Ngăn chặn tình trạng tàu cá vi phạm khai thác IUU
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân trong tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài, nhằm quyết tâm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Uỷ ban châu Âu (EC), chấm dứt chậm nhất đến 31/12
Tàu cá neo đậu trên vùng biển huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Ảnh minh họa: Hồng Đạt/TTXVN
Các giải pháp quyết liệt
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn, tỉnh đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp một cách quyết liệt. Ban Chỉ đạo về IUU tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị chức năng, các địa phương thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Cụ thể, là đến từng địa phương cấp xã có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài để giải quyết kịp thời, hiệu quả; xử lý đối với đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ, nhất là người đứng đầu địa phương có tàu vi phạm nhiều năm liền không có chuyển biến, chưa ngăn chặn triệt để. Ban Chỉ đạo về IUU cùng với chính quyền địa phương kết hợp với ngành chức năng tuyên truyền quy định về chống khai thác IUU theo nguyên tắc “dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo, dân làm”.
Tỉnh cũng lập đường dây nóng đến người lãnh đạo cao nhất các cấp từ xã đến tỉnh và thủ trưởng một số sở, ngành chức năng liên quan để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chống khai thác IUU.
Tại thành phố Phú Quốc, Vùng Cảnh sát biển 4, Vùng 5 Hải quân, Hải đoàn 28 Bộ đội Biên phòng và Chi cục Kiểm ngư Vùng 5 vừa ký kết kế hoạch phối hợp mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chống khai thác IUU để triển khai quyết liệt hơn nữa các giải pháp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá địa phương vi phạm khai thác IUU ở vùng biển nước ngoài trong thời gian tới.
Theo đó, các lực lượng chức năng tăng cường tổ chức các hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên phạm vi vùng khơi biển Kiên Giang và các vùng biển chồng lấn, chưa được phân định; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm khai thác IUU và các tàu chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá, tắt hoặc tháo thiết bị này khi hoạt động trên biển, vượt khu vực ranh giới trên biển.
Ngoài ra, tỉnh và các đơn vị kết hợp tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc bảo vệ, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản và đảm bảo an ninh, trật tự an toàn trên các vùng biển, đảo. Cùng đó, hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong quá trình hoạt động khai thác đánh bắt thủy hải sản trên ngư trường.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Quảng Trọng Thao cho biết, các đơn vị chức năng ra quân thực hiện phương án tăng cường quản lý ngư trường, phối hợp đấu tranh, phòng ngừa, xử lý vi phạm, kiểm soát vùng khai thác thủy sản, kiểm tra chặt chẽ tàu cá xuất - nhập bến cảng cá, tuần tra truy quét, xử lý kịp thời, nghiêm minh tàu cá vi phạm IUU. Đồng thời, vận động, yêu cầu chủ tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình hoặc thay thế thiết bị này bị hư hỏng, đảm bảo sử dụng trên ngư trường.
Tiếp đến, tỉnh đề nghị Bộ đội Biên phòng Kiên Giang tiếp tục điều tra, xác minh, xử lý nghiêm tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là số tàu cá do các lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển phát hiện, cung cấp thông tin.
Đồng thời, Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường kiểm tra thường xuyên công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra vào cửa biển, cửa sông của các Đồn, Trạm kiểm soát Biên phòng được giao nhiệm vụ; xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu đơn vị và cá nhân để tàu cá xuất bến ra khơi mà không đảm bảo trang thiết bị giám sát hành trình và các thủ tục hành chính theo quy định.
Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp các địa phương vận động chủ tàu, thuyền trưởng ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép; tích cực tham gia chống khai thác IUU, tàu cá xuất - nhập bến đảm bảo đầy đủ các điều kiện, thủ tục đúng quy định.
Còn nhiều khó khăn, bất cập
Đối với Kiên Giang, mặc dù tỉnh nỗ lực chống khai thác IUU nhưng kết quả vẫn chưa đạt như mong muốn, tàu cá ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài khá nhiều trong những năm qua và hiện nay vẫn còn tình trạng này.
Theo Chi cục Thủy sản Kiên Giang, thông tin từ các sở, ngành và lực lượng chức năng cung cấp tính đến ngày 15/9/2021, có 42 tàu của Kiên Giang có dấu hiệu vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép. Bước đầu, tỉnh đã xử lý 5 vụ, 6 tàu cá với tổng số tiền phạt hơn 4,8 tỷ đồng, tịch thu 6 tàu.
