Nghệ An: Người tiêu dùng tìm về hàng Việt - giữa tâm dịch Covid-19

Dịch Covid-19 bùng phát, sức mua của người dân giảm sút, đã ảnh hưởng trực tiếp đối với thị trường bán lẻ. Theo nhiều chuyên gia thì đây cũng là cơ hội đối với hàng Việt, bởi giữa tâm dịch thì người tiêu dùng lại có xu lướng tìm về với thương hiệu Việt.

Dịch Covid-19 bùng phát, sức mua của người dân giảm sút, đã ảnh hưởng trực tiếp đối với thị trường bán lẻ. Thế nhưng, theo nhiều chuyên gia thì đây cũng là cơ hội đối với hàng Việt, bởi giữa tâm dịch thì người tiêu dùng lại có xu lướng tìm về với thương hiệu Việt.
Hàng Việt "phủ sóng" trên 90% trên các kệ phân phối hiện đại

Theo Sở Công Thương Nghệ An, cho biết đến nay hàng Việt ngày càng được người tiêu dùng trong tỉnh tin tưởng. Trên các kệ phân phối hiện đại, hàng Việt có độ phủ sóng lớn. Tại siêu thị BigC Vinh, hàng Việt chiếm tới 98%; ở MegaMaket con số này là 90-95%; Vinmart 96%... những con số tích cực cho thấy hàng Việt đang ngày càng có chỗ đứng trên "sân nhà".

5135_2.jpg

Nhiều người tiều dùng ưu tiên mua sắm tại siêu thị BigC Vinh vì tin tưởng chất lượng và được hưởng nhiều ưu đãi trong mùa dịch Covid-19.

Từ những lợi thế như giá thành khá mềm, nguồn cung dồi dào, quan trọng là sự thấu hiểu nhu cầu người tiêu dùng trong nước. Đặc biệt cùng với sự hỗ trợ đắc lực từ cuộc vận động: "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã tích cực đầu tư dây chuyền công nghệ, tập trung vào chất lượng và đến nay đã phủ sóng rộng khắp từ các chợ truyền thống, đến các hệ thống phân phối hiện đại với tỷ trọng cao.

Theo đại diện Sở Công Thương Nghệ An, bên cạnh những yếu tố trên, dịch bệnh COVID-19 trong năm qua cũng là một cơ hội cho hàng Việt, khi xuất nhập khẩu gián đoạn và người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu thắt chặt, ưu tiên cho các mặt hàng thiết yếu sản xuất trong nước hơn. Hiện nay, hàng nội địa đã có mặt trong hầu hết chuỗi siêu thị lớn nhỏ và hàng loạt các cửa hàng tiện lợi, không chỉ ở Nghệ An mà còn rộng khắp cả nước. Đáng chú ý, sự tăng cường liên kết giữa nhà sản xuất hàng Việt và kênh phân phối trong tỉnh thời gian qua cũng được thể hiện rõ qua các chương trình xúc tiến thương mại. Các mặt hàng thiết yếu do các doanh nghiệp Việt sản xuất đang đóng vai trò nòng cốt trong chuỗi cung ứng, và có thể nói "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giờ đây không còn chỉ là một cuộc vận động mà đã trở thành ý thức của nhiều người tiêu dùng trong các kênh bán lẻ từ truyền thống, hiện đại đến các trang thương mại điện tử.

Các chương trình kết nối cung - cầu hàng Việt trong những năm qua ở An đã làm tốt vao trò là cầu nối giữa sản xuất với các đơn vị phân phối, bán lẻ. Đặc biệt, nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề của tỉnh như nước mắm Cửa Hội, tảo xoắn, chè hoa vàng, bột nghệ, tương Nam Đàn… thông qua các chương trình kết nối này đã tìm kiếm được nhiều nhà phân phối, có mặt trên các kệ hàng của nhiều siêu thị, hệ thống bán lẻ hiện đại trong tỉnh và nhiều địa phương trong cả nước.

Theo thống kê của ngành Công Thương Nghệ An, tại các kênh phân phối, bán lẻ, siêu thị trên địa bàn Nghệ An tỷ lệ hàng Việt hiện chiếm trên 80%. Đặc biệt, vài năm qua, những chương trình như mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm đặc trưng vùng miền cũng đã góp phần làm cho bức tranh hàng Việt thêm sinh động, giúp tăng đáng kể sức cạnh tranh của hàng Việt Nam và được người tiêu dùng trong tỉnh nhiệt tình đón nhận.

"Mẫu mã bao bì đơn giản, khá nhã nhặn, thông số chi tiết tương đối đầy đủ để khách hàng có thể biết được chất lượng sản phẩm. Gia đình tôi rất yêu thích các sản phẩm OCOP như, bột sắn dây kết hợp chanh leo, chanh thường rất thơm mát, rồi các loại bún miến từ rau củ, hải sản khô rất thơm ngon mang đậm hương vị vùng miền. giá cả rất hợp lý", bà Nguyễn Thị Hương, P. Lê Mao (TP.Vinh) cho biết.

