Rừng Keo ra trái đắng!

Thanh tra Chính phủ đã bàn giao cho UBND tỉnh Bắc Kạn xử lý, nhưng sau 3 năm tỉnh vẫn chưa giải quyết...

Vất vả trồng 1 ha rừng đến khi thu hoạch chỉ được nhận 2 triệu
Đó là câu chuyện của bà Đỗ Thị Lương ở thôn Bản Hùa, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Gia đình bà Lương là hộ nghèo ở địa phương do thiếu đất ruộng để sản xuất, trồng rừng trên đất của mình nhưng đến lúc thu hoạch thì lại chỉ là người làm thuê được trả công vô cùng rẻ mạt.  

Chia sẻ với phóng viên, bà Lương kể: Trước thời điểm Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn được giao rừng 1 năm, tức là vụ trồng rừng năm 2008 gia đình phát dọn 1 hecta nương rẫy để chuẩn bị trồng rừng thì được cán bộ của Lâm trường Ngân Sơn đến gặp, trao đổi là hỗ trợ cho người dân trồng rừng. Sau đó gia đình đã nhận 1.700 cây giống, trong đó có 1.600 cây để trồng mới cho diện tích 1hecta nói trên và thêm 100 cây nữa để trồng dặm cây bị chết. Thực tế diện tích này, tôi chỉ trồng hết có hơn 1.000 cây, số còn lại không dùng đến. Ngoài ra tôi còn được nhận 8 bao phân, mỗi bao là 25kg, tức tổng là 2 tạ phân.

Đến năm 2016, cây được thu hoạch thì Lâm trường cho người đến thu, cả nhà mới ngã ngửa ra vì cán bộ trưng ra giấy thu hồi đất từ năm 2009, giấy xác nhận có chữ ký của đại diện gia đình nhận trồng thuê cho Lâm trường và ký nhận giống và phân bón. 

Bà Lương bức xúc nói: Người dân chúng tôi đã bị cán bộ Lâm trường Ngân Sơn lừa ký vào những loại giấy tờ đó, người dân chỉ nghĩ là được hỗ trợ chương trình trồng rừng nên cán bộ bảo ký nhận thì ký, nhưng lại trở thành ký các loại giấy tờ xác nhận mình nhận trồng thuê. Sau khi nghiệm thu nói rừng của tôi đạt 95% có giá trị hơn 100 triệu đồng, tôi được Lâm trường trả cho 2 triệu đồng tiền công trồng rừng, chăm sóc 1 hecta cho một chu kỳ trồng rừng là 8 năm. Gia đình kiến nghị phản đối, chủ doanh nghiệp đến khai thác gỗ thấy thương vì được ít quá nên rút tiền túi ra cho thêm 1 triệu.

watermark_9f5aba34aa30636e3a21-1045_20211003_125-132807.jpeg

60 hộ dân tại Bản Hùa, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn chịu thiệt thòi vì việc làm sai pháp luật của Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Cả thôn nhận quả đắng hỗ trợ giống, phân bón
Ông Phạm Văn Thưởng, Trưởng thôn Bản Hùa, thị trấn Nà Phặc (huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn) thông tin, từ năm 2008 – 2009 đại diện cho Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn là cán bộ Lâm trường Ngân Sơn đến thôn gặp từng hộ dân để tuyên truyền là hỗ trợ trồng rừng cho bà con. Sau khi nhận được cây giống, phân bón thì bà con vui vẻ ký nhận vào các giấy tờ mà cán bộ đưa cho. Người dân trong thôn phấn khởi vì nghĩ đây thuộc chương trình dự án của nhà nước hỗ trợ trồng rừng giống như các Chương trình  327, 661 trước đây. Nhưng đến năm 2016 – 2017 cây đến tuổi được khai thác, thì Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn đưa doanh nghiệp vào khai thác, cán bộ Lâm trường Ngân Sơn mới trưng ra các loại giấy tờ thu hồi đất của dân, giấy tờ giao đất cho dân và giấy tờ thỏa thuận trồng rừng có chữ ký của người dân,… Lúc này cả thôn mới biết rừng của 60 hộ dân được cấp từ những năm 1991 – 1995 đã bị thu hồi, rồi mới ngỡ ngàng vì bị cán bộ Lâm trường cho người dân ký nhận giống, phân bón rồi lừa dân kém hiểu biết ký thỏa thuận trồng rừng cho công ty.

Nói về những nỗi ấm ức trong thời gian trồng rừng liên quan tới Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn, một người dân hộ nghèo ở Bản Hùa (thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn) ông Nguyễn Văn Chiến kể lại: Gia đình có 0,76 hecta trồng vào năm 2009, được cán bộ Lâm trường Ngân Sơn (thuộc công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn) cấp cho 1.600 cây giống (gia đình trồng thực tế khoảng 1.000 cây) và 4 bao phân. Năm 2017 thu hoạch thì chỉ được lại tiền từ Lâm trường có 6,3 triệu đồng. Bức xúc quá, nhưng bị lừa ký nhận rồi phải chịu. Sau đó đến vụ trồng rừng tiếp theo, người của Lâm trường có đến đề nghị hỗ trợ và trả 60% giá trị, nhưng tôi không dám liên quan nữa vì sợ, tự bỏ tiền mua giống, mua phân về trồng.

94fb933485304c6e1521-1048_20211003_759-132808.jpeg

Ông Nguyễn Văn Chiến (bên phải) chia sẻ nỗi ấm ức với PV. Ảnh: Trần Quản.

