Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư

Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.

Đó là ông chủ trang trại gà Minh Dư Tô Quốc Tú, sinh năm 1979, ở thị trấn Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Gặp được Tô Quốc Tú quả thật không dễ. Phần vì anh ngại, cho rằng mình không có gì đặc biệt để viết, phần vì anh thường xuyên “bôn ba” qua Tây Ninh, Bình Dương, để thu mua gà về cung cấp lại cho các đầu mối, không còn thời gian để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, sau khi tôi thuyết phục, Tú đã “siêu lòng”, đồng ý sắp xếp thời gian gặp. Trò chuyện với Tú, tôi thấy anh không chỉ giỏi làm ăn, mà còn rất cá tính.

g5.png

Ông chủ trại gà Minh Dư Tô Quốc Tú. Ảnh: Hồng Thuỷ.

“Hay thật, tôi chơi thân với nó mấy năm nay, bao lần thuyết phục cho tôi viết bài mà nó nhất định không chịu. Vậy mà gặp anh có chút xíu đã đồng ý”, anh bạn đồng nghiệp tôi ở thị trấn Chơn Thành tỏ ý “hờn mát” trước mặt Tú. “Nói thật, mấy ngày nay tôi đi suốt, hôm qua sang Tây Ninh bắt gà, xong lại đi giao luôn cho các đầu mối ở nhiều điểm, về đến nhà là trời sáng, chợp mắt được 2 tiếng chứ mấy. Ngày nào cũng lọ mọ thức khuya dậy sớm vậy đó, kiếm được đồng tiền của thiên hạ vất vả lắm chứ sung sướng gì đâu”, Tú làm một tràng.

Ngay sau đó, Tú dẫn chúng tôi về tham quan trại gà Minh Dư, cũng là cơ ngơi của gia đình ở ấp 3, thị trấn Chơn Thành. Căn nhà khá to của gia đình Tú nằm giữa một không gian vườn rộng với nhiều loại cây ăn trái. Xa xa là trại gà Minh Dư gần chục ngàn con.

g4.png

Với thâm niên gần 20 năm nuôi gà, kinh nghiệm đầy mình, hiện Tú như một "chuyên gia" trong nghề, được nhiều người "cầu kiến". Ảnh: Hồng Thuỷ.

Tú cho biết, anh vốn học Trung cấp Y, đã đi làm nhà nước mấy năm. Nhưng lại gắn bó với con gà tới nay. “Hồi đó đi làm nhà nước, lương ba cọc ba đồng, lúc nào cũng thiếu trước hụt sau. Ba tôi ở nhà chăn nuôi heo, gà để trang trải. Ban đầu nuôi ít, sau thấy thu nhập khá, nên tăng đàn dần lên. Năm 2003, khi Công ty C.P Việt Nam về Bình Phước, tôi nghỉ làm nhà nước, ở nhà cùng ba đầu tư nuôi gà, sau đó liên kết với C.P. Thời điểm đó, tôi là một trong những người đầu tiên ký liên kết nuôi gà gia công cho C.P”, Tú kể.

Trải qua nhiều năm nuôi gia công, Tú đã tích luỹ kha khá, cả về tiền bạc lẫn kinh nghiệm chăn nuôi. Cơ ngơi khá hoành tráng của gia đình Tú đang ở hiện nay là từ những con gà mang lại. Hiện nay, ngoài trang trại gà Minh Dư ở nhà, Tú còn có 2 trại gà lạnh nuôi gia công cho C.P Việt Nam ở xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành.

g3.png

Tô Quốc Tú: "Con gà trống Minh Dư này 118 ngày tuổi, ước đạt 3kg rồi". Ảnh: Hồng Thuỷ.

Sau nhiều năm nuôi gà gia công, Tú đầu tư thêm một trang trang trại nuôi gà giống đá Minh Dư ngay tại nhà, quy mô 10 ngàn con.

