Nguy cơ trắng tay do đóng tàu 67
Tàu đánh cá xa bờ đóng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đang thi hành án có dấu hiệu tháo dỡ, tẩu tán thiết bị...
Hai tàu đóng theo Nghị định 67 đang trong quá trình thi hành án
Tàu đang thi hành án có dấu hiệu tháo dỡ thiết bị
Để giúp người thân quen có thêm khoản đối ứng, năm 2016, ông Hồ Sỹ Quý, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu đã cho ông Trần Công Danh, xã Quỳnh Long mượn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang ở tại thôn Hồng Phú (Số Giấy chứng nhận CD 290374). Cùng với ông Quý, còn có một người khác ở thị trấn Cầu Giát cho ông Danh mượn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình để hoàn thành đóng con tàu xa bờ (tàu 67) công suất máy 800CV, mang biển kiểm soát NA -97789-TS. Con tàu có giá trị 14 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng Công thương ( Vietinbank Bắc Nghệ An) cho vay 6,871 tỷ đồng và vốn đối ứng 7,129 tỷ đồng. Số tiền vay trên được NHCT Chi nhánh Bắc Nghệ An cho trả nợ trong 11 năm theo quy định của NĐ 67CP.
Do làm ăn không hiệu quả, không trả được nợ ngân hàng như cam kết. Đến tháng 9-2020, khi bị khởi kiện ra toà thì tàu ông Trần Công Danh đã trả được số tiền 976,3 triệu đồng, số dư nợ còn lại 5,88 tỷ đồng (tròn số). Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu xử và tuyên án ông Trần Công Danh phải trả lại toàn bộ số tiền nợ trên cho Vietinbank Bắc Nghệ An.
Theo đơn kiến nghị của ông Hồ Sỹ Quý gửi cơ quan chức năng ngày 5-5-2021: “Để thực hiện thu hồi nợ, ngày 4-5-2021, Chi cục Thi hành án huyện Quỳnh Lưu đã tiến hành kê biên tài sản hình thành từ vốn vay là con tàu để định giá bán đấu giá tài sản, khi tài sản không đủ trả khoản nợ vay trên thì sẽ tiến hành xử lý các tài sản đảm bảo khác của chúng tôi. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành án, chúng tôi thấy có một số nội dung thực hiện không đúng quy định: Tại bản án số 22/2020/DS-ST, ngày 29/9/2020, trong nội dung vụ án, tại mục: Kết quả xác minh, thẩm định tại chỗ (trang 8) ghi rõ, “tàu đánh cá hiện nay mang tên ông Trần Công Danh hiện trạng giữ nguyên như khi đăng ký thế chấp, con tàu còn mới, ông Danh đang sử dụng…”.
Tuy nhiên, đến ngày 4/5/2021, khi đoàn kiểm kê tài sản tàu thì phát hiện một số thiết bị trên con tàu 67 đã bị tháo dỡ và tẩu tán. Từ một con tàu đang đầy đủ chức năng hoạt động ra khơi thành hư hỏng, không hoạt động được làm giá trị con tàu giảm rất lớn. Tại hiện trường hôm đó, đoàn công tác đã yêu cầu lập biên bản vụ việc trên, có xác nhận của công an địa phương”.
Theo đơn ông Hồ Sỹ Quý, khi kê biên tài sản hình thành từ nguồn vốn vay (con tàu) trong đó có ảnh hưởng đến phần tài sản đảm bảo của các gia đình cho mượn bìa đỏ (trong đó có gia đình ông) nhưng lại không được ngân hàng và các đơn vị liên quan mời tham dự chứng kiến việc kê biên, đánh giá tài sản con tàu?
Ngoài việc đề nghị Chi cục Thi hành án huyện Quỳnh Lưu yêu cầu chủ tàu khôi phục lại nguyên trạng con tàu đang hoạt động nhằm đảm bảo giá trị thật của con tàu, ông Hồ Sỹ Quý còn đề nghị công an điều tra hành vi tháo dỡ, tẩu tán tài sản trên nhằm mục đích hạ giá trị con tàu, đồng thời xem xét trách nhiệm của các đối lượng tẩu tán, phá hoại tài sản và xem xét làm rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong quá trình thi hành án làm ảnh hưởng đến giá trị con tàu cũng như quyền và nghĩa vụ của người (thứ ba) đảm bảo tài sản có liên quan đến con tàu.