Nghèo “bền vững” vì là nạn nhân của lâm trường
Thôn Bản Hùa, thị trấn Nà Phặc có 30 hộ nghèo nằm trong số 60 bị thu hồi rừng trái pháp luật của huyện Ngân Sơn vào năm 2009, họ tố việc bị cán bộ của Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn lừa ký nhận hợp tác trồng rừng. Chính vì điều này, khiến những người nông dân nghèo, mà phần đa là những hộ đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, kém hiểu biết về pháp luật, xã hội phải chịu thiệt thòi.

Theo Trưởng thôn Phạm Văn Thưởng, Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn khai thác trên diện rừng do người dân trồng khoảng hơn 100 hecta. Nếu tính cây giống giá trị 600đ/cây, 1 tạ phân 160.000 đ/tạ, tỉnh tổng mỗi hecta rừng họ đầu tư khoảng 1,2 triệu đồng tiền cây giống và phân bón, trả cho người dân khoảng 10 triệu tiền công nữa, trong khi giá trị rừng chất lượng trung bình tại địa phương thời điểm đó không dưới 100 triệu/hecta, nghiễm nhiên công ty không làm gì mà ngồi thu lời lên tới cả chục tỷ của người dân Bản Hùa.

Theo như ông Thưởng tính toán, cả thôn có 30 hộ nghèo, nhưng nếu không bị bóc lột công sức lao động trồng rừng thì có khoảng 20 hộ đã thoát nghèo, tương đương với 70%. Lý lẽ ông Thưởng đưa ra là có những hộ trồng lên đến 2 hecta, nếu được thu hoạch cả thì có gia đình có thêm khoản thu từ 100 – 200 triệu từ rừng.

d37ed6abc0af09f150be-1049_20211003_716-132810.jpeg

Bản Hùa còn 30 hộ nghèo và phần lớn trong số này là nạn nhân của Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Những người dân ở Bản Hùa chia sẻ, sau 1 lần bị “bẫy lừa” như vậy đã không tin tưởng vào việc hợp tác trồng rừng với công ty nữa, mặc dù sau cán bộ đến nâng giá trị khai thác rừng được hưởng lên đến 60 – 70%. Nhiều người dân tự bỏ vốn ra trồng rừng trên những diện tích đã bị thu hồi trái luật, họ kiên quyết không trả lại đất cho Lâm trường.

Do vụ việc phức tạp, có quy mô lớn và gây bức xúc trong nhân dân, nên năm 2018, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra vụ việc này. Kết luận có sai phạm trong việc thu hồi đất, định giá tài sản và tự ý chi trả % sai quy đinh,…

 

 

Bình luận

Cà Mau tích cực ngăn chặn các hành vi đánh bắt hải sản trái phép

Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Cà Mau đã xử lý 176 vụ tàu cá vi phạm IUU (Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định).

Xử lý nghiêm tình trạng nhập khẩu cá tầm lai

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xử lý nghiêm tình trạng nhập lậu cá tầm. Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu các cơ quan chức năng thuộc Bộ cần tìm ra chính xác những lô, những cá thể cá tầm lai nhập khẩu

'Bẫy lừa' doanh nghiệp xuất khẩu

Lợi dụng việc doanh nghiệp (DN) Việt xuất khẩu còn để xảy ra sơ hở, nhiều đối tượng ở nước ngoài đã lừa đảo chiếm đoạt hàng và tiền. Các đối tượng ở nước ngoài vòng vo tạo ra bẫy lừa khá tinh vi nên nhiều DN đã thành nạn nhân và bị thiệt hại lớn.

Lâm Đồng: Lập biên bản vụ ly cà phê 'đắt nhất Việt Nam'

Ngày 12/4, Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) gồm đại diện Phòng Tư pháp, Chi cục Thuế và Công an phường Lộc Tiến đã kiểm tra quán Photo And Bike Coffee ở địa chỉ số 1037 đường Trần Phú.

Hà Nội: Không nương tay với vi phạm an toàn thực phẩm

Quý I/2022 là giai đoạn cao điểm bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), đặc biệt là thời gian trước, trong và sau Tết nguyên đán Nhâm Dần

Cảnh báo lừa đảo trong xuất khẩu sang Nigeria

Doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng sang thị trường Nigeria nói riêng và khu vực Tây Phi cần cẩn trọng với hiện tượng lừa đảo núp bóng dưới nhiều hình thức.

Phát hiện 350kg cá ngựa nhập lậu

Lực lượng Hải quan vừa phát hiện một lượng lớn cá ngựa nhập khẩu trái phép được ngụy trang cất giấu trong đáy container.

Yến sào Phú Yên bị làm giả

Theo phản ánh của nhiều người dân, thời gian gần đây, sản phẩm yến vụn Phú Yên đang được rao bán trên mạng xã hội với mức giá rất thấp so với giá trị thật, có nhiều dấu hiệu bị làm giả.

Tôm hùm 'giải cứu' ồ ạt bán đầy chợ mạng, giá chưa đến 200.000 đồng/kg

Lấy lí do cấm biên, nhiều gian thương đang quảng cáo bán tôm hùm với mức giá rẻ chưa từng có chỉ 199.000 đồng/kg.

Xử phạt 53 doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất phân bón kém chất lượng

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) vừa xử phạt vi phạm hành chính 92 DN, hộ kinh doanh cá thể nhập khẩu, sản xuất, bán phân bón kém chất lượng.