Trại gà Minh Dư của anh Tú nuôi trên nền đệm lót sinh học, vỏ trấu, nên chuồng không chỉ sạch, mà còn không hề có mùi hôi. Vì sao anh chọn nuôi gà Minh Dư thay vì các giống khác?”, tôi hỏi. Anh đáp: “Có nhiều lý do. Thứ nhất là hiện nay thị trường Bình Phước chuộng gà thương phẩm Minh Dư. Vì thịt giòn, ngon. Con giống Minh Dư khoẻ, sức đề kháng với các loại bệnh cao hơn, nên nuôi ít hao hụt, lại lớn nhanh. Cùng một chế độ ăn và thời gian chăm sóc nhưng trọng lượng xuất chuồng của gà Minh Dư luôn cao hơn so với các giống gà khác. Như trại gà này, chính xác là được 3 tháng 18 ngày tuổi, mà trọng lượng có thể đạt từ 2,7 đến 3kg/con rồi. Giá bán hiện nay khoảng 60 ngàn đồng/kg, như vậy mỗi con bán từ 170 - 180 ngàn đồng”.

g2.png

Tú ở nhà và theo dõi trại gà lạnh cách đó vài cây số qua điện thoại. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Điều tôi ấn tượng về Tú là kinh nghiệm, kỹ thuật về chăn nuôi gà của anh không thua gì một chuyên gia trong ngành, mặc dù Tú không qua trường lớp gì. Chính vì thế, ngoài chăn nuôi giỏi, Tú còn liên kết với khá nhiều hộ chăn nuôi khác ở Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, để tư vấn cho họ về kỹ thuật nuôi, kinh nghiệm nuôi gà chi phí thấp, và thu mua gà thương phẩm từ những hộ này với giá tốt.

Trong lúc nói chuyện, lâu lâu lại có người gọi điện thoại cho Tú hỏi về tình trạng gà. Tú bảo, trong số những người vừa gọi, có cả cán bộ thú y mới ra trường. “Họ hỏi con gà nó thải phân màu khác bình thường, là bị gì? Tôi hỏi con gà bao nhiêu ngày tuổi? Họ nói xong là tôi biết ngay tình trạng con gà thế nào. Nuôi gà lạnh phải chú ý nhiệt độ chuồng. Tôi chỉ nhìn thoáng qua đàn gà trong chuồng là biết nhiệt độ có đúng hay không. Nếu đàn gà tung tăng chạy nhảy thì nhiệt độ bình thường, nếu chúng tụm lại là nhiệt độ thấp, còn tản ra mỗi con mỗi góc là chuồng hơi nóng”.

g1.png

Mỗi khi Tú rảnh tay ở nhà, cô con gái út lại "dính ba như sam" không rời. "Đó là những giây phút hạnh phúc nhất của tôi", Tú nói. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Về kinh nghiệm nuôi, Tú nói: “Muốn chúng phát triển nhanh, tốt, thì điều kiện đầu tiên là phải ăn sạch, ở sạch và phòng chống dịch bệnh thường xuyên, nhất là khi xuất chuồng lứa cũ, chuẩn bị lứa mới, phải vệ sinh kỹ chuồng trại. Chuồng phải có hệ thống hút gió, bóng điện tròn cho ánh sáng vàng để sưởi giữ ấm cho gà, nhất là giai đoạn úm gà con. Sau giai đoạn úm gà con, ban ngày gà sẽ được thả ra vườn cây cho chúng vận động, chạy nhảy và kiếm thêm thức ăn. Nhờ vậy mà thịt gà đạt chất lượng cao hơn là chỉ nuôi nhốt trong chuồng”.

“Một trong những yếu tố quan trọng trong chăn nuôi là tính toán lượng thức ăn phù hợp để giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Nếu không quản lý thức ăn hợp lý thì không chỉ lãng phí mà còn giảm nhiều lợi nhuận. Đó là chọn con giống có tỉ lệ (FCR) tiêu tốn thức ăn thấp; thay đổi cách cho ăn phù hợp từng giai đoạn phát triển của con gà. Hay sử dụng máng ăn hợp lý, điều chỉnh lượng thức ăn trong máng để tránh vung vãi ra ngoài... Nhưng làm gì thì làm, cũng cần có thời gian, kinh nghiệm, cho nên, người mới làm thì không nên nóng vội, mà đi lên từ từ”, Tô Quốc Tú nói.

 

 

Bình luận

Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông

Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi

Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.

Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược

Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.

Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học

Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng

Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con

Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.

Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine

Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ

Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ

Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.

Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây

Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.

Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao

Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.

Nuôi cá chép giòn với thức ăn đặc biệt nhập ngoại, lão nông miền Tây thu tiền tỉ mỗi năm

Những con cá chép thông thường, nhờ kỹ thuật nuôi đặc biệt mà thịt cá chuyển từ mềm sang giòn, dai,… Mỗi năm, lão nông ở Đồng Tháp cho ra thị trường khoảng 200 tấn cá, thu về vài tỉ đồng.