Theo BCĐ Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại Nghệ An có trên dưới 80% người dân tin tưởng và ưu tiên dùng hàng Việt, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra với diễn biến ngày càng phức tạp tiêu dùng hàng Việt đã dần trở thành thói quen của người dân từ thành thị tới nông thôn trên địa bàn. Thời gian qua, ngày càng có nhiều người Việt tin dùng hàng Việt. Nhóm sản phẩm, hàng hóa có chất lượng tốt với các thương hiệu nổi bật như: Vinamilk, gạo việt, dệt may, VinaCafe, giày dép Biti’s… ngày càng chiều lòng được khách hàng và có chỗ đứng ổn định trên thị trường.

Chị Mỹ Dung (P. Vinh Tân. Tp Vinh) chia sẻ, hầu hết thực phẩm thiết yếu của gia đình thì dùng hàng Việt đã đành, nhưng những mặt hàng như quần áo, đồ dùng trong nhà tôi cũng ưu tiên các sản phẩm Việt như thời trang có Canifa cho bố và con, rồi Evy, Seven AM, hay Elise cho mẹ…Theo chị Dung “các sản phẩm Việt giá cả hợp lý, vừa túi tiền, chất liệu khá ổn và quan trọng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng… nên cũng nhiều năm rồi sau khi sử dụng cả gia đình rất hài lòng về sản phẩm…”

Hàng Việt – lựa chọn tối ưu giữa tâm dịch

Những năm gần đây, hàng Việt đang dần khẳng định được hình ảnh với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp. Dịch bệnh quay trở lại, người dân đã dần quen và dần chấp nhận ‘sống chung với dịch”, vì vậy người dân đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Trong nhiều sản phẩm phòng dịch, như tấm ngăn giọt bắn, khẩu trang chống giọt bắn bằng vải kháng khuẩn sản xuất trong nước là lựa chọn tối ưu của nhiều người dân. Chị Nguyễn Thu Thuỷ ở chung cư Tràn An, P. Vinh Tân (TP Vinh) chia sẻ, “lâu nay, những sản phẩm chống dịch như khẩu trang vải, khẩu trang y tế, nước sát khuẩn gia đình tôi yên tâm dùng hàng của các công ty trong nước sản xuất. Không chỉ dễ chịu khi sử dụng, góp phần phòng dịch tốt mà giá bán rất hợp lý”.

5134_1.jpg

Hàng Việt đối diện với bài toán tăng trưởng đầy khó khăn trong tâm dịch

"Làn sóng COVID-19 vẫn tiếp diễn như hiện nay, thị trường bán lẻ và doanh nghiệp sản xuất chắc chắn vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn cả hiện tại và thời gian tới", ông Trần An Khang – Giám đốc siêu thị BigC - nhấn mạnh.

Ông Khang chỉ rõ, việc giãn cách xã hội, ngừng hoạt động nhiều dịch vụ khiến chợ và các siêu thị cũng chịu ảnh hưởng, lượng người đi mua sắm sẽ ít hơn. Ngoài ra, thu nhập của người dân giảm sút, buộc họ phải tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu hơn. Thói quen mua sắm của người dân cũng đang bị thay đổi, trước đây người tiêu dùng có tâm tý chuộng hàng ngoại, nhưng những năm gần đây, rồi dịch bệnh liên tiếp người tiêu dùng có chiều hướng quay lại với hàng Việt.

Đại diện một số doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn chia sẻ, bên cạnh những thách thức do dịch COVID-19 mang lại, thì khâu kết nối giữa nhà sản xuất và hệ thống phân phối thiếu sự nhịp nhàng. Từ thực tế cho thấy, sức sản xuất các mặt hàng Việt ở địa phương, nhất là hàng nông sản thực phẩm rất lớn, có đủ sức để phục vụ tiêu dùng nhưng hệ thống phân phối chưa là trợ thủ đắc lực để đảm bảo đầu ra cho nguồn cung hàng hóa hầu như đang lúng túng.

Nguyên nhân chưa kết nối được đầy đủ thì đã rõ, với vai trò là doanh nghiệp thu mua, chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp trên địa bàn, ông Trần Anh Khang, Giám đốc siêu thị BigC Vinh chia sẻ về vấn đề này trong Hội thảo "Tìm giải pháp đưa nông sản vào siêu thị và kết nối cung cầu hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thời gian trước, ông Khang chỉ ra mặc dù nông sản đặc sản trên địa bàn Nghệ An rất nhiều tuy nhiên thực tế mới đưa vào siêu thị BigC Vinh chỉ chiếm khoảng 30 - 40% tổng số hàng được bày bán. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, chủ yếu là do hồ sơ pháp lý, các giấy chứng nhận còn thiếu sót, quá nhiều sản phẩm tương đồng, các nông sản trên địa bàn tỉnh còn thiếu tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả so với các tỉnh bạn...“Chính những điều này đã khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn khi đưa sản phẩm vào siêu thị. Trong khi đó, người mua phải trả giá quá cao cho 1 sản phẩm, dẫn đến bị thiệt thòi, mà cũng không xác định được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm…”, ông Khang cho hay.