Làm rõ hành vi tháo dỡ, tẩu tán tài sản trên tàu
Từ đơn kiến nghị của ông Hồ Sỹ Quý, ngày 7-5-2021, NHCT Chi nhành Bắc Nghệ An có công văn số 266/CV-BNA báo cáo khó khăn vướng mắc khi xử lý tài sản thế chấp tàu cá NĐ67/CP cho Ban Chỉ đạo NĐ67/CP tỉnh Nghệ An, Sở NN-PTNT Nghệ An và Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ An. Văn bản nêu: “Đối với khách hàng không có khả năng trả nợ, chây ỳ trả nợ, Vietinbank Bắc Nghệ An đã thực hiện khởi kiện, hiện đang thực hiện thi hành án ba trường hợp (ba con tàu).
Tuy nhiên, quá trình kê biên xác minh tài sản thế chấp có hiện tượng ngư dân tự ý tháo dỡ, hủy hoại các trang thiết bị hàng hải, ngư lưới cụ, phụ kiện trên tàu cá. Hành vi này ảnh hưởng lớn tới giá trị con tàu, gây khó khăn cho chi nhánh trong quá trình thu hồi nợ, dẫn đến thất thoát vốn…”.
Ngày 21/5, Vietinbank Bắc Nghệ An lại có văn bản số 281/CV-BNA gửi Chi cục thủy sản Nghệ An về việc cung cấp thông tin tàu 67 có dấu hiệu vi phạm trong xử lý tài sản thế chấp ngân hàng theo Nghị định 67/CP: “ Trong số ba tàu, đã có hai tàu đã được kê biên tài sản. Đó là tàu của ông Trần Công Danh (nêu trên) và tàu NA-99568-TS (công suất máy 822 CV) của ông Nguyễn Thắng Lợi ở thôn Phú Liên, xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu). Qua kiểm tra thực tế, Vietinbank Bắc Nghệ An nhận thấy các tàu đều có dấu hiệu tẩu tán tài sản”.
Ngày 26-5-2021, tại cuộc làm việc với lãnh đạo sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An cùng hai chủ tàu Trần Công Danh và Nguyễn Thắng Lợi, chính quyền địa phương và các bên liên quan, ông Nguyễn Vũ Trung, Phó Giám đốc Vietinbank Bắc Nghệ An đã báo cáo kết quả kiểm tra tài sản trên tàu của hai chủ tàu trên nói rõ, tại thời điểm kiểm kê tài sản, nhiều máy móc, ngư lưới cụ có giá trị từ hàng chục triệu đến hàng tỷ đồng trên tàu có dấu hiệu bị tháo dỡ, cụ thể: Tàu cá ông Nguyễn Thắng Lợi (kiểm kê ngày 26/3/2021), phát hiện một máy dò ngang (trị giá 1,54 tỷ đồng) bị tháo dỡ, 88/200 bóng đèn dụ cá cùng 150/200 chấn lưu bị tháo dỡ; hai máy điện và máy tời không hoạt động, một cặp lu đồng to bị tháo, 1.900 khay đựng cá còn lại rất ít và toàn bộ ngư lưới cụ trị giá hơn 2,3 tỷ đồng. Ngoài ra còn thiếu hụt nhiều thứ, trong đó 5/7 tấm lưới không còn trên tàu…
Cũng theo Vietinbank Bắc Nghệ An , đối với tàu cá Trần Công Danh, tại thời điểm kiểm kê ngày 4/5, trên tàu không có máy dò ngang, máy dò đứng, hai định vị GPS; hơn 80 bóng đèn dụ cá và khoảng 30 chấn lưu bí cắt tháo; máy phát điện 15 Kw thay bằng máy phát điện 5 Kw; phần lớn khay cá không có trên tàu, hai lu đồng tời cá bị tháo; toàn bộ ngư lưới cụ trị giá 1,8 tỷ đồng, gồm lưới đánh cá, vòng phen, chì..không có trên tàu…
Ngay sau khi thấy dấu hiệu một số trang thiết bị trên tàu bị tháo dỡ, Vietinbank Bắc Nghệ An đã yêu cầu ông Danh nhanh chóng khôi phục tài sản trên tàu về nguyên trạng ban đầu theo thiết kế và đăng kiểm. Đến nay, tàu của ông Danh đã lắp lại một máy dò ngang, một máy dò đứng, hai định vị GPS; ngư lưới cụ khắc phục được một phần nhỏ…
Theo ông Danh số thiết bị trên tàu thiếu hụt là do đã đưa về nhà bảo quản tránh mất mát; phần tài sản còn lại ông Danh không thể khôi phục được do bị hư hỏng, mất mát trong quá trình vận hành đánh bắt...”.
