Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”

Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.

Thanh long từng là cây giúp người nông dân ở Bình Thuận, Long An và Tiền Giang thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Song thời gian gần đây, hàng ngàn ha thanh long tại các vùng trồng lớn nhất cả nước đang bị chặt bỏ. Điều này khiến nhiều người lo lắng về số phận của loại trái cây có giá trị xuất khẩu tỷ USD này sẽ lận đận như một số cây nông nghiệp khác ở nước ta, kéo theo những hệ lụy gây ra sự bất ổn đối với đời sống của bà con nông dân.

Quy hoạch lại sản xuất, đưa trái cây thanh long phát triển theo hướng kinh tế thị trường là vấn đề đặt ra đối với ngành nông nghiệp và các địa phương. Loạt bài: “Giải lời nguyền cho cây thanh long” của nhóm phóng viên thường trú VOV tại TP.HCM sẽ đề cập vấn đề này.

Bán đất trả nợ thanh long

Tiếng xe, máy kéo rít lên xé tan cái không gian tĩnh lặng của vùng quê miền biển xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Bánh xe lăn đến đâu, trụ bê tông thanh long trong vườn nhà anh Nguyễn Văn Hùng bị nhổ bật lên đến đấy. Vậy là, với hơn 1 ha trồng 1.000 trụ thanh long, anh Hùng chỉ dám giữ lại 500 trụ vì không muốn quàng gánh nặng nợ nần cho gia đình. “Hiện giờ gia đình đã nhổ 500 trụ, còn để lại 500 trụ để canh không dám nhổ hết, vì cây trồng cũng bấp bênh nên cứ trồng 5 loại này, 5 loại kia”, anh Hùng cho biết.

3679bbe5c35d0d03544c.jpg

Giá thanh long rớt thảm khiến nhiều nông dân rơi vào cảnh thua lỗ nợ nần phải phá vườn hoặc bán đất trả nợ ngân hàng ở Long An.
 
Không chỉ ở Bình Thuận, Long An là vùng trồng thanh long lớn thứ 2 của cả nước cũng đang rơi vào cảnh đìu hiu. Tỉnh lộ 827A, từ TP. Tân An về huyện Châu Thành, trung tâm trồng thanh long của tỉnh vốn sôi động nay trở nên vắng lặng. Các vựa thu mua đóng kín cửa, vườn thanh long nằm dọc tuyến đường xơ xác, cỏ dại mọc um tùm.

Trong cái nóng như rang của tháng 4, ở khu vườn thanh long hơn 2.000ha được vun bón 5 năm qua của ông Cao Văn Lung, ngụ xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành, tốp nhân công đang cưa bỏ những trụ thanh long cuối cùng. Nhìn những cây thanh long ngã quỵ rơi xuống đất, lòng người nông dân này không khỏi xót xa.

Ông Lung cho biết, ngoài trồng 2.000ha thanh long, ông còn thu mua của bà con để bán sang thị trường Trung Quốc. Hai năm gần đây, giá thanh long rớt thảm khiến ông rơi vào cảnh thua lỗ nợ nần. Phá vườn cũng là lựa chọn trong bước đường cùng. “Việc giao thương với đối tác Trung Quốc những năm qua không suôn sẻ. Khi mình mua thanh long của nông dân với giá cao nhưng khi bán cho phía Trung Quốc giá rất thấp nên lỗ rất nhiều, chính vì thế mình phải bán đất lấy 1,2 tỷ đồng để trả nợ cho phần thua lỗ”, ông Lung chia sẻ.

v2.jpg

Những vườn thanh long bị bỏ hoang, người dân không có tiền để thuê máy nhổ trụ tại tỉnh Bình Thuận.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận, từ đầu năm 2022 đến nay đã có hơn 2.500 ha thanh long bị đốn hạ. Còn ở Long An, đến cuối tháng 3 đã có 200ha thanh long bị nhổ bỏ. Trong số diện tích thanh long bị chặt bỏ ở Bình Thuận, có hơn 900ha được chuyển đổi sang cây trồng khác, gần 1.500 ha vườn thanh long ngừng sản xuất. So với tổng diện tích trồng cây thanh long của Bình Thuận và Long An, số diện tích cây trồng bị chặt bỏ không lớn song cũng cho thấy số phận “cây làm giàu” một thời của người nông dân đang rơi vào cảnh long đong, khi lặp lại chu trình: Trồng rồi chặt, chặt rồi lại trồng.

“Việc chặt bỏ cây thanh long trong vùng sản xuất diễn ra theo chu kỳ bởi sự biến động của thời tiết, khí hậu, thị trường. Trước đây từng xảy ra việc đốn cam trồng mít, đốn mít trồng nhãn… Đối với cây thanh long cũng tương tự, nhất là từ cuối năm 2021 sang đầu năm 2022 khi việc tiêu thụ thanh long sang thị trường Trung Quốc gặp khó khăn”, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt – Bộ NN&PTNT cho biết.

