Bí quyết trồng bưởi từng bị chê 'nhiêu khê, rách việc'...

Trước khi chuyển sang trồng bưởi, chị Hưởng thuê máy xúc lật vùi tầng canh tác cũ xuống sâu hơn 1m, đưa lớp đất đáy lên phơi ải, cải tạo thành tầng canh tác mới

Trong khi phần lớn diện tích cây có múi trên địa bàn năm nay đều bị mất mùa vì sâu bệnh hại, thì vườn bưởi nhà chị Lưu Thị Hưởng ở thôn Quảng Uyên, xã Minh Châu, Yên Mỹ, Hưng Yên vẫn khá sai quả.

Cũng như nhiều hộ khác trong thôn, năm 2001 chị Hưởng đã chuyển đổi đất lúa úng trũng sang chuyên canh cây có múi. Ban đầu, chị chỉ trồng cam canh, cam Vinh. Sau vườn cam hết chu kỳ khai thác kinh doanh, chị lại vẫn trồng các cây họ có múi là cây bưởi.

22-194417_623.jpg

Vườn bưởi khá sai quả. Ảnh: H.Tiến. 

Để vườn bưởi ít sâu bệnh hại và cho thu nhập ổn định, chị Hưởng có cách làm khác biệt, mà khi đó vài người dân trong làng cho rằng, “nhiêu khê”, “rách việc”.

Cách làm "khác người" của chị Hưởng gồm: Trước khi chuyển sang trồng bưởi, chị thu dọn sạch tàn dư cây cam mang về làm chất đốt. Sau rắc vôi bột lên mặt ruộng, thuê máy xúc lật vùi tầng canh tác cũ xuống dưới sâu hơn 1m, đưa lớp đất đáy lên phơi ải, bón phân hữu cơ hoai mục kết hợp với vôi khử chua đất, cải tạo thành tầng canh tác mới, rồi lên luống, tạo rãnh thoát nước, trồng bưởi.

Các giống đưa vào trồng có bưởi Quế dương, Đào đường. Mật độ trồng 30-35 cây/sào 360m2. Trồng xen cây họ đậu khi vườn bưởi chưa khép tán. Sau vườn cây khép tán trồng xen 2 hàng rau ngót 2 mép luống và ớt cay vào bên trong tán bưởi.

Cách làm này vừa giúp bồi dục, giữ ẩm đất, vừa tăng thêm thu nhập, ngăn cỏ dại phát triển, tránh xói mòn và rửa trôi dinh dưỡng trên mặt luống.

Chị Hưởng cho biết: Cây ớt chịu được khuất tán khá tốt, cùng với thu nhập từ cây rau ngót xen canh, góp phần giảm hơn 60% tiền mua phân bón cho cây bưởi trong năm. Để cây bưởi luôn sai hoa, nhiều quả, hàng năm vào tháng 11-12 âm lịch (sau thu hái hết quả), phải tiến hành khoanh vỏ tại các cành cấp 1-3. Tùy theo cây sinh trưởng khỏe hay yếu, cành to hay cành nhỏ, mà áp dụng các kỹ thuật khoanh khác nhau.

221-191411_332.jpg

Chị Hưởng với vườn bưởi Quế dương. Ảnh: H.Tiến.

Với những cây sinh trưởng quá tốt hoặc những cành bưởi to, cần khoanh “mở” - dùng dao chuyên dụng tiện bóc đi một lớp vỏ rộng 1,5cm xung quanh các cành cấp 1-2. Những cây sinh trưởng trung bình, chỉ cần khoanh “mịn” một vòng khép kín quanh các cành cấp 2-3 (không bóc đi ít vỏ nào).

Sau khoanh khoảng 10 ngày (vết đứt liền sẹo), dùng băng keo đen bao kín vết khoanh, nhằm tránh sâu bệnh xâm nhập gây hại. Đồng thời từ tháng 12 đến cây phân hóa mầm hoa, tuyệt đối không tưới nước cho vườn cây. Chú ý để lại 1-2 cành không khoanh, để hoạt động sống trong cây diễn ra bình thường, không bị “chột”.

Chăm sóc vườn bưởi ở thời kỳ kinh doanh: Ngay sau khi kết thúc thu hoạch quả, tiến hành vệ sinh vườn cây, cắt bỏ hết các cành gầy yếu, cành sâu bệnh, cành vượt, cành khuất tán và cành mọc lòa xòa sát mặt đất, tạo độ thông thoáng cho vườn, kết hợp quét nước vôi tại các phần thân gốc.

Bón thúc mỗi cây 0,5kg NPK + 2kg phân hữu cơ vi sinh. Từ sau cây đậu quả, định kỳ bón 2-3kg hạt đậu tương nghiền + 0,5kg Lân supe + 1kg phân hữu cơ vi sinh. Nên trộn đều bột đậu tương với lân supe để tăng hiệu lực phân bón và chuột không thể ăn bột đậu tương.

Bón 0,5kg kali/1 gốc (trước thu quả khoảng 45 ngày. Phun Booc đô (Clorua đồng + vôi tôi) vào cuối tháng đầu tháng 8, chống cháy vỏ quả do nắng. Phun siêu kali 2 lần cách nhau 7 ngày (trước hái quả 25 ngày) để tăng chất lượng bưởi.

222-193050_509.jpg

Bưởi Đào đường. Ảnh: H.Tiến.

Lý do chị Hưởng không đưa giống bưởi Diễn vào cơ cấu nhà vườn, vì giống bưởi này đã được các địa phương miền Bắc trồng rất nhiều. Giống bưởi Diễn cũng đang bị nhiễm nhiều loại sâu bệnh, khó thâm canh hơn do đặc tính ra quả cách năm.

“Bưởi Quế dương và Đào đường mới được Viện Nghiên cứu Rau quả chọn tạo. Cây sinh trưởng rất khỏe, lá to xanh dầy, dễ thâm canh, ít sâu bệnh, quả cho thu hoạch từ tháng 10-11. Đặc biệt, quả giống bưởi này có thể giữ lại trên cây làm bưởi thờ Tết Nguyên Đán rất giá trị, sau ăn vẫn ngọt thơm, nước mọng, không khô như thịt bưởi Diễn lưu lại trên cây chờ tết âm lịch”, chị Hưởng chia sẻ.

Nhờ những cách làm năng suất, chất lượng nói trên, tiếng lành đồn xa, toàn bộ sản lượng bưởi của chị Hưởng làm ra mỗi năm 40-50 vạn quả đều được người tiêu dùng đến mua hết tại vườn, không phải bán qua thương lái nên lợi nhuận đạt khá cao, 300-500 triệu đồng, tùy năm.

“Trồng bưởi thu nhập kém hơn thâm canh cam. Nhưng ít phải phun thuốc BVTV. Tốn rất ít công lao động. Không áp lực về tiêu thụ như cam. Vì quả bưởi sau thu hoạch, có thể bảo quản tự nhiên được từ 2 tháng trở lên”, chị Hưởng cho hay.

 

Bình luận

Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon

Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.

Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1

Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.

Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn

Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.

Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu

Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.

Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương

Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.

Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng

Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh

Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.

Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận

Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định

Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...