Những chiêu lừa 'hớt tay trên' trong mua hàng online
Sau khi TP Hồ Chí Minh siết chặt các biện pháp phòng chống dịch, người dân hạn chế tối đa ra đường, thì việc mua hàng online đã trở thành nhu cầu chính.
Với ưu điểm, ngồi ở nhà mua được “cả chợ”, nhiều người đã rơi vào tình cảnh mếu máo khi gặp phải “đội quân” lừa đảo chuyên nghiệp, bài bản, có hệ thống trên các “siêu thị mạng”.
“Ôm rác” về nhà
Một tuần nay, chị Hoàng Thị Thu Thảo (P. Tam Bình, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) liên tục bị “ôm rác” từ một số trang bán hàng online. Mặt hàng đầu tiên chị Thảo đặt là 2 bịch tã giấy dùng cho trẻ sơ sinh với giá 700.000 đồng trọn gói cả ship. Sau hai ngày chốt đơn, chị Thảo nhận được điện thoại từ người giao, hàng hóa được bọc trong chiếc thùng giấy kín đáo, chắc chắn, trên có hóa đơn đầy đủ kèm dòng chú thích “không cho xem hàng”.
Tin tưởng vào chủ shop, chị Thảo cũng không mảy may suy nghĩ hay nghi ngờ gì về chất lượng của tã giấy. Ôm kiện hàng lên nhà rạch mở, chị Thảo giận tím người khi nhìn thấy bên trong toàn là giấy vệ sinh thông thường, loại rẻ nhất. Chị Thảo nhắn tin cho chủ shop thì nhận được câu trả lời: “Đơn hàng của chị bên em đã hủy rồi, shop không có trách nhiệm giải quyết sự cố này”.
Chị Thảo cay đắng vì mua tã lót được bên thứ 3 giao giấy vệ sinh.
Chị Thảo lật đật vào lại trang bán hàng của shop thì đúng là đã bị hủy, nhưng họ lại không thông báo cho người mua hàng biết. Chị Thảo gọi điện cho anh chàng giao hàng định bụng sẽ hỏi về địa chỉ nhận hàng, số điện thoại người gửi để truy lùng nhưng người này không nghe máy.
Rất có thể chị Thảo để lại số điện thoại và địa chỉ của mình trên group bán hàng nên đã bị đối tượng biết được thông tin để lừa đảo. Rút kinh nghiệm xương máu lần trước, chị Thảo đã rất cẩn thận trong việc đặt hàng. Lần này, khi đã ưng món hàng nào, chị Thảo liền “inbox” cho shop để trao đổi riêng tư. Chị tiếp tục đặt 2kg thịt heo ba chỉ với giá 510.000 đồng, phí ship là 25.000 đồng. Shop đã chốt đơn của chị, hẹn một ngày có hàng.
Sáng sớm hôm sau, chị Thảo nhận được điện thoại nói giao thịt heo đã hí hửng đi nhận. Do phòng tránh dịch bệnh nên quá trình giao nhận hàng phải đứng từ xa, cách nhau 5m. Chị Thảo mang túi thịt heo về nhà, mở ra toàn thịt vụn với mỡ lèo bèo, đã thế còn bốc mùi hôi giống như thực phẩm tẩm ướp chất bảo quản. Chị Thảo tức quá, nhắn tin ngay cho shop chửi bới một trận.
Tuy nhiên, bài ca muôn thủa là tin nhắn chẳng có người xem, vào trang bán hàng của shop thì đã bị chặn. Không còn gì để rút kinh nghiệm nữa, chị Thảo chừa luôn kiểu mua bán online với những “phường” lừa đảo, bán hàng không có tâm. Chị Thảo cho biết, từ nay về sau sẽ chỉ đặt hàng bạn bè, người thân hoặc các mối đã quen biết từ trước.
