triển thị trường.

Được biết, trước khi thành công với tương thanh long, bà Hoàng từng làm các loại bánh mứt thanh long, siro thanh long, búp thanh long muối, rượu thanh long,…

Người phụ nữ tâm huyết với trái thanh long của quê hương và mong muốn đa dạng sản phẩm để giúp người dân tháo gỡ một phần đầu ra cho trái thanh long. Những sản phẩm mới ra đời từ thanh long góp phần nâng cao giá trị trái cây đặc sản của Bình Thuận. 

 

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Dân ưa chuộng nuôi cá mú trân châu vì dễ nuôi, dễ bán

Với những ưu điểm như dễ nuôi, ít dịch bệnh, tiêu thụ thuận lợi, rất nhiều vùng ao đìa ven biển và cả nuôi lồng bè đã thả nuôi cá mú trân châu.

Xây dựng chuỗi lúa gạo bền vững, Tân Long đặt mục tiêu lớn trước năm 2030

Tập đoàn Tân Long đặt mục tiêu sản xuất hơn 1.000.000 tấn gạo trước năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, Tập đoàn đang hoàn thiện chuỗi lúa gạo khép kín.

Khát khao cháy bỏng khẳng định thương hiệu nông sản Việt

Có những doanh nhân sẵn sàng từ bỏ, đánh đổi tiền tài và địa vị, chỉ với một khát khao cháy bỏng phải xây dựng bằng được vị thế, tên tuổi cho nông sản Việt.

Đưa hoa ly lên xứ Mường, doanh nghiệp gặt hái thành công

Hoa ly là giống cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng nên đất trồng phải chọn vùng cao ráo, thông thoáng và có điều kiện tưới tiêu hợp lý.

Hai 'ông lớn' ngành thủy sản thắng đậm

Vĩnh Hoàn và Sao Ta có kết quả kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ nhu cầu phục hồi và hưởng lợi từ căng thẳng Nga - Ukraine.

Muốn thành công phải khác biệt & bài học Vinamit

'Nếu không xuất phát từ niềm đam mê thì cũng phải hướng đến giá trị cốt lõi là đóng góp cho cộng đồng trước rồi mới tìm kiếm lợi nhuận'.

Chu kỳ mới xán lạn của cao su Tây Nguyên

Khắc phục những nhược điểm trong phát triển cây cao su ở giai đoạn trước, các công ty cao su tại Tây Nguyên đang đứng trước chu kỳ mới đầy xán lạn.

KD Green Farm mở rộng diện tích trồng chuối

Với kế hoạch mở rộng quy mô thêm 200 ha đầu năm nay, KD Green Farm nâng tổng diện tích vùng trồng lên 300 ha.

Cụm trang trại bò sữa đạt kỷ lục thế giới của TH: Dấu ấn nông nghiệp sạch Việt Nam

Các chuyên gia quốc tế nhận định, cụm trạng trại bò sữa của TH đi vào hoạt động, mang tới dòng sữa tươi sạch tiêu chuẩn quốc tế, là một dấu ấn mang lại những thay đổi căn bản trong ngành sữa, ngành chăn nuôi Việt Nam.

Bầu Đức bán thịt heo ăn chuối chỉ trong một ngày

Chất lượng heo ăn chuối của Hoàng Anh Gia Lai đảm bảo tiêu chí “3 không”: Không thuốc kháng sinh, không thuốc tăng trọng, không đạm động vật.