Vào rừng Chân Mộng tìm sinh kế: Gian nan bảo tồn, phát triển dẻ gai

Gỗ dẻ gai cứng, chắc vượt trội, dễ gia công, độ bám ốc, dính keo tốt, chịu được sự va chạm cao, dễ uốn cong... nên ngày càng có giá trị trong lâm nghiệp.

Tìm quả dẻ gai
Một tay hua hua cây gậy dài ra phia trước, một tay vạch đám lá rậm rạp che ngang mặt, ít ai biết kỹ sư Phạm Quang Tú đang làm gì trong khu rừng đặc dụng tại xã Chân Mộng, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ.

Dáng người mảnh khảnh, giọng nói mau mắn như một sinh viên mới ra trường, Tú bước thoăn thoắt xuyên qua nhiều lùm cây um tùm. Mỗi khi chạm những cây dẻ cao vài chục mét, đôi chân chàng kỹ sư của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ mới dừng lại. Mò mẫm quanh gốc dẻ trong bán kính 3, 4 mét, Tú căng mắt nhìn xuống chân, như thể muốn tách rời đám lá rụng khỏi nền đất.

watermark_fuxt5329-1041_20210705_655-151133.jpeg

Chùm quả dẻ gai được nhặt trên nền rừng tại xã Chân Mộng, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ. Ảnh: Bảo Thắng.

"Tôi đang tìm quả dẻ gai. Quả này khó tìm lắm. Nhìn không kỹ rất dễ lẫn với bùn, đất", kỹ sư Tú kể, tay vẫn không ngừng chọc cây gậy dài xuống đất theo kiểu "bới lá tìm sâu".

Tú bảo, tìm hạt dẻ gai vào mùa hè rất khó. Đi cả ngày, chục tiếng trong rừng có khi không nổi vài kilogram. Với người vào nghề 6 năm như anh, phân biệt dẻ gai với dẻ đỏ - một loại cây phổ biến ở tỉnh Phú Thọ cũng là kỳ công, bởi hình thái, thân cây và đặc điểm sinh trưởng của hai loại rất giống nhau. Mỗi khi gặp những cây nghi vấn, Tú thường phải căng mắt lên cao, nhìn kỹ vào lá, đặc biệt là hoa để xác định.

Mất nhiều công là vậy nên mỗi khi thấy quả dẻ gai, nằm ẩn mình sâu dưới nền rừng, Tú vẫn giữ niềm vui như lần đầu thấy chúng. Chàng kỹ sư tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp bảo, hồi mới về Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ công tác vài tháng, chưa biết dẻ gai là gì. Lúc đi rừng cùng ông Phạm Văn Chiến, một lão làng của trung tâm, anh được chỉ cho loại quả nom như một con nhím nhỏ. Sướng quá, anh cầm lên và bị dính gai chi chít.

Những lần sau, Tú cẩn thận hơn, đã biết dùng vạt áo nhặt quả dẻ gai, hay lựa đoạn cuống để cầm, nhưng niềm vui thì vẫn vậy. Hỏi ra mới biết, dẻ gai là loại cây đặc hữu của tỉnh Phú Thọ. Từng nghe một vài khu vực khác trong nước có loài cây này, nhưng Tú và mọi người ở trung tâm chưa được tận mắt. Họ đã vào cả Vườn Quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) để tìm cây dẻ gai nhưng không có, quanh đi quẩn lại, mới chỉ thấy dẻ gai tại rừng ở xã Chân Mộng mà thôi 

gian-nan-hanh-trinh-tim-de-gai-1459_20210721_737-151134.jpeg

Kỹ sư Phạm Quang Tú thường phải lăn lộn trong những bụi rậm để nghiên cứu các loại cây lâm nghiệp. Ảnh: Bảo Thắng.

Dẻ gai là loại cây phổ biến bậc nhất tại những vùng ôn đới như Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Úc… có nơi chiếm đến 80% diện tích rừng. So với các loại gỗ thông thường trên thị trường, dẻ gai cứng, và chắc vượt trội. 

Ngoài ra, dẻ gai còn dặc tính dễ gia công, khô tương đối nhanh, độ bám ốc, dính keo tốt, chịu được sự va chạm cao và thích hợp cho việc uốn cong bằng hơi nước. Dẻ gai còn ưu điểm giữ màu sơn tuyệt vời, bất chấp khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam.

