Thâm canh rừng gỗ lớn bằng giống keo mới

Quảng Trị đang triển khai các chương trình, dự án khuyến nông nhằm đẩy nhanh việc đưa các giống keo nuôi cấy mô, keo tai tượng giống mới vào trồng rừng gỗ lớn.

Phát triển trồng rừng sản xuất đã khẳng định là hướng kinh tế ổn định và nhiều hộ dân vươn lên khá, giàu nhờ trồng rừng. Tại khu vực Bắc Trung Bộ, trong những năm qua, với sự nỗ lực trong trồng rừng, phát triển sản xuất lâm nghiệp, độ che phủ rừng của khu vực đạt bình quân 57%, cao hơn trung bình chung của cả nước, góp phần ổn định điều kiện khí hậu.

09401366mo_hinh_keo_lai_mo_tai_xa_hai_phu_huyen_hai_la-094013-172714.png

Sau hơn một năm rưỡi trồng, các giống keo lai nuôi cấy mô mới cho chiều cao bình quân khoảng 5 m, đường kính thân đạt bình quân 5,5 cm. Ảnh: PVT.

Tuy nhiên, hiện nay tại các tỉnh này hầu hết các doanh nghiệp và người dân vẫn đang trồng rừng keo các loại gỗ nhỏ, bán nguyên liệu cho các nhà máy băm dăm, hiệu quả kinh tế mang lại đang còn thấp. Tỷ lệ gỗ nhỏ ra thị trường chiếm trên 90%, gỗ xẻ chiếm tỷ lệ chưa đến 10%, chất lượng gỗ xẻ thấp.

Cây đưa vào trồng chủ yếu là cây keo lai được sản xuất bằng phương pháp dâm hom với hệ rễ bàng nên dễ bị ngã đỗ. Nguồn giống đưa vào sản xuất nhiều hộ dân còn mua trôi nổi trên thị trường, nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan quản lý giống.

Việc trồng rừng lấy gỗ của nhiều bà con nông dân vẫn chưa phù hợp, trồng rừng theo mật độ dày, ít chăm sóc, chu kỳ trồng rừng ngắn (4 – 5 năm), chưa phát huy hết khả năng sinh trưởng phát triển của cây trồng, lãng phí đầu tư, hiệu quả kinh tế còn thấp...

Với mục đích chuyển giao và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng các giống mới có năng suất chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đang triển khai dự án Xây dựng và phát triển mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn cây keo lai mô và keo tai tượng tại 4 tỉnh Miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế từ năm 2019 đến 2021.

09400946mo_hinh_keo_tai_tuong_tai_xa_cam_tuyen_huyen_cam_lo-094009-172716.png

Quảng Trị đang dịch chuyển từ trồng keo lai được sản xuất bằng phương pháp dâm hom với hệ rễ bàng nên dễ bị ngã đỗ, năng suất thấp sang các giống có năng suất, chống chịu tốt. Ảnh: PVT.

Việc triển khai dự án sẽ xây dựng một số số điểm trình diễn trồng rừng gỗ lớn đáp ứng nhu cầu gỗ xẻ thay thế gỗ rừng tự nhiên, tạo niềm tin cho người trồng rừng khi muốn chuyển đổi phương án sản xuất đến tham quan học tập; mục tiêu hướng đến là nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng trên 30% so với rừng trồng đại trà và hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5 - 2 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ.

Ông Phan Ngọc Đồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị cho biết, qua 2 năm triển khai thực hiện dự án, đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân tham gia thực hiện, kết quả bước đầu rất tốt, người dân rất phấn khởi và tin tưởng sự thành công như mục tiêu dự án đã đề ra.