Lãnh đạo phòng NN-PTNT huyện Quỳnh Lưu trực tiếp dẫn thị sát thực tế hai con tàu NA-99568-TS và NA -97789-TS đang neo đậu ngay sát cầu cảng cá Lạch Quèn. Tại đây, thấy một người dân lên tàu giới thiệu là bảo vệ được thuê trông coi hai con tàu này. Sau đó, ông đã chỉ dẫn và mở ca bin, buồng máy. Thực tế cho thấy, các thiết bị trên mặt bong, buồng máy, tủ điện hai còn tàu này còn nguyên vết tháo dỡ và trang thiết bị thiếu hụt như trong báo cáo. Phần ngư lưới cụ còn lại của hai con tàu này chỉ bằng một phần nhỏ so với các tàu cùng chủng loại nằm cạnh đó, một số thiết bị trên máy điện bị tháo dỡ...
Mới đây, UBND huyện Quỳnh Lưu đã có văn bản số 1144/UBND.NN “Về việc giải quyết kiến nghị của ông Hồ Sỹ Quý ở thôn Hồng Phú, xã Quỳnh Hồng” đã đề nghị Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quỳnh Lưu giải trình việc kiến nghị của công dân đối với nội dung, các công dân có tài sản đảm bảo nhưng không được thông báo để chứng kiến việc kiểm kê tài sản; đồng thời cũng đề nghị công an huyện điều tra, xác minh nội dung kiến nghị của công dân về việc phá hủy và tẩu tán tài sản của chủ tàu. Nếu đủ căn cứ có thể truy tố để răn đe, chấn chỉnh các chủ tàu vay vốn theo Nghị định 67/CP khác.
Được biết, ở tỉnh Nghệ An có ba con tàu 67 bị kê biên trước đó đầu tư đóng giá trị hơn 10 tỷ đồng nhưng sau một số năm khai thác, làm ăn không hiểu quả bị kê biên bán đấu giá chỉ thu về chưa đầy 1,5 tỷ đồng/tàu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện NĐ 67/CP. Qua vụ việc này, mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra làm rõ hành vi, xử lý nghiêm những sai phạm của tập thể, tổ chức, cá nhân đã để xẩy ra tình trạng trên. |
Cà Mau tích cực ngăn chặn các hành vi đánh bắt hải sản trái phép
Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Cà Mau đã xử lý 176 vụ tàu cá vi phạm IUU (Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định).
Xử lý nghiêm tình trạng nhập khẩu cá tầm lai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xử lý nghiêm tình trạng nhập lậu cá tầm. Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu các cơ quan chức năng thuộc Bộ cần tìm ra chính xác những lô, những cá thể cá tầm lai nhập khẩu
'Bẫy lừa' doanh nghiệp xuất khẩu
Lợi dụng việc doanh nghiệp (DN) Việt xuất khẩu còn để xảy ra sơ hở, nhiều đối tượng ở nước ngoài đã lừa đảo chiếm đoạt hàng và tiền. Các đối tượng ở nước ngoài vòng vo tạo ra bẫy lừa khá tinh vi nên nhiều DN đã thành nạn nhân và bị thiệt hại lớn.
Lâm Đồng: Lập biên bản vụ ly cà phê 'đắt nhất Việt Nam'
Ngày 12/4, Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) gồm đại diện Phòng Tư pháp, Chi cục Thuế và Công an phường Lộc Tiến đã kiểm tra quán Photo And Bike Coffee ở địa chỉ số 1037 đường Trần Phú.
Hà Nội: Không nương tay với vi phạm an toàn thực phẩm
Quý I/2022 là giai đoạn cao điểm bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), đặc biệt là thời gian trước, trong và sau Tết nguyên đán Nhâm Dần
Cảnh báo lừa đảo trong xuất khẩu sang Nigeria
Doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng sang thị trường Nigeria nói riêng và khu vực Tây Phi cần cẩn trọng với hiện tượng lừa đảo núp bóng dưới nhiều hình thức.
Phát hiện 350kg cá ngựa nhập lậu
Lực lượng Hải quan vừa phát hiện một lượng lớn cá ngựa nhập khẩu trái phép được ngụy trang cất giấu trong đáy container.
Yến sào Phú Yên bị làm giả
Theo phản ánh của nhiều người dân, thời gian gần đây, sản phẩm yến vụn Phú Yên đang được rao bán trên mạng xã hội với mức giá rất thấp so với giá trị thật, có nhiều dấu hiệu bị làm giả.
Tôm hùm 'giải cứu' ồ ạt bán đầy chợ mạng, giá chưa đến 200.000 đồng/kg
Lấy lí do cấm biên, nhiều gian thương đang quảng cáo bán tôm hùm với mức giá rẻ chưa từng có chỉ 199.000 đồng/kg.
Xử phạt 53 doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất phân bón kém chất lượng
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) vừa xử phạt vi phạm hành chính 92 DN, hộ kinh doanh cá thể nhập khẩu, sản xuất, bán phân bón kém chất lượng.
Bình luận