Mô hình chăn nuôi thỏ để chế biến thực phẩm

Mô hình chăn nuôi thỏ không mới. Nhưng nuôi thỏ để lấy thịt làm món thỏ sấy gác bếp và nhiều sản phẩm chế biến khác như anh Hồ Hữu Nghị ở xã Huy Khiêm (huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) thì chưa có mấy người làm.

Đáng nói là mô hình chăn nuôi thỏ của anh Nghị đã mở ra hướng đi mới, đang góp phần hỗ trợ đầu ra cho nhiều nông dân ở huyện miền núi Tánh Linh.

Bỏ phố, về quê chăn nuôi thỏ

Anh Hồ Hữu Nghị (33 tuổi) vốn tốt nghiệp ngành cử nhân công nghệ thông tin,  có việc làm và mức lương khá ở TP.HCM.

 Nhiều lần về thăm nhà, anh thấy người thân và nông dân chăn nuôi thỏ tại địa phương mãi loay hoay bài toán đầu ra hoặc tiêu thụ nhỏ giọt. Năm 2016, anh quyết định về quê lập nghiệp.

t4.jpeg

Anh Hồ Hữu Nghị tại chuồng nuôi thỏ của Tổ hợp tác chăn nuôi thỏ Huy Khiêm. Ảnh: Trần Khánh

Anh Nghị cho biết, Tánh Linh là huyện miền núi, có điều kiện khí hậu và nhiều loại thức ăn từ rau cỏ, phù hợp với chăn nuôi thỏ.

Cái khó trong chăn nuôi thỏ lúc này ở là đầu ra của thương phẩm. "Vì không có đầu ra nên nhiều hộ dân chăn nuôi thỏ trước đó đã bỏ nghề", anh Nghị kể.

Với tính năng động tháo vát, anh gầy dựng lại mô hình chăn nuôi thỏ từ đầu, rồi đi tìm kiếm thị trường khắp trong và ngoài tỉnh.

Nỗ lực được đền đáp, anh không chỉ bán được thỏ thương phẩm cho các nhà hàng, quán nhậu mà còn cung cấp thỏ giống cho nhiều phương.

Nguồn thu nhập từ chăn nuôi thỏ tăng lên. Nhiều hộ dân đã từng chăn nuôi thỏ trước đây đã quay lại hợp tác cùng anh.

Từ thành công bước đầu này, Tổ hợp tác chăn nuôi thỏ Huy Khiêm do anh Nghị làm chủ nhiệm ra đời, với 20 thành viên trong và ngoài huyện.

Nhưng việc kinh doanh chỉ êm xuôi được hơn 1 năm. Cuối năm 2018, thị trường biến động. Các nhà hàng ngừng thu mua, thỏ bị ứ đọng, giá bán sụt giảm.

t3.jpeg

Anh Nghị nảy ra ý định chế biến thịt thỏ khô để giải quyết khó khăn thịt thỏ tươi gặp biến động thị trường khiến. Ảnh: Trần Khánh

Kkhông muốn vòng lẩn quẩn được mùa mất giá cứ lặp lại, anh trăn trở tìm cách xoay chuyển tình thế.

Để ổn định đầu ra và giữ được giá bán, anh nghĩ tới ý tưởng món khô thỏ. Thịt thỏ khô vừa có thể bảo quản dài lâu lại vừa có một khẩu vị riêng mà chưa từng có ai làm. Món khô thỏ đó chính là tiền đề của món thỏ sấy gác bếp của Tổ hợp tác bây giờ sau này.

Khác lạ với món thỏ sấy gác bếp
Anh Nghị kể, trên thị trường rất nhiều sản phẩm gác bếp như trâu, bò, heo, nai. Thế nhưng thỏ sấy gác bếp thì hầu như chưa có ai làm.

Cũng vì chưa có ai làm nên anh không biết tìm đi đâu để học hỏi. Đến lúc bắt tay vào làm mới thấy hết vô vàn khó khăn.

t2.png

Quy trình chế biến thịt thỏ sấy gác bếp. Ảnh: Trần Khánh

Bỡi vì, muốn làm món thỏ sấy gác bếp phải chọn con thỏ đúng độ tuổi, đúng trọng lượng. Lúc đầu, sấy khô vài con thỏ thì được, còn sấy khô số lượng lớn thì hỏng hết.

