Thái Nguyên: Thứ tương gia truyền vàng như nắng, trăm năm thơm mãi đất làng "lúa, lang, lạc, lợn"

Tương nếp Úc Kỳ là đặc sản nức tiếng ở xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Ngày nay, nghề làm tương nếp Úc Kỳ đã trở thành nghề truyền thống ở địa phương ven sông Cầu này, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây.

Huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) là vùng đất thuần nông ven sông Cầu-nơi nổi tiếng với "lúa, lang, lạc, lợn". Người dân nơi đây vốn chân chất, thật thà và có những nếp nghĩ, nếp làm đậm chất nông dân.

Tương nếp thơm hàng trăm năm đất Úc Kỳ
Tương nếp Úc Kỳ được coi là đặc sản của người dân xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 

Theo thời gian hàng trăm năm, nghề làm tương nếp Úc Kỳ đã trở thành nghề truyền thống của người dân địa phương và tương nếp Úc Kỳ ngày càng nức tiếng gần xa.

aacf9363a97a62243b6b-1638030036252906770126-16380301407341926609842.jpeg

Chẳng thể nhớ rõ, nghề làm tương nếp ở xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên có từ bao giờ? (Ảnh: Hà Thanh)

Bà Dương Thị Hương (xóm Nam 1, xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) tiếp nối và gắn bó với nghề làm tương Úc Kỳ truyền thống của gia đình từ những năm 90 của thế kỷ trước. 

Tuy nhiên phải đến năm 2012, gia đình bà mới bắt đầu chuyển sang làm tương số lượng lớn theo hướng hàng hóa.

Bà Hương chia sẻ: "Chẳng nhớ nghề làm tương có từ bao giờ, chỉ biết rằng từ thời các cụ đã bắt đầu làm tương rồi. Lúc nhỏ tôi vẫn thường cùng bố mẹ, ông bà nấu gạo, thổi xôi, rang đỗ để làm ra những mẻ tương nếp thơm ngon".

ab69bab187a84cf615b9-1638030372820102036262-1638030421083693771929.jpeg

Gia đình bà Dương Thị Hương đã có truyền thống làm tương từ nhiều năm nay (Ảnh: Hà Thanh)

Bà Hương cho biết, so với tương nếp trước đây các cụ làm, tương nếp Úc Kỳ hiện nay có chất lượng ngon hơn, mẫu mã cũng đẹp hơn. 

Có sự khác biệt như vậy là do việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào hết sức kỹ càng nên chất lượng tương quê được đảm bảo. 

Bên cạnh đó, ngoài yếu tố kinh nghiệm thì yếu tố kỹ thuật, công nghệ cũng góp phần rất lớn tạo nên chất lượng của tương nếp Úc Kỳ hiện nay.

Tương nếp Úc Kỳ được làm từ 3 nguyên liệu chính là gạo nếp, đỗ tương và muối trắng. Để có được một mẻ tương ngon, trước hết phải lựa chọn được đỗ tương, gạo và muối ngon.

b4fcd8718b7b4025196a-16380302710551522311239-16380303160731153703463.jpeg

Để làm ra được mẻ tương nếp Úc Kỳ ngon đòi hỏi sự kỳ công trong rất nhiều công đoạn. (Ảnh: Hà Thanh)

Gạo được lựa chọn làm tương phải là loại gạo nếp ngon, đặc biệt là không được lẫn và bị mốc. 

Sau khi làm sạch, gạo được ngâm nước trong khoảng 12 giờ đồng hồ, rồi vớt ra và đồ xôi ngay. Phải đảm bảo xôi chín kỹ, bởi nếu xôi bị cứng hoặc bị nhão sẽ không lên mốc.

Còn đối với đỗ tương, khi rang và nghiền phải đặc biệt chú ý sao cho vừa chín tới, đạt độ vàng thích hợp. Nếu rang non thì tương sẽ bị chua, còn rang kỹ quá thì màu tương lại bị đen, kém hấp dẫn.

e9cefa26c73f0c61552e-163803068456323178636-16380307302761994034396.jpeg

Sau khi chín, xôi nếp được ủ mốc. (Ảnh: Hà Thanh)

Sau khi rang xong, đỗ tương được cho vào chum ngâm. Cho đến khi thấy tương đủ độ ngọt, thơm, người ta lại cho muối, mốc vào và tiếp tục để trong khoảng thời gian 2 tháng trở lên.

Nhìn tương quê đã thấy thèm ăn
 Bên cạnh việc lựa chọn nguyên liệu làm tương, muốn ủ được tương ngon còn phải chú ý ủ tương trong chum sành được nung già, không bị rò rỉ.

1efce83bbb31706f2920-1638030858226547609752-1638030894356254781147.jpeg

Mốc tương đạt chất lượng phải có độ vàng óng. (Ảnh: Hà Thanh)

Tương nếp Úc Kỳ được người dân địa phương làm quanh năm, tuy nhiên thời điểm làm tương thích hợp nhất là bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 10.

Thời điểm từ tháng 11 đến ra Giêng, thời tiết lạnh và nhiệt độ thấp nên rất khó cho việc làm tương vì tương dễ bị hỏng.