Vì nhiều ưu điểm, dẻ gai ngày càng được người tiêu dùng Việt Nam quan tâm. Tuy nhiên, hầu hết gỗ  bán trên thị trường hiện nay là hàng nhập khẩu. Chỉ một số rất ít đang được Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ bảo tồn, phát triển trên diện tích vài hecta ở núi rừng Chân Mộng.

Nguyên do bởi khả năng tái sinh của dẻ gai ở mức trung bình, thấp. Dù là loài cây chiếm ưu thế trong rừng thứ sinh phục hồi, việc bảo tồn nguồn gen quý của loài cây này gặp nhiều khó khăn bởi mật độ của chúng chỉ từ 3,3 - 11,1 cây/ha.

Yêu rừng quên tìm bạn gái
Mỗi bận đi rừng của kỹ sư Phạm Quang Tú kéo dài vài ngày đến một tuần. Thường anh kết hợp mấy việc cùng lúc, khi thì săn quả dẻ gai, khảo nghiệm giống mới, lúc lại ghi chú mốc sinh trưởng, vùng quy hoạch nhóm cây trồng bảo tồn. 

watermark_vao-rung-san-de-gai-1044_20210705_580-151137.jpeg

Hạt dẻ gai có thể ăn được, nhưng không bùi như các loại hạt dẻ bán trên thị trường. Ảnh: Bảo Thắng.

Nhà ở Thị xã Sơn Tây (Hà Nội), từ nhỏ Tú đã quen rừng lim xanh cổ thụ nằm ngay phường Trung Hưng, cách nhà vài cây số. Tình yêu rừng, yêu ngành lâm nghiệp sớm nở với chàng trai sinh năm 1991, để rồi sau khi ra trường, Tú mạnh dạn xin về Phú Thọ, cách nhà mấy chục cây số.

Công việc của Tú, ngoài vào khu rừng đặc dụng ngay gần Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ tại xã Chân Mộng, là rong ruổi tìm giống mới ở các tỉnh, thành phố khác. Hễ nghe nơi nào có giống chất lượng, phù hợp với thổ nhưỡng Phú Thọ là Tú lại đề xuất làm nghiên cứu, chọn cây trội rồi đem giống về vườn ươm sau trung tâm.

Khi hỏi kỷ niệm đi rừng, Tú như lạc vào một thế giới riêng. Anh say sưa kể về lần tìm cây vù hương tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An cách đây 3 năm. Ngày ấy, Tú cùng thành viên đoàn đi đúng mùa gió Lào. Hai tuần ở xứ Nghệ của chàng kỹ sư trẻ rặt một màu trắng của nắng, cát và ánh nắng chói chang.

Hay như lần khác, Tú lên vùng núi cao tại tỉnh Sơn La. Khi vừa làm xong việc thì trời đổ mưa rào. Con đường mòn sũng nước, trơn trượt khiến các thành viên buộc phải tắm mưa ngay trên đỉnh núi, chờ mưa tạnh rồi mới tìm đường xuống. Một chuyến khác nữa, Tú phải lang thang trong rừng hơn một tháng. Đôi giày mới cầm lúc đi, khi về mòn tơi tả.

Ở rừng nhiều hơn ở nhà, những lần muỗi đốt sưng tay hay bị ong đuổi, với Tú, chẳng phải điều lạ. Đỉa, rắn, anh gặp như cơm bữa. Dù ngoài trời nóng đến 35-40 độ C, chàng kỹ sư 30 tuổi vẫn áo dài tay hai, ba lớp mặc kín người, chân bọc ủng, phủ vài lớp nylon ngoài quần. Mồ hôi ra nhiều, rịn ướt áo, đợi lúc khô xong lại ướt. Mấy bận như thế mới đến lúc Tú xong công việc.

watermark_gian-nan-hanh-trinh-tim-de-gai-1351_20210721_281-151139.jpeg

Để tìm dẻ gai, kỹ sư Tú phải căng mắt và dò dẫm từng đám lá khô trên nền rừng. Ảnh: Bảo Thắng.