Các sản phẩm gác bếp khác thường là thịt nạc, không có da và xương. Với con thỏ, nếu bỏ da và xương thì thành phẩm khi khô lại, trọng lượng chẳng còn bao nhiêu.

Tỷ lệ hao hụt quá lớn cũng khiến chi phí sản xuất cũng tăng cao. Anh Nghị quyết định giữ lại phần da và xương cho sản phẩm. Đây cũng là yếu tố khó khăn nhất khi sấy kho thị thỏ.

Tuy nhiên, một dàn máy sấy giá vài trăm triệu theo thiết kế của trường đại học lại là con số lớn với tổ hợp tác còn non trẻ.

Thế là anh tự mày mò làm lò sấy. Mất cả năm trời với 2 cái lò sấy phải đập đi, làm lại. Cùng với đó là nhiều lô hàng hư hỏng phải thu hồi hoặc đổ bỏ. Cuối năm 2019, đến cái lò sấy thứ 3 thì sản phẩm mới thành công.

Thỏ sau khi sấy gác bếp bằng củi xong được đưa vào phòng lạnh, khử khuẩn bằng tia UV. Sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn cả chất và lượng.

Hiện nay, anh đã đầu tư xây dựng khu giết mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. "Lò sấy tự động có công suất 150-200 con trong 1 lần sấy, kho bảo quản và đóng gói", anh Nghị kể.

Tính đến nay, toàn tổ hợp tác đang chăn nuôi 1.000 con thỏ nái. Nông dân được tổ hợp tác ký hợp đồng thu mua với giá 70.000 đồng/kg thỏ hơi.

Ông Nguyễn Văn Duẩn, nông dân ở xã Đức Thuận (Tánh Linh) cho biết, món thịt thỏ sấy gác bếp vừa thay đổi khẩu vị vừa giải quyết đầu ra cho nông dân.

"Tổ hợp tác ký kết hợp đồng tiêu thụ theo giá ký kết nên bà con yên tâm chăn nuôi", ông Duẩn nói. Ông Phạm Văn Tiến - Phó Bí thư huyện Đoàn huyện Tánh Linh đánh giá anh Nghị là một trong những tấm gương đoàn viên thanh niên trẻ ở địa phương.

Mô hình chăn nuôi thỏ của anh Nghị đã gắn kết nhiều thanh niên và nông dân lại. "Trong những lúc đầu ra khó khăn vì dịch Covid-19, quy trình chế biến giúp tiêu thụ hàng tấn thịt thỏ tươi cho nông dân", ông Tiến nói.

Năm 2020, anh Nghị đã được Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng Bằng khen giải thưởng Lương Định Của dành cho nhà nông trẻ tiêu biểu, xuất sắc.

Sản phẩm thỏ sấy gác bếp của anh cũng đã đạt giải cuộc thi đổi mới sáng tạo khởi nghiệp năm 2020-2021 của UBND tỉnh Bình Thuận. Hiện sản phẩm đã được chứng nhận OCOP 3 sao.

t1.jpeg


Anh Nghị thuyết trình về sản phẩm thỏ sấy gác bếp tại cuộc thi đổi mới sáng tạo khởi nghiệp năm 2020-2021 của UBND tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Trần Khánh

Trao đổi với Báo Dân Việt, anh Nghị khiêm tốn cho biết, mô hình vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là thiếu vốn đầu tư.

Tuy nhiên thị trường thịt thỏ và các sản phẩm chế biến từ thịt thỏ rất tiềm năng. Với giá bán khoảng 320.000 đồng/con thỏ sấy gác bếp (loại 700gram), tổ hợp tác có cung cấp ra thị trường khoảng 1 tấn sản phẩm mỗi năm.

"Sắp tới, chúng tôi định hướng mở rộng liên kết thêm nhiều nông dân chăn nuôi thỏ. Tổ hợp tác sẽ chuyên tâm công tác thu mua, chế biến. Và nhiều sản phẩm khác nữa từ thịt thỏ sẽ ra đời để làm phong phú thêm đặc sản ẩm thực Tánh Linh", anh Nghị chia sẻ.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.

Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.

Giống gà quý chuyên ngủ trên cây

Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.

Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao

Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.

Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ

Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…

Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.

Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg

Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.

Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo

Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.

Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn

Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.

Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao

Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.