Thanh long xuất sang Ấn Độ, bao bì không nên dùng chữ Trung Quốc

Ấn Độ là một thị trường rộng mở cho thanh long Việt Nam. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ, doanh nghiệp cần quảng bá và lưu ý tới các yếu tố khác.

Tại Hội nghị giao thương trực tuyến thanh long Việt Nam với các đối tác Ấn Độ và Pakistan năm 2021, ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ, cho biết, thị trường Ấn Độ rất giàu tiềm năng cho hàng trái cây của Việt Nam nói chung và thanh long nói riêng.

Ấn Độ có 1,4 tỷ dân, trong đó 60% người dân nước này ăn chay, món ăn của họ chủ yếu là rau quả. Trung bình mỗi người dân Ấn Độ sử dụng 3kg trái cây trong 1 tháng, theo đó cả nước sẽ tiêu thụ khoảng 48 triệu tấn/năm.

thanh-long-xuat-sang-an-do-bao-bi-khong-nen-dung-chu-trung-quoc-172915_20210806_27.jpg

Thu hoạch thanh long. Ảnh có tính chất minh họa.

Hiện nay, Ấn Độ vẫn đang là thị trường dễ tính. Đây là điều kiện thuận lợi để trái cây của Việt Nam nói chung và thanh long nói riêng có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang nước này.

Ông Bùi Trung Thướng, Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, chia sẻ, nhu cầu của Ấn Độ về mặt hàng này khá tốt vì sản phẩm có lợi cho sức khỏe, hương vị thơm, nhiều dinh dưỡng. Hiện nay, Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu thanh long từ Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Sri Lanka.

Theo ông Nguyễn Tiên Phong, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pakistan, Pakistan đã nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam, nhưng hầu như chưa nhập khẩu trái cây. Do đó, thị trường này vẫn đang có nhiều tiềm năng cho trái cây Việt Nam nói chung và thanh long nói riêng. Cũng như Ấn Độ, Pakistan là thị trường dễ tính, chú trọng tới những mặt hàng ngon, giá rẻ. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tìm hướng để khai thác thị trường này.

Thanh long Việt Nam được Ấn Độ cho phép xuất khẩu vào nước này từ năm 2014. Từ đó đến nay, xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ tăng trưởng liên tục. Trong giai đoạn 2015-2020, xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ tăng gấp 10 lần, từ 1 triệu USD năm 2015 đến xấp xỉ 10 triệu USD năm 2020.

Tuy nhiên, so với năng lực xuất khẩu của thanh long Việt Nam, thì con số trên còn khá khiêm tốn. Trong khi đó, thị trường Ấn Độ vẫn đang rất rộng mở đối với thanh long Việt Nam, bất chấp việc nước này cũng đã bắt đầu trồng thanh long hàng hóa ở nhiều địa phương.

Để đẩy mạnh xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ, ông Bùi Trung Thướng cho rằng, các doanh nghiệp, địa phương cần chủ động hơn nữa trong việc quảng bá, đưa thanh long vào thị trường này. Song song với đó là chú ý phát triển vùng trồng chất lượng cao, đáp ứng đúng những quy định, yêu cầu của thị trường, thay vì mở rộng diện tích. Một khi có sản phẩm chất lượng đảm bảo thì việc tìm kiếm, phát triển thị trường, duy trì vị thế cạnh tranh sẽ thuận lợi và bền vững hơn rất nhiều.

thanh-long-0915_20210712_77-135546.jpeg

Không nên dùng bao bì chữ Trung Quốc khi xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ. Ảnh có tính chất minh họa.

Ông Bùi Trung Thướng cũng lưu ý về sự thiếu đoàn kết, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long. Thị trường Ấn Độ đang rất rộng mở với thanh long Việt, nhưng nhiều doanh nghiệp, thay vì cạnh tranh bằng chất lượng lại cố tính hạ giá xuống thấp để giành khách hàng. Điều này gây mất uy tín không nhỏ cho thanh long Việt Nam.