Thứ ba “đi trước đón đầu”
Không riêng gì chị Thảo, mà rất nhiều người cũng rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười khi phải “ôm bom” từ các thành phần lừa đảo dưới danh nghĩa shop bán hàng online. Các chiêu thức lừa đảo rất tinh ranh, đánh trúng vào tâm lý và sự chủ quan của người mua hàng.
Ngày 25-7-2021, anh Nguyễn Văn Lợi (Phú Xuân, Nhà Bè) lên mạng đặt 2kg rau ngót, được shop quảng cáo là rau vườn nhà, tươi sạch kèm theo hình ảnh chân thực về vườn rau. Tiền rau và ship là 75.000 đồng, số tiền không lớn, nên chẳng ai nghĩ là sẽ bị lừa. Vài tiếng sau, anh Lợi nhận được cuộc gọi ra nhận hàng được gói cẩn thận vào chiếc bao nhỏ. Đến chiều tối, khi vợ anh mở bao ra lấy rau nấu canh mới té ngửa toàn… lá ổi.
Mua rau ngót, anh Lợi được đối tượng “hớt tay trên” giao lá ổi.
Anh Lợi lên mạng tìm trang bán hàng, may là trang này có ghi điện thoại. Anh Lợi gọi với giọng đầy tức giận, hét qua điện thoại: “Tại sao giao toàn lá ổi, quân lừa đảo”. Đầu giây bên kia tỏ ra bất ngờ, trả lời: “Đơn hàng của anh sáng mai em mới giao mà, sao anh nói chúng em lừa đảo”. Anh Lợi chưng hửng, quá bất ngờ. Chủ shop cho biết, có thể anh đã bị đánh cắp thông tin cá nhân và bị kẻ khác lừa.
Trang bán hàng như cái chợ, mọi người vào đó đặt mua hàng, trao đổi thông tin, trong đó có số điện thoại, nick facebook, zalo…nên đã bị các đối tượng nắm được để thực hiện hành vi lừa đảo. Chị Trần Thị Như (P. Tân Phong, Q.7) là chủ trang bán hàng “thực phẩm nhà làm” đã duy trì ổn định từ 2 năm nay.
Mùa dịch này, lượng người mua hàng của chị rất đông, chị phải thuê thêm 2 người đóng gói mới kịp giao hàng. Mấy tháng trước, chị Như bị khách hàng gọi điện trách mắng vì tội giao hàng kém chất lượng, thậm chí là không đúng sản phẩm. Chị Như vội vàng xin lỗi và cho kiểm tra lại hàng. Một số chị em phản ánh đều là thực phẩm chức năng, phải chờ công ty giao nên chưa có hàng. Lợi dụng việc này, đối tượng lừa đảo lấy được số điện thoại của khách hàng đã nhanh chân “hớt tay trên”.
Mới đây có một đơn hàng là 3 con gà ta làm sẵn, khách hàng là mối quen thân của chị Như. Do gà từ quê gửi vào, bị mắc kẹt xe ngoài cửa ngõ thành phố nên chậm trễ. Vậy mà khách hàng lại nhận được gà từ rất sớm. Sau đó thì họ gọi điện mắng cho chị Như một trận vuốt mặt không kịp. Đặt gà ta nhưng giao gà công nghiệp đông lạnh, họ tuyên bố sẽ từ mặt chị Như.
