Bảo tồn thành công 3 giống hoa trà bản địa qúy hiếm

3 giống hoa trà bản địa qúy hiếm sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất cây hoa này trong nước, đẩy lùi các loại trà nhập ngoại, chất lượng thấp.

Trước thực trạng nhiều giống hoa trà bản địa đang đứng trước nguy cơ bị mai một, Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Sở KH-CN Hưng Yên bảo tồn và chọn lọc thành công 3 giống hoa trà qúy hiếm là gồm: Trà cung đình hồng, trà bạch Việt Nam, trà thâm hồng bát diện. Địa điểm tiến hành bảo tồn, chọn lọc tại xã Phụng Công (huyện Văn Giang, Hưng Yên) và những địa phương liên quan khác. Cùng với đó, các nhà khoa học của Viện còn sưu tầm, bảo tồn được hàng trăm kiểu gen các giống hoa trà khác, làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống mới sau này.

a2.png

Cán bộ Sở KH-CN Hưng Yên kiểm tra mô hình chọn lọc, bảo tồn các giống hoa trà. Ảnh: H.Tiến.

Đặc điểm chung của 3 giống hoa trà nói trên là: Rễ chùm, phân nhánh khỏe, rễ tơ nhiều; cây thân gỗ dạng bụi, phân cành và nhánh xum xuê (như cây chè), có khả năng phát triển cao 5 m. Lá đơn gọn, dày, xếp so le, mặt ngoài lá bóng láng, mép lá có răng cưa, độ dài lá từ 3 - 4,5cm. Hoa đơn mọc ở đầu cành, mỗi đầu cành mọc 2 - 3 bông, bông hoa gồm nhiều cánh xếp sát nhau, đường kính hoa rộng từ 9 - 12 cm. Dạng quả nang hình trái xoan, trong chứa rất nhiều hạt. Hạt hoa trà nhỏ có lớp lông trắng bao ngoài, khả năng nẩy mầm của hạt khá tốt.

Đặc điểm riêng: Trà cung đình hồng có lá mọc dày, màu xanh đậm, dạng lá hình elip, dày, ít răng cưa; hoa màu phấn hồng, cánh kép, giữa hoa có nhị, hoa thường nở vào dịp Tết Nguyên Đán.

Trà bạch cổ Việt Nam lá mọc dày, màu xanh nhạt, hình trứng, răng cưa sâu; hoa màu trắng, cánh kép, lá dày, răng cưa sâu và sắc, hoa có nhị, thường nở vào dịp Tết Dương lịch.

Trà thâm hồng bát diện có lá dày, mọc thưa, màu xanh nhạt, hình elip, ít răng cưa; hoa màu đỏ thẫm, bông to, cánh kép xếp dày, độ bền chơi hoa cao, cánh hoa rất đẹp gồm 8 lớp xếp đan vào nhau, hoa thường nở vào dịp Tết Nguyên Đán.

a1.png

PGS.TS Đặng Văn Đồng (bìa trái), Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả cùng chuyên gia Hàn Quốc thăm vườn trồng hoa trà tại Văn Giang (Hưng Yên). Ảnh: H.Tiến.

Tập tính sinh thái của giống

- Nhiệt độ tốt nhất cho cây trà ở thời kỳ hình thành chồi từ 20 - 26°C. Một số giống trà, đặc biệt là các giống có hoa kép thường không ra hoa hoặc chất lượng hoa rất kém khi nhiệt độ xuống dưới 12 độ C.

- Về ánh sáng: Hầu hết các giống trà đều thích hợp sinh trưởng khi được che một phần ánh sáng, nhằm giúp bộ lá cây không bị cháy nắng, do vậy khi trồng trà cần che bớt 30% ánh sáng trực xạ bằng 1 lớp lưới đen.

- Về ẩm độ: Nước có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, số lượng hoa và sự phát triển của thân và tán cây sau thời kỳ nở hoa. Theo đó, phải căn cứ vào chủng loại giống, tuổi cây, đất trồng, độ ẩm không khí… để cung cấp đầy đủ, phù hợp lượng nước tưới cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây trà.

- Về đất trồng: Hoa trà thích hợp với pH đất từ 6 - 6,5; pH đất >7 cây sinh trưởng phát triển kém. Chú ý xử lý hạt trước khi gieo trồng.

“Sản xuất hoa trà trong nước mới chỉ đáp ứng 60% nhu cầu thị trường tại chỗ, còn lại phải nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc. Nước ta có thời tiết, khí hậu rất thích hợp cho việc trồng và phát triển cây hoa trà. Có nhiều làng nghề truyền thống trồng hoa trà rất lâu đời, nếu được quan tâm đúng mức, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, có thể xuất khẩu loại cây hoa quý phái này sang các quốc gia trong khu vực”, PGS.TS Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả nhìn nhận.

 

Bình luận

Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon

Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.

Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1

Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.

Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn

Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.

Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu

Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.

Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương

Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.

Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng

Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh

Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.

Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận

Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định

Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...