Do vấn đề chính trị, Ấn Độ đã gọi trái thanh long là “kamalam” thay cho “dragon fruit” là cách gọi quen thuộc của người Trung Quốc. Do đó, khi xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ, các doanh nghiệp Việt Nam nên tránh dùng tên gọi “dragon fruit”, mà có thể dùng cách gọi mới của người Ấn Độ, hay để chữ “thanh long” cũng được vì người Ấn Độ đang quen dần với cách gọi loại trái cây này của người Việt Nam.

Đặc biệt, trên vỏ bao bì thanh long xuất khẩu sang Ấn Độ không nên dùng màu đỏ và in chữ Trung Quốc như lâu nay, mà nên in bằng tiếng Anh. Như vậy, vừa tạo thiện cảm hơn với người Ấn Độ, vừa tránh để họ hiểu nhầm rằng đây là loại trái cây của Trung Quốc.

Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), thanh long được xác định là loại trái cây có lợi thế cạnh tranh đứng thứ nhất trong 11 loại trái cây ở Việt Nam, và thường nằm trong nhóm sản phẩm xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam trong những năm qua.

Các sản phẩm thanh long của Việt Nam hiện nay khá đa dạng, ngoài thanh long quả tươi còn có thanh long sấy khô, sấy dẻo, nước ép si rô, snack thanh long, rượu vang thanh long, kem thanh long, chả cá thanh long, bánh mỳ thanh long… Đặc biệt, sản phẩm bột thanh long (hay còn gọi là bột pitahaya) có hàm lượng dinh dưỡng và tác dụng rất tốt cho sức khỏe, được coi là một siêu thực phẩm nhiệt đới.

 

Bình luận

Về nơi sản xuất hạt sen OCOP 4 sao

Hưng Yên là cái nôi và là trung tâm chế biến hạt sen các loại. Mỗi năm địa phương này sản xuất, cung ứng ra thị trường trên 10.000 tấn hạt sen trần tinh khiết.

Gạo Ông Cua – thơm ngon hàng đầu thế giới

Với hành trình 30 năm nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa thơm đặc sản ST24, ST25, kỹ sư Hồ Quang Cua đang xây dựng thương hiệu cho loại gạo ngon nhất thế giới.

Nức tiếng mãng cầu Bà Đen

Với diện tích lớn nhất cả nước, trái ra quanh năm, chất lượng cao cùng chỉ dẫn địa lý, mãng cầu Bà Đen khẳng định vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.

Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ tại 6 nước

Ngày 9.5, tỉnh Thái Nguyên tổ chức công bố nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ tại Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nhượng quyền giống xoài Cát Lộc

Ngày 28/4, tại Tiền Giang, Viện Cây ăn quả miền nam ký kết nhượng quyền sản xuất, kinh doanh giống xoài vỏ dày LĐ12 (xoài Cát Lộc) cho Tập đoàn Lộc Trời.

Tôm sú Cà Mau chính thức có thương hiệu

Chiều 28.4, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Cà Mau đã diễn ra lễ trao giấy chứng nhận đăng lý chỉ dẫn địa lý sản phẩm “tôm sú Cà Mau” cho Sở Khoa học và Công nghệ.

Thương hiệu cà phê PhinDeli chính thức xuất khẩu vào thị trường Mỹ

Lô hàng đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ đã thông quan thành công tại cảng Oakland, California vào trung tuần tháng 4 đã đánh dấu những bước đi đầu tiên chinh phục thị trường mới của cà phê PhinDeli

Hàng nghìn lượt người đến phiên chợ sâm Ngọc Linh ở miền núi Kon Tum

Chiều ngày 24.4, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh thu hút hàng nghìn lượt du khách, doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tham quan, mua sắm, trải nghiệm những sản vật của núi rừng Tây Nguyên.

Gạo Việt Nam ghi dấu ấn về chất lượng

Nhờ chiến lược duy trì chất lượng gạo xuất khẩu, tăng xuất khẩu gạo chất lượng cao và giảm xuất khẩu loại gạo phẩm cấp thấp, gạo Việt Nam đã và đang ghi dấu ấn trên thị trường thế giới.

Ngày hội mắm Châu Đốc diễn ra trong 5 ngày

Ngày hội mắm Châu Đốc được tỉnh An Giang chuẩn bị chu đáo, đảm bảo an toàn thực phẩm, giao thông.