Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine

Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ

nt2.jpg

Ông Trần Công Thành, Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam bên ao ương nuôi tôm giai đoạn 1. Ảnh: Việt Nguyễn.

 Nuôi tôm thẻ chân trắng thành công với mô hình mới CPF-Combine, ông Trần Công Thành (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) sẵn sàng chia sẻ bí quyết giúp người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh áp dụng.
 Thắng lớn với công nghệ mới
Ông Trần Công Thành đang đầu tư nuôi tôm theo mô hình mới CPF-Combine trên 7ha với 16 ao xử lý nước, 8 ao ương tôm giống, 21 ao nuôi tôm thương phẩm và 2 ao xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường.

Tuyên Quang: Xuống sông Lô đóng lồng nuôi toàn cá đắt tiền, có cả loài cá tiến vua, thương lái tranh nhau mua
Quy trình nuôi tôm của ông Thành chặt chẽ với 4 giai đoạn, gồm ương nuôi tôm giống với mật độ cao 2.000 con/m2, sau 15 - 20 ngày nuôi chuyển qua giai đoạn 2 với mật độ 700 con/m2, sau 20 ngày nuôi chuyển qua giai đoạn 3 với mật độ 300 con/m2, sau 20 ngày nuôi chuyển sang nuôi thương phẩm với mật độ 100 con/m2.

Nguồn vốn ông Thành đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ đồng/năm. Nuôi tôm CPF-Combine của ông Trần Công Thành là nuôi tôm an toàn sinh học, ở mỗi ao nuôi tôm có lưới che, hạn chế tác hại của nắng nóng, ngăn chim và các động vật khác xâm nhập, dưới đáy ao lót bạt, hệ thống sục khí hoạt động liên tục cung cấp đủ ô xy cho tôm.

Ông Thành đặc biệt quan tâm đến môi trường nước, quản lý nước ao nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học. Cả 16 ao xử lý nước được ông Thành bố trí tuần hoàn, bước 1 xử lý bằng PAC và thuốc tím, bước 2 xử lý bằng Chlorine. Nước sạch sau khi cho vào các ao nuôi tôm được kiểm tra thường xuyên để cân bằng các chỉ tiêu nhất là độ mặn, kiềm, pH.

nt1.jpg

Tôm nuôi giai đoạn 4 của ông Thành sắp thu hoạch. Ảnh: Việt Nguyễn.

“Ngoài yếu tố sạch của môi trường nước, tôi dùng các chất khoáng để “kích” quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm nuôi” - ông Thành nói. Nhờ không sử dụng kháng sinh nên tôm thương phẩm của ông Thành đáp ứng các quy định khắt khe về an toàn thực phẩm để chế biến xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật.

Mô hình CPF-Combine của ông Thành đã chứng minh được hiệu quả rất rõ, nguồn nước sạch duy trì, cho tôm ăn bằng máy, thức ăn không hao hụt, tôm dễ chăm qua từng giai đoạn nuôi, tỷ lệ sống của tôm nuôi cao, tôm lớn nhanh, đồng đều ở kích cỡ lớn, chỉ 25 - 30 con/kg.

Điểm đến của người nuôi tôm
Để có được thành công của ngày hôm nay, ông Thành đã lặn lội tham quan, tìm hiểu, học hỏi các cách thức nuôi tôm ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Sóc Trăng, nhất là sang Thái Lan để chứng thực hiệu quả của nuôi tôm công nghệ cao áp dụng đồng bộ các quy trình kỹ thuật. Sau khi thành công với mô hình CPF-Combine, ông Thành luôn rộng mở, đón hàng trăm lượt hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đến học tập. 

“Tôi luôn cập nhật ứng dụng các phương pháp nuôi tôm an toàn trong và ngoài nước nên lúc nào cũng chia sẻ với người nuôi tôm. Quảng Nam có tiềm năng rất lớn, cần cải tiến phương pháp nuôi tôm để đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng người nuôi tôm” - ông Thành nói.

Bí quyết nuôi tôm của ông Trần Công Thành là tốc độ tăng trưởng cao, tỷ lệ sống cao và số vụ nuôi cao; giảm chi phí; nâng giá trị lợi nhuận. Ông Thành nói, điều quan trọng nhất trong nuôi tôm là phải đầu tư đúng, đầu tư đủ, tùy theo nguồn lực, không nhất thiết nuôi tôm tràn lan, thiếu kiểm soát mà phải chắc chắn. Các hộ nguồn tài chính chưa lớn có thể áp dụng nuôi tôm CPF-Combine mini.

Trên quỹ đất sẵn có, bố trí ao xử lý nước, ao chứa lắng, ao nuôi thương phẩm và hệ thống xử lý nước thải, các ao vừa tuần hoàn vừa khép kín giúp môi trường nuôi tôm được trong lành, con tôm an toàn trước dịch bệnh, nhà nông có thể nuôi quanh năm mà tránh được rủi ro, thất thu.

Ngay giữa trang trại nuôi tôm, ông Trần Công Thành đầu tư một không gian học tập đủ sức chứa hàng trăm nông hộ đến học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm. Các buổi tập huấn kỹ thuật nuôi tôm của ông Thành không nặng về sách vở, người tham gia học được những điều cốt lõi, cần thiết nhất cho nghề nuôi tôm của mình.


 

Bình luận

Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông

Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi

Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.

Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược

Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.

Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học

Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng

Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con

Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.

Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư

Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.

Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ

Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.

Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây

Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.

Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao

Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.

Nuôi cá chép giòn với thức ăn đặc biệt nhập ngoại, lão nông miền Tây thu tiền tỉ mỗi năm

Những con cá chép thông thường, nhờ kỹ thuật nuôi đặc biệt mà thịt cá chuyển từ mềm sang giòn, dai,… Mỗi năm, lão nông ở Đồng Tháp cho ra thị trường khoảng 200 tấn cá, thu về vài tỉ đồng.