Nguy cơ bị đánh bật vì thiếu sức cạnh canh

Thanh long là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp ở Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Với sản lượng gần 1,4 triệu tấn/năm, tỉ trọng xuất khẩu trái thanh long sang thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 80-85%. Riêng với “thủ phủ thanh long” Bình Thuận, mỗi năm sản xuất khoảng 700.000 tấn thì chỉ có 15% được tiêu thụ trong nước, còn lại 85% là xuất khẩu. Trong số sản lượng xuất khẩu chỉ có 2-3% là chính ngạch, còn lại là mua bán theo hình thức biên mậu qua Trung Quốc hoặc liên kết với doanh nghiệp ngoài tỉnh để trực tiếp xuất khẩu. Chính sự phụ thuộc vào một thị trường tiêu thụ khiến giá thanh long cứ “sụt sùi” thiếu ổn định.

Những năm gần đây, Trung Quốc thường xuyên thay đổi chính sách, quy định, không nhất quán về điều kiện quản lý kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu thông quan hàng hoá tại các cửa khẩu biên giới, khiến tình trạng ùn ứ phương tiện dẫn đến hư hỏng hàng hoá thường xuyên xảy ra. Đặc biệt chính sách “Zero Covid” khiến người trồng thanh long rơi vào cảnh khó khăn chưa từng gặp phải trong 10 năm qua.

Ông Võ Huy Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận kiến nghị, cần đưa ra chính sách, quy định nhất quán trong xuất khẩu tiểu ngạch tại các cửa khẩu phía Bắc, có như vậy mới hy vọng rằng hoạt động thương mại biên giới phát triển lành mạnh và ổn định.

“Chính sách của Trung Quốc liên tục thay đổi. Quy định của họ yêu cầu bao bì phải có chứng nhận không nhiễm Covid-19, trong khi hiện nay Việt Nam chưa có chứng nhận bao bì không nhiễm Covid-19 nên các doanh nghiệp hết sức khó khăn. Hiệp hội cũng đã kiến nghị với bên Hải quan và Bộ Công Thương đề nghị giúp đỡ”, ông Hoàng cho hay.

Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, giờ đây thanh long Việt Nam không có giữ vị trí độc quyền trên thị trường. Bởi, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, Thái Lan, Campuchia, Lào thậm chí là Trung Quốc - thị trường chính tiêu thụ sản phẩm của chúng ta đã phát triển mạnh cây thanh long. Trong đó, Campuchia, Lào đang hướng tới xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với thanh long chất lượng cao.

v1.jpg

Số phận “cây làm giàu” một thời của người nông dân đang rơi vào cảnh long đong, khi lặp lại chu trình trồng rồi chặt, chặt rồi lại trồng.

Tại hội nghị với 3 tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long An mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, trước nay chúng ta chỉ tư duy sản xuất với diện tích càng lớn, sản lượng càng cao thì càng mừng. Nhưng chúng ta quên mất rằng thị trường mới quyết định sản xuất.

“Bản thân câu chuyện sản xuất nông nghiệp hết sức mù mờ. Số liệu người trồng thanh long cũng chưa chính xác, áng chừng là chủ yếu. Thị trường Trung Quốc chúng ta lại càng mù mờ bởi không có thực tế, mình không biết họ nhưng họ lại biết mình nhiều hơn, thương nhân Trung Quốc có đầy ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang. Làm thị thị trường mà người ta biết mình nhiều hơn là mình thua”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan phân tích.

Hiện nay, cây thanh long không chỉ đang đứng trước khó khăn bởi chính sách “Zero Covid” trong ngắn hạn, mà xa hơn đó là chất lượng thanh long đang đi thụt lùi so với các nước trong khu vực, nên rất khó cạnh tranh ngay với thị trường truyền thống Trung Quốc. Đây cũng là hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị, vị thế cây trồng này ngày càng thất thế trên thị trường. Điều này sẽ được làm rõ trong bài viết tiếp theo./.

 

Nguồn: Theo VOV

Bình luận

Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm

Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng

Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ

Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.

Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa

Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây

Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.

Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'

Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.

'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn

Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.

Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong

Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.

Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt

Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long

Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi

Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.

Kiên Giang góp vốn xoay vòng theo vụ lúa – giúp nhau thoát nghèo ở vùng biên

Tổ góp vốn xoay vòng theo vụ lúa của chi hội Phụ nữ ấp Cỏ Quen, xã Phú Lợi, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang ra đời từ năm 2013, đến nay đã gần 10 năm vẫn được duy trì và phát triển hiệu quả. Nhờ tổ góp vốn, nhiều chị em hội viên nghèo có tiền để đầu tư