Thông qua dự án, sẽ chuyển giao áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng các giống mới keo lai mô và keo tai tượng có năng suất chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây giống được chọn 3 trong số các dòng keo lai mô TB1, TB7, TB11, AH1, AH7, AM2, AM3 và keo tai tượng Úc chọn 1 trong các xuất xứ: Pongakii, Cardwell, Iron range; có hệ rễ cọc có thể chống chịu tốt hơn với hiện tượng gió bão, trên tổng diện tích 400 ha, ở 24 điểm với 240 hộ tham gia. Quy trình kỹ thuật áp dụng là quy trình trồng rừng bền vững sản xuất gỗ lớn; chu kỳ sản xuất đảm bảo đạt 10 năm trở lên, sản phẩm chủ lực là gỗ xẻ.

09401010phong_nuoi_cay_mo_cay_keo_lai-094010-172717.png

Quảng Trị sẽ ưu tiên các chính sách, nguồn lực nhằm đẩy mạnh việc đưa các giống cây lâm nghiệp mới vào sản xuất hàng hóa, giá trị cao. Ảnh: PVT.

Chương trình đã triển khai với kết quả triển khai năm 2019 là 120 ha keo lai mô, trong đó: Quảng Trị 40 ha, Hà Tĩnh 30 ha, Quảng Bình 30 ha, Thừa Thiên - Huế 20 ha; năm 2020 là 130 ha keo tai tượng, trong đó: Quảng Trị 40 ha, Hà Tĩnh 30 ha, Quảng Bình 30 ha, Thừa Thiên - Huế 30 ha. Song song với hoạt động triễn khai các mô hình, dự án đã tiến hành hoạt động đào tạo, tập huấn trồng rừng năm thứ nhất, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng các năm tiếp theo.

Tại tỉnh Quảng Trị, năm 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai trồng ở 2 điểm HTX Phú Hưng, xã Hải Phú (huyện Hải Lăng) và HTX Thượng Phước, xã Triệu Thượng (huyện Triệu Phong), mỗi điểm 20 ha, gồm 2 dòng keo lai mô là H1 và AH7.

Sau khi tiến hành trồng, đã cử cán bộ kỷ thuật theo dõi, hướng dẫn cho các hộ trồng dặm và chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng. Đến nay, sau hơn một năm rưỡi, qua theo dõi cho thấy cây sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống trung bình đạt 95%, chiều cao bình quân khoảng 5 m, đường kính thân D­1,3 (1,3 m tính từ gốc) đạt bình quân 5,5 cm.

Ông Nguyễn Hữu Minh, Phó Giám đốc Hợp tác xã Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng đánh giá: Qua quá trình triển khai ở địa phương, cho thấy cây keo lai mô này phát tiển nhanh và khỏe hơn cây keo thông thường cả về chiều cao lẫn đường kính, chống chịu được sâu bệnh hại  chống chọi gió bảo tốt hơn.

09401153phong_nuoi_cay_mo-094011-172719.png

Áp dụng cây keo lai mô, cây keo tai tượng giống mới, sẽ góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng. Ảnh: PVT.

Tháng 12 năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị triển khai trồng thêm 40 ha cây keo tai tượng ở 2 điểm: Thị trấn Ái Tử huyện Triệu phong và xã Cam Tuyền huyện Cam Lộ, mỗi điểm 20 ha. Qua quá trình kiểm tra theo dõi cho thấy, sau 6 tháng triển khai, cây sinh trưởng và phát trển vượt trội so với các loại keo khác người dân đang trồng trên địa bàn.

Theo hoạch toán với chu kỳ kinh doanh 10 năm, rừng keo lai gỗ xẻ cho trữ lượng gỗ 180 m3/ha, thu được 191,5 triệu/ha/chu kỳ kinh doanh rừng 10 năm từ 60% sản phẩm gỗ xẻ và 40% gỗ băm dăm. Lợi nhuận theo tính toán sẽ thu được 175,2 triệu đồng/ha, mỗi năm thu được 17,52 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế cao gấp 2-3 lần so với trồng keo lai gỗ nhỏ với chu kỳ kinh doanh 5 năm.

Bà Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị cho biết: Việc triển khai xây dựng và phát triển mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn cây keo lai mô và keo tai tượng sẽ tạo những điểm nhấn mới trong sản xuất kinh doanh rừng trồng gỗ lớn.

