Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm

Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng

Thế nhưng, để phục vụ cho 9 doanh nghiệp khai thác cát, thành phố Hải Phòng đang quyết "dẹp" bỏ các khu nuôi ngao mà TP cho là tự phát để khai thác cát.

Con ngao trắng mang lại giá trị kinh tế 600 - 1.000 tỷ đồng/năm

Ngày 9/5, tại xã Đại Hợp, Hội nuôi ngao Hải Phòng tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động giai đoạn 2016 - 2021 và triển khai phương hướng hoạt động giai đoạn 2021 - 2026.

Ông Vũ Trí Tuân, Chủ tịch Hội nuôi ngao Hải Phòng cho biết, trước năm 2003, bà con ngư dân chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt tự nhiên nên hiệu quả không cao. Trong khi đó, tài nguyên biển ngày càng cạn kiện, khai thác ngày một khó khăn và không bền vững.

Cùng lúc đó, Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách hỗ trợ bà con chuyển đổi từ việc chỉ khai thác tự nhiên sang kết hợp nuôi trồng thủy, hải sản. Năm 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều của cửa sông Văn Úc.

ngao.png


Con ngao trắng đã mang lại giá trị kinh tế từ 600 - 1.000 tỷ đồng/năm cho người dân huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng. Ảnh: Nguyễn Chương

Trong suốt những năm đầu do chưa nắm bắt được khoa học kỹ thuật nên bà con gặp phải không ít khó khăn. Đặc biệt, là vấn đề con giống trong nuôi thả.

Nhưng đúng vào thời điểm khó khăn nhất, thì bà con được cán bộ khuyến ngư giúp đỡ kỹ thuật và công nghệ làm giống ngao. Từ đó, kỹ thuật nuôi ngao của bà con đã được nâng lên và chính thức có những bước phát triển mạnh mẽ.

Cụ thể, giai đoạn 2003 - 2009 diện tích chỉ vào trăm ha nhưng đến nay đã phát triển và mở rộng diện tích lên trên 6.000ha, trải dài từ bãi biển Đồ Sơn đến tận vùng sông Hóa tiếp giáp với tỉnh Thái Bình.

Cũng theo ông Tuân, giai đoạn 2009 - 2018, để muốn được hợp lý hóa việc nuôi thả ngao, thì bà con ngư dân đã gửi đơn kèm tờ trình đến chính quyền xã Đại Hợp, Đoàn Xá (huyện Kiến Thụy), phường Vạn Hương (quận Đồ Sơn) và đã được các cấp chính quyền xác nhận.

Ông Vũ Trí Tuân, Chủ tịch Hội nuôi ngao huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng) cho biết, nghề nuôi ngao đã tạo công ăn việc làm cho trên 2.000 lao động, với thu nhập thường xuyên khoảng 10 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây sinh kế của người dân đứng trước nguy cơ bị đóng lại bởi nạn "cát tặc" và "quy hoạch thụt lùi" của UBND huyện Kiến Thụy. 
Năm 2018, phòng NNPTNT huyện Kiến Thụy đã mời đơn vị đo đạc của Viện Nghiên cứu môi trường và Thích ứng biến đổi khí hậu và Liên Hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam về đo đạc hiện trạng bãi nuôi thả ngao. Đồng thời tư vấn quy hoạch giúp bà con phát triển nghề nuôi ngao.

"Trong suốt những năm đó, bà con đã làm ăn đạt hiệu quả cao, phát triển được toàn bộ diện tích khu vực mà có thể phát triển được. Nhờ đó, các thành viên của Hội nuôi ngao huyện Kiến Thụy đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tham gia các hoạt động xã hội và luôn tuân thủ pháp luật", ông Tuân nói tại Hội nghị tổng kết.

Hiện, tổng sản lượng ngao của các thành viên trong Hội, mỗi năm ước đạt khoảng 45.000 tấn, giá trị 600 - 1.000 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho trên 2.000 lao động, với thu nhập thường xuyên khoảng 10 triệu đồng/người/tháng.

Ngày 9/5, tại Nhà văn hóa xã Đại Hợp, Hội nuôi ngao huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng) tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động giai đoạn 2016 - 2021 và triển khai phương hướng hoạt động giai đoạn 2021 - 2026. Ảnh: Minh Ngọc

Sinh kế của người dân bị đe dọa bởi nạn "cát tặc" và quy hoạch kiểu "thụt lùi"?

Bên cạnh những thành công đã đạt được, ông Tuân cũng cho rằng, vài năm trở lại đây bà con nuôi ngao ở TP Hải Phòng đã phải trải qua rất nhiều khó khăn trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh, thời tiết, cửa khẩu đóng cửa và đặc biệt là môi trường không tốt.

Theo ông Tuân, nguyên nhân dẫn đến "môi trường không tốt", làm ngao không phát triển được, bị chết là do nạn "cát tặc" diễn ra tại cửa sông Văn Úc.

