Nghề đan lưới Trần Phú

Làng Trần Phú (xã Minh Cường, huyện Thường Tín) nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km, được biết đến với nghề đan lưới có từ thế kỷ XIV, do bà Trần Thị A, một người phụ nữ gốc vùng biển Thanh Hóa tới đây sinh sống, lập nghiệp, truyền dạy cho dân làng.

Trong một lần vi hành, nhà vua tình cờ gặp và rước bà về cung. Sau nhiều năm sống với nhà vua nhưng không có con, bà xin vua cho trở về làng Trần Phú sống nốt quãng đời còn lại. Bà đã dạy cho dân làng cách làm lưới đánh bắt cá để mưu sinh, do nơi đây là vùng chiêm trũng, thường xuyên ngập lụt nên không trồng được lúa. Từ đó đến nay, đan lưới tồn tại và phát triển tại Trần Phú như một nghề chính, bên cạnh nghề nông.

Theo các cụ cao niên, hầu hết dân làng đều biết đan lưới. Trẻ 5 - 6 tuổi đã có thể thực hiện thao tác đơn giản như “vào ghim”, đan “then mốt, then hai” và từ 10 tuổi trở lên đã có thể thoăn thoắt đan lưới một cách thành thục.

dan-luoi.jpg

Trước kia, các công đoạn đan lưới ở Trần Phú được thực hiện hoàn toàn thủ công, từ việc xe tơ, gai cho đến thắt phao, kẹp chì. Để đan được mỗi tấm lưới đòi hỏi 4 - 5 người làm, mỗi người chuyên trách một khâu và phải mất nhiều giờ mới xong một tấm. Ngày nay, người dân đã cơ giới hóa các khâu sản xuất để tiết kiệm nhân lực và tăng năng suất.

Nếu như trước kia, lưới Trần Phú chủ yếu phục vụ nhu cầu đánh bắt cá, tôm thì ngày nay, do được làm bằng nilon cho độ chắc, bền cao nên lưới Trần Phú thường được dùng để sản xuất các thiết bị thể thao (lưới cầu môn bóng đá, bóng rổ), sản xuất nông nghiệp (bảo vệ hoa màu, chăn nuôi) hay các công trình xây dựng... Nhờ chịu khó tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, cùng việc cải tiến để có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, lưới Trần Phú ngày càng được ưa chuộng.

Hiện nay, làng Trần Phú có gần 100 cơ sở sản xuất lưới, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Không những thế, nghề đan lưới của Trần Phú còn lan tỏa, phát triển sang các làng và khu vực lân cận.

Năm 2012, Làng nghề đan lưới Trần Phú đã được thành phố Hà Nội công nhận là Làng nghề truyền thống.

Từ khóa:

Bình luận

Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông

Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi

Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.

Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược

Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.

Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học

Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng

Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con

Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.

Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine

Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ

Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư

Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.

Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ

Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.

Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây

Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.

Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao

Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.