Làm gì để giữ được thương hiệu cam Cao Phong - Hòa Bình?
Hòa Bình đã xây dựng thành công thương hiệu Cam Cao Phong nhưng quan trọng hơn, ý thức gìn giữ thương hiệu cam Cao Phong được từng hộ trồng cam thực hiện thế nào?
Từ ý thức giữ gìn thương hiệu...
Từ sự thành công từ thương hiệu cam Cao Phong, đến nay, tỉnh Hòa Bình đã trồng trên 5.300ha cam tại các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy, Tân Lạc. Sự phát triển cây cam tại nhiều địa phương cũng là điều đáng mừng, nhưng quan trọng hơn, ý thức gìn giữ thương hiệu cam Cao Phong được từng hộ trồng cam thực hiện như thế nào?
Cách đây hơn 2 năm, anh Phan Văn Bình mua lại hơn 4ha vườn trồng cam tại xóm Dài, xã Bắc phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Vào thời điểm đó chất đất và cây cam đang dần thoái hóa. Với quyết tâm cải tạo đất, trồng cam theo mô hình nông nghiệp sạch, anh đã đầu tư bể ngâm đỗ tương để chăm bón cho cây, hệ thống nước tưới phun tự động. Sau một thời gian cây cam được tưới nước sạch và được chăm bón bằng hạt đậu tương ủ lên men, đặc biệt là không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đến nay cây cam đã phát triển tốt đạt chất lượng cao.
Anh Phan Văn Bình chia sẻ kinh nghiệm trồng cam Cao Phong tại vườn của gia đình
Anh Phan Văn Bình cho biết: Đầu vụ cam năm nay có doanh nghiệp đã đặt mua hết cả vườn với giá cao gấp đôi giá thị trường. "Trên này cũng ít người làm theo mô hình này vì kinh phí lớn. Do đỗ tương đắt, mọi người thường dùng Kali.. để bón nó nhanh lớn nhưng hại cây. Vườn mình bón bằng đỗ tương và phân bò đã xử lý." Anh Bình cho biết.
Từ nhiều năm nay, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng thành công thương hiệu sản phẩm cam Cao Phong. Tạo được giống cam ngon, xây dựng được thương hiệu đã khó, nhưng giữ được thương hiệu lại càng khó khăn hơn. Để duy trì phát triển, giữ được thương hiệu này cũng đang là thách thức của các cấp, các ngành. |
Ông Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình, cho biết: Địa phương thường xuyên tổ chức chương trình tập huấn kỹ thuật cho các hộ trồng cây có múi về mô hình sản xuất nông nghiệp sạch. Qua đó, những sản phẩm đạt chất lượng đã ký được nhiều hợp đồng tiêu thụ vào hệ thống siêu thị như Vinmart, BigC, Lotte… và các cửa hàng thực phẩm sạch.
"Đánh giá thời gian qua, chất lượng nông sản ở Hòa Bình vẫn đảm bảo, vẫn chưa phát hiện dư lượng hóa chất động hại thưốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm. Chúng tôi đã thành phần đoàn kiểm tra để làm sao đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như phòng chống Covid."
... Đến sản phẩm nông nghiệp sạch 4 sao
Sản phẩm nông nghiệp sạch gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang là mục tiêu tỉnh Hòa Bình hướng đến. Sau 3 năm thực hiện, đến nay tỉnh Hòa Bình có 73 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 18 sản phẩm OCOP đạt 4 sao, 52 sản phẩm đạt 3 sao. Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, hình thành nhiều mô hình, vùng sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các chuỗi giá trị sản phẩm….
Theo ông Hoàng Văn Tuân, Phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình thì trước đây, vì hám lợi cũng như ý thức còn kém, nên một số hộ trồng cam ở Hòa Bình đã mua thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc để sử dụng. "Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu chính sách của Trung ương và tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các chính sách hỗ trợ như vay vốn, điểm bán hàng… hướng tới tỉnh sẽ xây dựng từ 2-3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao." - ông Tuân thông tin.
Giờ đây, người dân đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm nông nghiệp sạch, xây dựng thương hiệu đạt tiêu chuẩn OCOP. Qua đó, tỉnh Hòa Bình đã phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương.
Về nơi sản xuất hạt sen OCOP 4 sao
Hưng Yên là cái nôi và là trung tâm chế biến hạt sen các loại. Mỗi năm địa phương này sản xuất, cung ứng ra thị trường trên 10.000 tấn hạt sen trần tinh khiết.
Gạo Ông Cua – thơm ngon hàng đầu thế giới
Với hành trình 30 năm nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa thơm đặc sản ST24, ST25, kỹ sư Hồ Quang Cua đang xây dựng thương hiệu cho loại gạo ngon nhất thế giới.
Nức tiếng mãng cầu Bà Đen
Với diện tích lớn nhất cả nước, trái ra quanh năm, chất lượng cao cùng chỉ dẫn địa lý, mãng cầu Bà Đen khẳng định vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.
Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ tại 6 nước
Ngày 9.5, tỉnh Thái Nguyên tổ chức công bố nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ tại Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nhượng quyền giống xoài Cát Lộc
Ngày 28/4, tại Tiền Giang, Viện Cây ăn quả miền nam ký kết nhượng quyền sản xuất, kinh doanh giống xoài vỏ dày LĐ12 (xoài Cát Lộc) cho Tập đoàn Lộc Trời.
Tôm sú Cà Mau chính thức có thương hiệu
Chiều 28.4, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Cà Mau đã diễn ra lễ trao giấy chứng nhận đăng lý chỉ dẫn địa lý sản phẩm “tôm sú Cà Mau” cho Sở Khoa học và Công nghệ.
Thương hiệu cà phê PhinDeli chính thức xuất khẩu vào thị trường Mỹ
Lô hàng đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ đã thông quan thành công tại cảng Oakland, California vào trung tuần tháng 4 đã đánh dấu những bước đi đầu tiên chinh phục thị trường mới của cà phê PhinDeli
Hàng nghìn lượt người đến phiên chợ sâm Ngọc Linh ở miền núi Kon Tum
Chiều ngày 24.4, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh thu hút hàng nghìn lượt du khách, doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tham quan, mua sắm, trải nghiệm những sản vật của núi rừng Tây Nguyên.
Gạo Việt Nam ghi dấu ấn về chất lượng
Nhờ chiến lược duy trì chất lượng gạo xuất khẩu, tăng xuất khẩu gạo chất lượng cao và giảm xuất khẩu loại gạo phẩm cấp thấp, gạo Việt Nam đã và đang ghi dấu ấn trên thị trường thế giới.
Ngày hội mắm Châu Đốc diễn ra trong 5 ngày
Ngày hội mắm Châu Đốc được tỉnh An Giang chuẩn bị chu đáo, đảm bảo an toàn thực phẩm, giao thông.
Bình luận