Trong những tháng đầu năm nay, qua theo dõi hệ thống giám sát, Chi cục Thủy sản Kiên Giang đã thực hiện 432 cuộc gọi với 432 tàu cá vượt ranh giới trên biển; phát hành văn bản cảnh báo đối với 9 tàu ngư dân về vấn đề này. Chi cục cũng thực hiện hơn 10.000 cuộc gọi với tàu cá mất kết nối trên biển; phát hành 115 thông báo đối với 316 tàu cá mất kết nối trên biển hơn 10 ngày. Ngoài ra, Chi cục phát hành văn bản đối với 184 tàu cá để cung cấp thông tin đề nghị các lực lượng chức năng phối hợp kiểm tra, xác minh nhóm tàu cá có dấu hiệu và nguy cơ vi phạm khai thác IUU.
Chi cục Thủy sản Kiên Giang cũng làm việc 155 trường hợp tàu cá vượt ranh giới và mất tín hiệu trên biển quá 10 ngày; lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính 92 trường hợp hơn 1,7 tỷ đồng do vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình, không thực hiện quy định trong trường hợp thiết bị giám sát hành trình bị hỏng, tháo thiết bị giám sát hành trình và không duy trì hoạt động của thiết bị trong quá trình hoạt động trên biển.
Theo Ban Chỉ đạo về IUU tỉnh, tình trạng tàu cá, ngư dân Kiên Giang vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản vẫn còn xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến việc gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC. Tỉnh chưa hoàn thành 100% việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá, vẫn còn nhiều tàu cá mất kết nối với hệ thống giám sát hành trình và vượt ranh giới trên biển. Việc xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài và tàu cá vi phạm phát hiện qua hệ thống giám sát hành trình còn nhiều hạn chế, bất cập và chưa nghiêm…
Cùng với đó, còn nhiều chủ tàu thiếu ý thức trong chấp hành pháp luật về khai thác thủy sản trên ngư trường, ký cam kết không vi phạm IUU nhưng không thực hiện. Vai trò, trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền cấp huyện, cấp xã ở một số nơi chưa quan tâm chỉ đạo quyết liệt còn để tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp như: thành phố Rạch Giá, huyện Châu Thành, An Biên…
Nguồn: Theo TTXVN
Cà Mau tích cực ngăn chặn các hành vi đánh bắt hải sản trái phép
Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Cà Mau đã xử lý 176 vụ tàu cá vi phạm IUU (Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định).
Xử lý nghiêm tình trạng nhập khẩu cá tầm lai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xử lý nghiêm tình trạng nhập lậu cá tầm. Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu các cơ quan chức năng thuộc Bộ cần tìm ra chính xác những lô, những cá thể cá tầm lai nhập khẩu
'Bẫy lừa' doanh nghiệp xuất khẩu
Lợi dụng việc doanh nghiệp (DN) Việt xuất khẩu còn để xảy ra sơ hở, nhiều đối tượng ở nước ngoài đã lừa đảo chiếm đoạt hàng và tiền. Các đối tượng ở nước ngoài vòng vo tạo ra bẫy lừa khá tinh vi nên nhiều DN đã thành nạn nhân và bị thiệt hại lớn.
Lâm Đồng: Lập biên bản vụ ly cà phê 'đắt nhất Việt Nam'
Ngày 12/4, Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) gồm đại diện Phòng Tư pháp, Chi cục Thuế và Công an phường Lộc Tiến đã kiểm tra quán Photo And Bike Coffee ở địa chỉ số 1037 đường Trần Phú.
Hà Nội: Không nương tay với vi phạm an toàn thực phẩm
Quý I/2022 là giai đoạn cao điểm bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), đặc biệt là thời gian trước, trong và sau Tết nguyên đán Nhâm Dần
Cảnh báo lừa đảo trong xuất khẩu sang Nigeria
Doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng sang thị trường Nigeria nói riêng và khu vực Tây Phi cần cẩn trọng với hiện tượng lừa đảo núp bóng dưới nhiều hình thức.
Phát hiện 350kg cá ngựa nhập lậu
Lực lượng Hải quan vừa phát hiện một lượng lớn cá ngựa nhập khẩu trái phép được ngụy trang cất giấu trong đáy container.
Yến sào Phú Yên bị làm giả
Theo phản ánh của nhiều người dân, thời gian gần đây, sản phẩm yến vụn Phú Yên đang được rao bán trên mạng xã hội với mức giá rất thấp so với giá trị thật, có nhiều dấu hiệu bị làm giả.
Tôm hùm 'giải cứu' ồ ạt bán đầy chợ mạng, giá chưa đến 200.000 đồng/kg
Lấy lí do cấm biên, nhiều gian thương đang quảng cáo bán tôm hùm với mức giá rẻ chưa từng có chỉ 199.000 đồng/kg.
Xử phạt 53 doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất phân bón kém chất lượng
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) vừa xử phạt vi phạm hành chính 92 DN, hộ kinh doanh cá thể nhập khẩu, sản xuất, bán phân bón kém chất lượng.
Bình luận