Theo các hộ nuôi ngao ở huyện Kiến Thụy cho biết, họ cũng đang rất lo lắng trước viễn cảnh sinh kế của hàng nghìn hộ nuôi ngao sẽ bị đóng lại bởi "Quy hoạch thụt lụt" của chính quyền địa phương. Theo đó, 2018 UBND huyện Kiến Thụy ra quyết định quy hoạch vùng nuôi ngao từ chỗ có 3.000ha nuôi ngao, UBND huyện Kiến Thụy "quy hoạch" giảm xuống còn... 750ha. Điều đáng nói trong 750ha này, có 500ha là vùng đất bùn lầy, lòng sông- nơi con ngao không thể phát triển. Vì thế, theo người dân việc quy hoạch này chẳng khác nào dồn người nuôi ngao vào đường cùng, triệt đường làm ăn, sinh sống của bà con nông dân, mà không chịu xét đến yếu tố, hiện trạng thực tế.
Đứng trước những khó khăn như vậy, nhưng hội viên của Hội nuôi ngao huyện Kiến Thụy vẫn ngày đêm bám biển, tìm kiếm những hướng để duy trì và phát triển nghề nuôi ngao. Trong đó, bà con luôn giúp đỡ nhau trong sản xuất cũng như kết hợp với lực lượng biên phòng để giữ gìn an ninh biển.

Nhiều năm qua, người nuôi ngao ở huyện Kiến Thụy đã gửi đơn thư kiến nghị đi khắp các cơ quan của UBND TP Hải Phòng đề nghị công khai các mỏ cát đã được cấp phép ở khu vực bãi triều nơi bà con nuôi ngao, nhưng đến nay vẫn không nhận được hồi âm. Trong ảnh: Một tàu khai thác cát tải trọng lớn hoạt động hết công suất trên khu vực ven biển Kiến Thụy, Ảnh chụp trưa ngày 3/11/2021. 
Chia sẻ với Dân Việt, ông Vũ Văn Hằng (73 tuổi), nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đại Hợp (huyện Kiến Thụy) cho biết, với 15 năm công tác trải qua các chức vụ từ Phó Chủ tịch cho đến Chủ tịch, Bí thư Đảng ủy xã, ông đã chứng kiến sự đổi thay từng ngày của "bộ mặt" nông thôn cũng như đời sống của người dân xã nhà.

"Từ nghề nuôi thả ngao, người dân xã Đại Hợp và các xã ven biển của huyện Kiến Thụy đã vươn lên thoát nghèo và phát triển kinh tế một cách bền vững. Nhiều hộ có của ăn, của để, xây nhà lầu, mua xe hơi, con cái được học hành đầy đủ cũng là nhờ nghề nuôi thả ngao".

Xung quanh vấn đề có một số doanh nghiệp hút cát đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nghề nuôi ngao ở cửa sông Văn Úc. Ông Hằng cho rằng, nếu còn tiếp tục hút cát thì "vĩnh viễn ngao không còn" và sinh kế, cuộc sống của bà con 2 xã Đoàn Xá và Đại Hợp sẽ bị đe dọa, bởi người dân chủ yếu sống với nghề nuôi ngao.

Hoạt động nuôi ngao tại thành phố hải Phòng có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với đời sống của người dân nơi đây. Với sự khuyến khích của Nhà nước trong các chính sách về nuôi trồng thủy, hải sản, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, vươn khơi bám biển. Nhờ có bàn tay con người, khu vực cửa sông Văn Úc đã trở thành một mảnh đất đầy tiềm năng để khai thác. Với nguồn lợi lớn đã đem lại, nghề nuôi ngao đã đóng góp không nhỏ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên hiện nay hoạt động nuôi ngao của bà con chưa thực sự được quan tâm, hỗ trợ tối đa; các chính sách, cơ sở pháp lý dành cho hoạt động này còn hạn chế và nhiều bất cập. Hơn nữa, trong nhiều năm trở lại đây, người dân đang phải đối diện với nạn cát tặc tại khu vực nuôi ngao. Các vấn đề tồn tại trên đã gây khó khăn cho bà con trong quá trình khai thác thủy hải sản, dẫn đến nguy cơ mất trắng công sức, tài sản, vốn liếng đã đầu tư.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ

Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.

Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa

Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây

Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.

Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'

Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.

'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn

Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.

Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong

Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.

Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt

Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long

Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”

Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.

Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi

Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.

Kiên Giang góp vốn xoay vòng theo vụ lúa – giúp nhau thoát nghèo ở vùng biên

Tổ góp vốn xoay vòng theo vụ lúa của chi hội Phụ nữ ấp Cỏ Quen, xã Phú Lợi, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang ra đời từ năm 2013, đến nay đã gần 10 năm vẫn được duy trì và phát triển hiệu quả. Nhờ tổ góp vốn, nhiều chị em hội viên nghèo có tiền để đầu tư