Áp dụng quy trình trồng bền vững, các mô hình không đốt thực bì, hạn chế cơ giới trong khâu làm đất toàn diện nên sẽ giúp cải tạo môi trường sinh thái, chống xói mòn, rử trôi. Với thời gian kinh doanh 10 năm trở lên, đất đai sẽ được cải tạo, tầng đất mặt sẽ tốt hơn, đảm bảo ổn định sinh thái, ổn định nguồn nước ngầm, cải tạo được điều kiện khí hậu.

Bên cạnh đó, giá trị kinh tế mang lại cao gấp 2 – 3 lần trồng rừng gỗ nhỏ với 2 chu kỳ cộng lại. Qua đó, tạo lòng tin cho người dân trong chuyển hướng kinh doanh rừng trồng giá trị cao.

"Thời gian tới, ngành NN-PTNT sẽ tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh ban hành các chính sách về ứng dụng giống keo lai nuôi cấy mô vào trồng rừng sản xuất thâm canh gỗ lớn. Chúng tôi hy vọng sẽ nâng diện tích này lên 500 ha cho mỗi năm để đẩy mạnh chuyển đổi lâm nghiệp theo hướng chất lượng cao, tạo thành vùng nguyên liệu cung cấp sản phẩm gỗ đồng đều phục vụ cho việc chế biến sâu các sản phẩm từ gỗ.

Việc triển khai dự án, xây dựng các mô hình trình diễn áp dụng cây keo lai mô, cây keo tai tượng giống mới, sẽ góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích.

Đồng thời, góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

(Bà Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị)

 

Bình luận

Xây dựng nguồn nguyên liệu gỗ bền vững phục vụ xuất khẩu

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu thì nhu cầu nguyên liệu gỗ cũng tăng cao. Gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu nguyên liệu nhưng tỷ trọng gỗ rừng trồng đi vào chế biến đồ gỗ chỉ chiếm từ 30-40%

Phát triển vùng nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ đến hồi bức thiết

Những năm qua, nguồn cung gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu bị đứt gãy, phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng đã đến lúc phải quyết liệt thực hiện.

Cần cách nhìn đúng về giá trị cây keo

Việc phát triển cây keo một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch, sử dụng giống không phù hợp, canh tác không bền vững... dẫn tới nhận thức sai lệch về vai trò của cây keo.

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Nhiều năm trở lại đây, ngành gỗ là một trong những ngành luôn dẫn đầu về giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự phát triển của các doanh nghiệp lĩnh vực này vẫn còn tự phát, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế

Rừng ngập mặn là vũ khí chống biến đổi khí hậu

Ngài Gareth Ward, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam đánh giá cao tiềm năng của rừng ngập mặn.

Cả nước còn hơn 1,2 triệu héc ta đất chưa sử dụng

Ngày 2-3, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ban hành Quyết định số 387/QĐ-BTNMT về phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020.

Đắk Nông chi hơn 1,7 tỷ đồng mua cây giống trồng rừng

Các huyện, xã, phường, thị trấn đồng loạt tổ chức ra quân trồng cây xanh, gắn với các hoạt động chuẩn bị mùa trồng rừng năm 2022, phấn đấu trồng hơn 1.650ha rừng các loại.

Tìm giải pháp tiêu thụ gỗ rừng trồng FSC ở Bắc Kạn

Năm 2018, hàng trăm hộ dân ở huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) ký hợp đồng với Công ty cổ phần Woodsland-Việt Nam thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ sản phẩm gỗ có kiểm soát (FSC) trên diện tích hơn 920 ha rừng keo.

Đâu là bí quyết giúp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam lập kỷ lục chưa từng có?

Đầu xuân Nhâm Dần, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), cho biết, trong giai đoạn tới, ngành lâm nghiệp sẽ chú trọng nâng cao chất lượng rừng, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Tín chỉ các bon thúc đẩy chuyển hướng nền kinh tế xanh

Chương trình giảm phát thải của Việt Nam sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung quan trọng để đầu tư vào rừng, tạo ra thu nhập cho các chủ rừng, phát triển bền vững.