Tăng cường kiểm tra, xử lý việc trục lợi ‘Quốc bảo’ sâm Ngọc Linh

UBND tỉnh Kon Tum đã yêu cầu kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng Quốc bảo sâm Ngọc Linh để trục lợi.

Mới đây, ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ thương hiệu Sâm Ngọc Linh.

Trước đó, Báo Nông Nghiệp Việt Nam đã có một số bài viết phản ánh về tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng “Quốc bảo” sâm Ngọc Linh để trục lợi. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp ngang nhiên lợi dụng sâm Ngọc Linh để giới thiệu về vùng trồng và chào bán các sản phẩm từ thương hiệu này.

img_8828-181142_402.jpg

Công ty Mỹ Hạnh chưa trồng sâm Ngọc Linh mà chỉ có vườn sâm dây tại HTX Tuyết Sơn ở huyện Kon Plông.

Cụ thể, Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (Mỹ Hạnh) đã “vẽ” dự án phát triển vùng trồng và các sản phẩm mang thương hiệu từ sâm Ngọc Linh tại tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.

Điều đáng nói, công ty này đưa ra viễn cảnh trồng sâm Ngọc Linh tại xã Măng Cành (huyện Kon Plông) nơi không nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý do Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận. Được biết, tại tỉnh Kon Tum, Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho sâm Ngọc Linh tại 9 xã thuộc 2 huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei.

Năm 2019, công ty này mua lại HTX Nông nghiệp Tuyết Sơn để đầu tư Dự án Mỹ Hạnh Farm- Khu Du lịch Sinh thái tại xã Măng Cành, huyện Kon Plông.

Ngày 28/4/2017, tỉnh Kon Tum có quyết định (QĐ) 356/QĐ-UBND cho HTX Nông nghiệp Tuyết Sơn Kon Plông đất để thực hiện dự án Nông trại hữu cơ Tuyết Sơn Kon Plông. Theo đó, tỉnh Kon Tum cho HTX Tuyết Sơn Kon Plông thuê gần 37 ha đất để thực hiện dự án. Trong đó, hơn 30 ha là đất rừng tự nhiên sản xuất và hơn 6,6 ha đất trống, sông suối, đất đường giao thông.

Ghi nhận thực tế tại HTX nông nghiệp Tuyết Sơn Kon Plông, chưa có bất cứ cây sâm Ngọc Linh được trồng tại nơi đây, thay vào đó chỉ là vườn sâm dây với diện tích không đá kể. Điều đáng nói, tại dự án có nhiều cây cây gỗ rừng tự nhiên đã bị gãy đổ từ lâu, có những gốc cây lớn với đường kính 60-80 cm. Trên diện tích trồng cà phê của dự án, cũng có nhiều cây gỗ bị cưa hạ lâu ngày, một số cây được sẻ để lấy gỗ.

rung.jpg

HTX Tuyết Sơn được thuê đất rừng để thực hiện dự án.

Trước thực trạng các doanh nghiệp lợi dụng "quốc bảo" sâm Ngọc Linh trục lợi, ông Nguyễn Hữu Tháp đã chỉ đạo các sở ngành, địa phương, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum… phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm xử lý kịp thời các hành vi vận chuyển kinh doanh, mua bán, tàng trữ các loại dược liệu quý hiếm, các sản phẩm, hàng hóa không có xuất xứ, nguồn gốc hợp pháp trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ... theo Kế hoạch Bảo vệ thương hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum.

Bên cạnh đó, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh hạt, cây giống, củ và các sản phẩm được chiết xuất từ sâm Ngọc Linh không rõ nguồn gốc xuất xứ, trái pháp luật trên địa bàn.

Riêng UBND huyện Tu Mơ Rông và huyện Đăk Glei phải chỉ đạo lực lượng tăng cường tuyên truyền, vận động người dân gây trồng, sản xuất, mua bán hạt giống, củ và sản phẩm từ sâm Ngọc Linh phải đảm bảo có nguồn gốc, xuất xứ theo chỉ dẫn địa lý và theo đúng quy định của pháp luật.

Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức ký cam kết với các tổ chức, cá nhân không tham gia hoạt động mua, bán, sản xuất, kinh doanh, quảng bá, quảng cáo các loại hạt giống sâm, củ sâm, lá sâm và các thành phần sản phẩm khác được chiết xuất từ Sâm Ngọc Linh mà không chứng minh được hồ sơ nguồn gốc, xuất sứ.

Ngay sau khi có văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Kon Tum, Ban Chỉ đạo 389 Kon Tum (UBND tỉnh Kon Tum) đã ban hành chương trình đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả năm 2022, trong đó có “quốc bảo” sâm Ngọc Linh.

Theo đó, Ban sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với sản phẩm sâm củ Ngọc Linh và nhãn hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum. Bên cạnh đó, đơn vị này sẽ kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, qua đó góp phần thúc đẩy, phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum.

 

Bình luận

Cà Mau tích cực ngăn chặn các hành vi đánh bắt hải sản trái phép

Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Cà Mau đã xử lý 176 vụ tàu cá vi phạm IUU (Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định).

Xử lý nghiêm tình trạng nhập khẩu cá tầm lai

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xử lý nghiêm tình trạng nhập lậu cá tầm. Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu các cơ quan chức năng thuộc Bộ cần tìm ra chính xác những lô, những cá thể cá tầm lai nhập khẩu

'Bẫy lừa' doanh nghiệp xuất khẩu

Lợi dụng việc doanh nghiệp (DN) Việt xuất khẩu còn để xảy ra sơ hở, nhiều đối tượng ở nước ngoài đã lừa đảo chiếm đoạt hàng và tiền. Các đối tượng ở nước ngoài vòng vo tạo ra bẫy lừa khá tinh vi nên nhiều DN đã thành nạn nhân và bị thiệt hại lớn.

Lâm Đồng: Lập biên bản vụ ly cà phê 'đắt nhất Việt Nam'

Ngày 12/4, Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) gồm đại diện Phòng Tư pháp, Chi cục Thuế và Công an phường Lộc Tiến đã kiểm tra quán Photo And Bike Coffee ở địa chỉ số 1037 đường Trần Phú.

Hà Nội: Không nương tay với vi phạm an toàn thực phẩm

Quý I/2022 là giai đoạn cao điểm bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), đặc biệt là thời gian trước, trong và sau Tết nguyên đán Nhâm Dần

Cảnh báo lừa đảo trong xuất khẩu sang Nigeria

Doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng sang thị trường Nigeria nói riêng và khu vực Tây Phi cần cẩn trọng với hiện tượng lừa đảo núp bóng dưới nhiều hình thức.

Phát hiện 350kg cá ngựa nhập lậu

Lực lượng Hải quan vừa phát hiện một lượng lớn cá ngựa nhập khẩu trái phép được ngụy trang cất giấu trong đáy container.

Yến sào Phú Yên bị làm giả

Theo phản ánh của nhiều người dân, thời gian gần đây, sản phẩm yến vụn Phú Yên đang được rao bán trên mạng xã hội với mức giá rất thấp so với giá trị thật, có nhiều dấu hiệu bị làm giả.

Tôm hùm 'giải cứu' ồ ạt bán đầy chợ mạng, giá chưa đến 200.000 đồng/kg

Lấy lí do cấm biên, nhiều gian thương đang quảng cáo bán tôm hùm với mức giá rẻ chưa từng có chỉ 199.000 đồng/kg.

Xử phạt 53 doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất phân bón kém chất lượng

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) vừa xử phạt vi phạm hành chính 92 DN, hộ kinh doanh cá thể nhập khẩu, sản xuất, bán phân bón kém chất lượng.