Bảo vệ lúa thu đông trong mùa mưa lũ
Hiện lúa thu đông 2021 ở các tỉnh ĐBSCL phát triển tốt, ít sâu bệnh hơn mọi năm. Các địa phương đã sẵn sàng các phương án bảo vệ lúa trong mùa mưa lũ.
Lúa thu đông phát triển tốt
An Giang là một trong những tỉnh ở ĐBSCL gieo sạ lúa thu đông 2021 khá muộn so với một số tỉnh trong khu vực. Hiện nay, trà lúa thu đông của tỉnh đang trong giai đoạn từ 15 - 45 ngày tuổi, phát triển xanh tốt, ít sâu bệnh và rầy nâu phá hại ở mật độ thấp so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu đáng mừng.
Nông dân An Giang chăm sóc lúa thu đông 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Bà Nguyễn Thị Lê, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV An Giang cho biết: Vụ lúa thu đông 2021, An Giang khuyến cáo khung lịch thời vụ xuống giống bắt đầu từ ngày 15/7 đến 10/9. Vụ thu đông xuống giống thường rơi vào điều kiện thời tiết có mưa nhiều, lũ về nên gặp khó khăn trong sản xuất. Bên cạnh đó thường xuất hiện một số sâu, bệnh hại như rầy nâu, muỗi hành, bệnh đạo ôn, bệnh cháy bìa lá, bệnh lem lép hạt…
Để vụ lúa này thắng lợi, ngành nông nghiệp tập trung khuyến cáo các địa phương áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật như “3 giảm 3 tăng” và “ 1 phải 5 giảm”; áp dụng biện pháp sạ thưa với lượng giống khuyến cáo từ 80 - 100 kg/ha.
Trong đó, chú trọng thực hiện giải pháp tưới nước tiết kiệm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh thái. Trồng hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch có lợi nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu trong giai đoạn 40 ngày đầu sau sạ.
Tăng cường tuyên truyền hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc "4 đúng", ưu tiên dùng phân thuốc sinh học, hữu cơ. Khuyến cáo nông dân tăng cường các biện pháp giúp cây lúa khỏe như bổ sung vi lượng, phân bón có chứa canxi, silic… giúp cây lúa tăng tính chống chịu tự nhiên, nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận cuối vụ.
Về cơ cấu giống lúa, bà Lê cho biết thêm, lúa thu đông được xem là vụ lúa chính thứ 3 trong năm, vì vậy nhiều năm qua, ngành nông nghiệp An Giang luôn thuân thủ theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT và khuyến cáo các địa phương trong tỉnh sử dụng giống lúa chất lượng cao để sản xuất.
Hiện nay, trà lúa thu đông của An Giang đang trong giai đoạn từ 15 - 45 ngày tuổi, phát triển xanh tốt, ít sâu bệnh và rầy nâu phá hại so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Đến nay, mỗi vụ lúa nông dân có trên 85% diện tích canh tác giống lúa chất lượng cao, chủ yếu các giống lúa như OM 9582, Đài thơm 8, OM 5451, OM 7347, OM 6976, OM 18, Jasmine 85, OM 9577, OM4900…Đây là các giống lúa thời gian qua được doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến thu mua, đặt hàng sản xuất, như Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Tân Long, Công ty Tấn Vương...
Tại thị xã Tân Châu (An Giang), thời điểm này, nông dân cơ bản đã thu hoạch dứt điểm vụ lúa hè thu. Vụ thu đông 2021, các địa phương đã xuống giống được hơn 6.000ha, đạt tỷ lệ hơn 87%. Riêng tại vùng đê bao xã Tân An và xã Tân Thạnh đã xuống giống hơn 803ha lúa. Bà con nông dân cho biết, lúa đang trong giai đoạn đòng, phát triển tốt. Thế nhưng, điều nông dân lo lắng nhất là giá vật tư đầu vào như phân bón và thuốc BVTV vẫn đang tăng cao, sẽ đẩy giá thành sản xuất lúa vụ thu đông năm nay lên cao.
Để hạn chế những tác động trong bối cảnh tình hình giá vật tư tăng cao, nông dân nơi đây đã đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng như thực hiện chương trình “1 phải 5 giảm” và “3 giảm 3 tăng” hay mô hình sinh thái, trồng ruộng bờ hoa dẫn dụ thiên địch và tuân thủ nguyên tắc "4 đúng" trong sản xuất nhằm tiết giảm chi phí.
Ông Trương Công Bình ở xã Tân An, thị xã Tân Châu cho biết: Hiện nay, giá vật tư đầu vào tăng cao, vì vậy trong vụ thu đông 2021, gia đình ông đẩy mạnh áp dụng chương trình “1 phải 5 giảm”, như giảm lượng giống gieo sạ, bón phân cân đối, khoa học theo hướng dẫn giúp hạn chế tối đa chi phí. Hiện tình hình sâu bệnh trên lúa thu đông ở địa phương cũng đỡ hơn vụ hè thu 2021.
Nông dân thường xuyên kiểm tra lúa thu đông để chủ động phòng trừ sâu bệnh hại. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Tại Kiên Giang, đến nay nông dân trong tỉnh đã xuống giống vụ lúa thu đông 2021 hơn 89.300 ha, vượt trên 1.300ha so với kế hoạch phấn đấu. Các huyện gieo sạ lúa thu đông nhiều là Giồng Riềng, Tân Hiệp, Giang Thành, Châu Thành, Hòn Đất, Gò Quao và TP Rạch Giá. Hiện các trà lúa đang phát triển tốt, chủ yếu ở các giai đoạn đẻ nhánh, đòng trổ và trỗ - chín.