Sôi nổi khi nhắc đến rừng, nhưng mỗi lần hỏi về hạnh phúc riêng, Tú lại ngước lên trên những vòm cây xanh cao, cách đầu hàng chục mét và im lặng. Là con trai lớn trong gia đình, bạn bè cùng lứa đều đã yên bề gia thất, nhưng với chàng trai quê Sơn Tây, “mảnh tình vắt vai” của anh giờ là dẻ gai, là lim xanh, là bương lông, chứ không phải một bóng hình yểu điệu nào. Chìm trong suy tư một lúc lâu, Tú mới bảo: "Trót yêu rừng nên việc kia tôi cũng chểnh mảng". 

Chưa thấy hạnh phúc lứa đôi nhưng mỗi lần được mục sở thị những giống cây thuộc diện bảo tồn như dẻ gai, dẻ tùng, chò đãi…, Tú lại quên phắt đi nỗi niềm riêng. Anh bảo, tìm được những quả như dẻ gai đã khó, thuyết phục bà con nông dân tiếp nhận giống mới, phương pháp mới còn khó hơn.

Nhiều lúc, chính những cán bộ như anh Tú, ông Chiến phải thử nghiệm, đợi tới lúc có thành quả tại khu vườn lâm sinh phía sau Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ, mới phổ biến nhân rộng ra một vài xã tại huyện Đoan Hùng.

Dẻ gai là một trong bốn loài cây tái sinh có chỉ số IV cao nhất, bên cạnh re gừng, kháo, và trâm trắng. Những loài cây này thường tổ thành tầng cây cao ở các khu rừng. Chính bởi vậy, việc quan sát, khảo nghiệm, nghiên cứu dẻ gai cần những cán bộ giàu kinh nghiệm, và tốn nhiều thời gian.

Mãi đến gần đây, chi dẻ gai trên thế giới và ở Việt Nam mới được bổ sung thêm hai loài mới cho khoa học đó là dẻ gai sẹo to và dẻ gai nhiều cạnh, phân bố chủ yếu ở Phú Thọ. Trong đó, dẻ gai sẹo to có hạt lớn, và tiềm năng phát triển kinh tế.

 

Bình luận

Xây dựng nguồn nguyên liệu gỗ bền vững phục vụ xuất khẩu

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu thì nhu cầu nguyên liệu gỗ cũng tăng cao. Gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu nguyên liệu nhưng tỷ trọng gỗ rừng trồng đi vào chế biến đồ gỗ chỉ chiếm từ 30-40%

Phát triển vùng nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ đến hồi bức thiết

Những năm qua, nguồn cung gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu bị đứt gãy, phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng đã đến lúc phải quyết liệt thực hiện.

Cần cách nhìn đúng về giá trị cây keo

Việc phát triển cây keo một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch, sử dụng giống không phù hợp, canh tác không bền vững... dẫn tới nhận thức sai lệch về vai trò của cây keo.

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Nhiều năm trở lại đây, ngành gỗ là một trong những ngành luôn dẫn đầu về giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự phát triển của các doanh nghiệp lĩnh vực này vẫn còn tự phát, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế

Rừng ngập mặn là vũ khí chống biến đổi khí hậu

Ngài Gareth Ward, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam đánh giá cao tiềm năng của rừng ngập mặn.

Cả nước còn hơn 1,2 triệu héc ta đất chưa sử dụng

Ngày 2-3, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ban hành Quyết định số 387/QĐ-BTNMT về phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020.

Đắk Nông chi hơn 1,7 tỷ đồng mua cây giống trồng rừng

Các huyện, xã, phường, thị trấn đồng loạt tổ chức ra quân trồng cây xanh, gắn với các hoạt động chuẩn bị mùa trồng rừng năm 2022, phấn đấu trồng hơn 1.650ha rừng các loại.

Tìm giải pháp tiêu thụ gỗ rừng trồng FSC ở Bắc Kạn

Năm 2018, hàng trăm hộ dân ở huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) ký hợp đồng với Công ty cổ phần Woodsland-Việt Nam thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ sản phẩm gỗ có kiểm soát (FSC) trên diện tích hơn 920 ha rừng keo.

Đâu là bí quyết giúp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam lập kỷ lục chưa từng có?

Đầu xuân Nhâm Dần, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), cho biết, trong giai đoạn tới, ngành lâm nghiệp sẽ chú trọng nâng cao chất lượng rừng, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Tín chỉ các bon thúc đẩy chuyển hướng nền kinh tế xanh

Chương trình giảm phát thải của Việt Nam sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung quan trọng để đầu tư vào rừng, tạo ra thu nhập cho các chủ rừng, phát triển bền vững.