Sự cố không thể lường trước được, khiến các shop bán hàng chân chính người mất uy tín, kẻ bị sỉ nhục và dọa đánh. Shop của chị Như sau hai vụ bị “ăn chửi” đã bắt đầu kiểm soát chặt chẽ thông tin của khách hàng. Trên mỗi sản phẩm chào bán, luôn kèm theo dòng ghi chú: “Để tránh bị ăn cắp thông tin dẫn tới lừa đảo, khách hàng vui lòng inbox riêng”.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) vừa có một số khuyến cáo về tiêu dùng an toàn trong thời kỳ COVID-19 - An toàn trong mua sắm trực tuyến. Cụ thể, người tiêu dùng đặt mua hàng trên sàn thương mại điện tử nhưng đơn hàng bị hủy không rõ lý do, sau đó, có bên thứ ba liên hệ để giao món hàng mà người tiêu dùng đã đặt mua trên sàn, một số món hàng có vấn đề về chất lượng, nguồn gốc, giấy tờ giao dịch. Tuy nhiên, khi người tiêu dùng liên hệ sàn để phản ánh thì không được giải quyết vì giao dịch không được thực hiện bởi sàn.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị sau khi thực hiện giao dịch, người tiêu dùng nên dành thời gian để cung cấp thông tin đánh giá, bình luận chính xác về hàng hóa, dịch vụ do người bán cung cấp trên sàn. Các thông tin này rất có giá trị để những người mua khác có căn cứ tham khảo, đồng thời, giúp lan tỏa tinh thần vì cộng đồng trong môi trường mua bán trực tuyến.
Nguồn: Theo An Ninh Thế Giới
Cà Mau tích cực ngăn chặn các hành vi đánh bắt hải sản trái phép
Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Cà Mau đã xử lý 176 vụ tàu cá vi phạm IUU (Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định).
Xử lý nghiêm tình trạng nhập khẩu cá tầm lai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xử lý nghiêm tình trạng nhập lậu cá tầm. Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu các cơ quan chức năng thuộc Bộ cần tìm ra chính xác những lô, những cá thể cá tầm lai nhập khẩu
'Bẫy lừa' doanh nghiệp xuất khẩu
Lợi dụng việc doanh nghiệp (DN) Việt xuất khẩu còn để xảy ra sơ hở, nhiều đối tượng ở nước ngoài đã lừa đảo chiếm đoạt hàng và tiền. Các đối tượng ở nước ngoài vòng vo tạo ra bẫy lừa khá tinh vi nên nhiều DN đã thành nạn nhân và bị thiệt hại lớn.
Lâm Đồng: Lập biên bản vụ ly cà phê 'đắt nhất Việt Nam'
Ngày 12/4, Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) gồm đại diện Phòng Tư pháp, Chi cục Thuế và Công an phường Lộc Tiến đã kiểm tra quán Photo And Bike Coffee ở địa chỉ số 1037 đường Trần Phú.
Hà Nội: Không nương tay với vi phạm an toàn thực phẩm
Quý I/2022 là giai đoạn cao điểm bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), đặc biệt là thời gian trước, trong và sau Tết nguyên đán Nhâm Dần
Cảnh báo lừa đảo trong xuất khẩu sang Nigeria
Doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng sang thị trường Nigeria nói riêng và khu vực Tây Phi cần cẩn trọng với hiện tượng lừa đảo núp bóng dưới nhiều hình thức.
Phát hiện 350kg cá ngựa nhập lậu
Lực lượng Hải quan vừa phát hiện một lượng lớn cá ngựa nhập khẩu trái phép được ngụy trang cất giấu trong đáy container.
Yến sào Phú Yên bị làm giả
Theo phản ánh của nhiều người dân, thời gian gần đây, sản phẩm yến vụn Phú Yên đang được rao bán trên mạng xã hội với mức giá rất thấp so với giá trị thật, có nhiều dấu hiệu bị làm giả.
Tôm hùm 'giải cứu' ồ ạt bán đầy chợ mạng, giá chưa đến 200.000 đồng/kg
Lấy lí do cấm biên, nhiều gian thương đang quảng cáo bán tôm hùm với mức giá rẻ chưa từng có chỉ 199.000 đồng/kg.
Xử phạt 53 doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất phân bón kém chất lượng
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) vừa xử phạt vi phạm hành chính 92 DN, hộ kinh doanh cá thể nhập khẩu, sản xuất, bán phân bón kém chất lượng.
Bình luận