Những ngày qua, ảnh hưởng thời tiết mưa nhiều, nên đã xuất hiện một số dịch hại trên cây lúa, nông dân gặp khó khăn trong việc phun thuốc BTVT do mưa liên tục kéo dài. Cụ thể như sâu cuốn lá, bệnh cháy bìa lá, đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt… Sâu, bệnh xuất hiện rải rác ở hầu hết các địa phương, với mức nhiễm nhẹ đến trung bình. Ngoài ra, còn có các đối tượng gây hại khác như chuột cắn phá, sâu đục thân, muỗi hành… cũng xuất hiện và gây hại rải rác đến nhiễm nhẹ.
Chi cục Trồng trọt – BVTV Kiên Giang khuyến cáo bà con nông dân nên tăng cường thăm đồng thường xuyên để có biện pháp chăm sóc, phát hiện dịch hại kịp thời và có biện pháp phòng trị hiệu quả. Dự báo, bệnh đạo ôn cổ bông, cháy bìa lá, lem lép hạt… sẽ tiếp tục phát triển và gây hại trên trà lúa giai đoạn từ đòng trổ đến trỗ chín. Nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm như OM18, OM5451, IR 50404, Đài Thơm 8, OM 7347, gieo sạ dày, do ảnh hưởng thời tiết có mưa nhiều, nắng gián đoạn và sử dụng phân bón không hợp lý…
|
Hoàn thiện đê bao ăn chắc
Vụ lúa thu đông 2021, An Giang xuống giống trên 160.000 ha, nằm trong 699 tiểu vùng có đê bao kiểm soát lũ triệt, được xem là diện tích sản xuất lúa lớn nhất khu vực ĐBSCL, dự kiến cho sản lượng trên 1 triệu tấn.
Ông Lương Huy Khanh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi An Giang cho biết: Để sản xuất vụ lúa thu đông an toàn trong mùa mưa lũ, tỉnh khuyến cáo nông dân chỉ xuống giống trong các ô bao kiểm soát lũ, phân vùng xuống giống để có diện tích tiêu, thoát lũ, giảm áp lực cho hệ thống đê bao.
Ngay từ đầu vụ, ngành thủy lợi An Giang đã lên các phương án nhằm chủ động ứng phó với đợt nước lên do triều cường và các tình huống mưa, giông, lốc trong mùa mưa bão, lũ ảnh hưởng đến sản xuất lúa thu đông.
Trước tình hình giá vật tư nông nghiệp tăng cao, nhiều nông dân đã đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng như “1 phải 5 giảm” và “3 giảm 3 tăng”... để giảm chi phí. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Song song đó, kết hợp với ngành nông nghiệp tỉnh thường xuyên theo dõi chặt chẽ, chủ động có biện pháp, phương án ứng phó hiệu quả, đảm bảo sản xuất và sinh hoạt của người dân an toàn trong mùa mưa, lũ.
Bên cạnh đó, những diện tích đê bao không an toàn hoặc ngoài đê bao, An Giang khuyến cáo không cho người dân xuống giống mà thực hiện xả lũ cho 26 tiểu vùng khoảng 70.000 ha ở các huyện như Tri Tôn, Châu Phú, thị xã Tân Châu, Tịnh Biên, Phú Tân…
Tính từ đầu năm đến nay, Chi cục Thủy lợi An Giang đã triển khai nạo vét tổng số 144 công trình, chiều dài hơn 194 km, khối lượng 380.314m3, kinh phí gần 59 tỷ đồng. Đồng thời, gia cố đê bao tổng số 180 công trình, chiều dài gần 88 km, khối lượng 26.489m3, kinh phí hơn 176 tỷ đồng. Còn duy tu sửa chữa cống bọng tổng số 85 công trình, chiều dài 3.494m…
Còn tại tỉnh Hậu Giang, bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh cho biết: Đến thời điểm này, nông dân trong tỉnh đã cơ bản xuống giống xong diện tích lúa thu đông 2021, với diện tích theo kế hoạch là 36.000ha. Hiện nay, các trà lúa đang ở giai đoạn mạ đến trỗ - chín.
Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp trước những diễn biến của thời tiết bất lợi, tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, thời gian qua tỉnh Hậu Giang đã ưu tiên đầu tư nhiều công trình, dự án cấp bách phòng chống sạt lở, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, hồ chứa đa mục tiêu phục vụ phòng, chống thiên tai. Cụ thể, đến nay đã có 16 công trình trọng điểm được tỉnh đầu tư, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ đời sống dân sinh trên địa bàn. Ngành nông nghiệp Hậu Giang còn khuyến khích nông dân thực hiện các giải pháp luân canh cây trồng trên đất lúa, giúp ngăn ngừa sự lây lan, lưu tồn của sinh vật gây hại trong đất. Đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết sản xuất gắn với bao tiêu lúa hàng hóa, góp phần tạo đầu ra thuận lợi, tăng thu nhập cho nhà nông.
|
Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon
Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...
Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới
Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.
Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1
Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.
Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn
Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.
Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu
Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.
Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương
Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.
Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng
Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.
Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh
Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.
Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận
Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.
Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định
Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...
Bình luận