83351440474a8c14d55b-1638030448094824825068-16380304897981788773698.jpeg

Tương ngon phải được đựng trong chum sành và có màu vàng. (Ảnh: Hà Thanh)

Điểm khác biệt của tương nếp Úc Kỳ so với nhiều nơi khác, đó là hương vị và nguyên liệu làm tương. Tương nếp Úc Kỳ chủ yếu được làm từ gạo nếp Thầu Dầu - đặc sản của chính vùng đất Úc Kỳ.

Ngoài ra, tương nếp Úc Kỳ sau khi làm ra không bị nát mà vẫn còn nguyên hạt, trông rất bắt mắt.

ed4a2ccf16d6dd8884c7-16380305435971871207983-163803062531870549080.jpeg

Tương nếp Úc Kỳ vẫn giữ nguyên được hạt nên rất bắt mắt. (Ảnh: Hà Thanh)

Ông Dương Văn Hợi – Chủ tịch Hội Nông dân xã Úc Kỳ cho biết, hiện nay xã Úc Kỳ có khoảng 90 hộ dân làm tương nếp Úc Kỳ, trong đó khoảng 20 hộ sản xuất với quy mô lớn.

Các hộ dân này nằm rải rác ở các xóm trên địa bàn như: Xóm Trại, Làng, Múc, Tân Lập, Ngoài 1, Ngoài 2, Nam 1…

Trung bình mỗi năm, toàn xã xuất bán ra thị trường khoảng 1,5 triệu lít tương nếp Úc Kỳ thành phẩm. Giá bán tương nếp Úc Kỳ ở thời điểm hiện tại từ 20.000 – 25.000 đồng/lít.

Làm tương nếp Úc Kỳ mặc dù cho thu nhập không quá cao nhưng tương đối ổn định, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. 

Nghề làm tương nếp Úc Kỳ không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của xã.

37f6e3d4d8cd13934adc-1638030180801100381074-1638030219055169648844.jpeg

Tương nếp Úc Kỳ được coi là đặc sản của người dân xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh: Hà Thanh)

Tháng 7/2015, Úc Kỳ được công nhận là làng nghề tương nếp truyền thống. Từ đó, người làm tương nơi đây đã tích cực tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại ở Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng… nhằm mở rộng thị trường và đưa sản phẩm đi khắp các địa phương trên cả nước.

Năm 2021, tương nếp Úc Kỳ đã vinh dự được UBND tỉnh Thái Nguyên lựa chọn là một trong 27 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh.

Đồng thời, trong tháng 10 vừa qua, tương nếp Úc Kỳ đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Tương Úc Kỳ đậm đà vị quê hương".

Việc được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể sẽ là cơ hội để tương nếp Úc Kỳ vươn xa ra thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người làm tương ở xã Úc Kỳ.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Về nơi sản xuất hạt sen OCOP 4 sao

Hưng Yên là cái nôi và là trung tâm chế biến hạt sen các loại. Mỗi năm địa phương này sản xuất, cung ứng ra thị trường trên 10.000 tấn hạt sen trần tinh khiết.

Gạo Ông Cua – thơm ngon hàng đầu thế giới

Với hành trình 30 năm nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa thơm đặc sản ST24, ST25, kỹ sư Hồ Quang Cua đang xây dựng thương hiệu cho loại gạo ngon nhất thế giới.

Nức tiếng mãng cầu Bà Đen

Với diện tích lớn nhất cả nước, trái ra quanh năm, chất lượng cao cùng chỉ dẫn địa lý, mãng cầu Bà Đen khẳng định vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.

Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ tại 6 nước

Ngày 9.5, tỉnh Thái Nguyên tổ chức công bố nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ tại Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nhượng quyền giống xoài Cát Lộc

Ngày 28/4, tại Tiền Giang, Viện Cây ăn quả miền nam ký kết nhượng quyền sản xuất, kinh doanh giống xoài vỏ dày LĐ12 (xoài Cát Lộc) cho Tập đoàn Lộc Trời.

Tôm sú Cà Mau chính thức có thương hiệu

Chiều 28.4, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Cà Mau đã diễn ra lễ trao giấy chứng nhận đăng lý chỉ dẫn địa lý sản phẩm “tôm sú Cà Mau” cho Sở Khoa học và Công nghệ.

Thương hiệu cà phê PhinDeli chính thức xuất khẩu vào thị trường Mỹ

Lô hàng đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ đã thông quan thành công tại cảng Oakland, California vào trung tuần tháng 4 đã đánh dấu những bước đi đầu tiên chinh phục thị trường mới của cà phê PhinDeli

Hàng nghìn lượt người đến phiên chợ sâm Ngọc Linh ở miền núi Kon Tum

Chiều ngày 24.4, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh thu hút hàng nghìn lượt du khách, doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tham quan, mua sắm, trải nghiệm những sản vật của núi rừng Tây Nguyên.

Gạo Việt Nam ghi dấu ấn về chất lượng

Nhờ chiến lược duy trì chất lượng gạo xuất khẩu, tăng xuất khẩu gạo chất lượng cao và giảm xuất khẩu loại gạo phẩm cấp thấp, gạo Việt Nam đã và đang ghi dấu ấn trên thị trường thế giới.

Ngày hội mắm Châu Đốc diễn ra trong 5 ngày

Ngày hội mắm Châu Đốc được tỉnh An Giang chuẩn bị chu đáo, đảm bảo an toàn thực phẩm, giao thông.