Để đẩy mạnh sản xuất cũng như tiêu thụ các sản phẩm địa phương, cần đến bàn tay của các cấp chính quyền. Từ việc hỗ trợ các kênh tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị trong việc trưng bày, đẩy mạnh các sản phẩm địa phương như OCOP. Dù đóng góp tỷ lệ doanh thu chưa quá ấn tượng, nhưng các sản phẩm này đang góp phần làm đa dạng nguồn cung cho các kênh phân phối nói riêng và tăng sức cạnh tranh, khẳng định giá trị chất lượng cho hàng hoá sản xuất tại địa phương.

Sau tác động mạnh mẽ từ dịch bệnh COVID-19 đến nguồn cung, xuất nhập khẩu, nhiều người tiêu dùng đã rất sẵn sàng đón nhận những sản phẩm nội địa, khi mà người tiêu dùng có xu hướng quay trở lại nhiều hơn với các sản phẩm đơn giản, gần gũi với văn hoá bản địa thì đây có thể là cơ hội tốt cho các nhà sản xuất địa phương khẳng định vị thế trên “sân nhà”.

Muốn đưa hàng Việt ngày càng gần hơn với người tiêu dùng nhất là khi ‘bão’ COVID-19 đang diễn biến kéo dài, ông Cao Minh Tú – Phó giám đốc Sở Công Thương Nghệ An cho rằng, để khẳng định được mình thì trước hết các doanh nghiệp cần xây dựng được thương hiệu riêng. Một khi thương hiệu đã tốt, tạo được niềm tin với người tiêu dùng thì sẽ được ủng hộ.

 

Nguồn: Theo báo Công Thương

Bình luận

Về nơi sản xuất hạt sen OCOP 4 sao

Hưng Yên là cái nôi và là trung tâm chế biến hạt sen các loại. Mỗi năm địa phương này sản xuất, cung ứng ra thị trường trên 10.000 tấn hạt sen trần tinh khiết.

Gạo Ông Cua – thơm ngon hàng đầu thế giới

Với hành trình 30 năm nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa thơm đặc sản ST24, ST25, kỹ sư Hồ Quang Cua đang xây dựng thương hiệu cho loại gạo ngon nhất thế giới.

Nức tiếng mãng cầu Bà Đen

Với diện tích lớn nhất cả nước, trái ra quanh năm, chất lượng cao cùng chỉ dẫn địa lý, mãng cầu Bà Đen khẳng định vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.

Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ tại 6 nước

Ngày 9.5, tỉnh Thái Nguyên tổ chức công bố nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ tại Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nhượng quyền giống xoài Cát Lộc

Ngày 28/4, tại Tiền Giang, Viện Cây ăn quả miền nam ký kết nhượng quyền sản xuất, kinh doanh giống xoài vỏ dày LĐ12 (xoài Cát Lộc) cho Tập đoàn Lộc Trời.

Tôm sú Cà Mau chính thức có thương hiệu

Chiều 28.4, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Cà Mau đã diễn ra lễ trao giấy chứng nhận đăng lý chỉ dẫn địa lý sản phẩm “tôm sú Cà Mau” cho Sở Khoa học và Công nghệ.

Thương hiệu cà phê PhinDeli chính thức xuất khẩu vào thị trường Mỹ

Lô hàng đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ đã thông quan thành công tại cảng Oakland, California vào trung tuần tháng 4 đã đánh dấu những bước đi đầu tiên chinh phục thị trường mới của cà phê PhinDeli

Hàng nghìn lượt người đến phiên chợ sâm Ngọc Linh ở miền núi Kon Tum

Chiều ngày 24.4, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh thu hút hàng nghìn lượt du khách, doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tham quan, mua sắm, trải nghiệm những sản vật của núi rừng Tây Nguyên.

Gạo Việt Nam ghi dấu ấn về chất lượng

Nhờ chiến lược duy trì chất lượng gạo xuất khẩu, tăng xuất khẩu gạo chất lượng cao và giảm xuất khẩu loại gạo phẩm cấp thấp, gạo Việt Nam đã và đang ghi dấu ấn trên thị trường thế giới.

Ngày hội mắm Châu Đốc diễn ra trong 5 ngày

Ngày hội mắm Châu Đốc được tỉnh An Giang chuẩn bị chu đáo, đảm bảo an toàn thực phẩm, giao thông.