Biến chất thải chế biến sắn thành phân hữu cơ

Nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường từ các nhà máy chế biến tinh bột sắn có thể trở thành nguồn phân hữu cơ quý giá nhờ công nghệ xử lý men vi sinh.

Bình Phước được xem là tỉnh nông nghiệp, vì thế, việc tạo ra nguồn phân bón hữu cơ vi sinh có chất lượng cao để khắc phục sự thiếu hụt phân bón sẽ giúp nông dân đẩy mạnh tăng năng suất và chất lượng nông sản. 

ky-5-loi-ich-kep-phan-huu-co-tu-chat-thai-ran-va-bun-1512_20210914_692-153924.jpeg

Canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ tại Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Vì thế, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH-CN) tỉnh Bình Phước đã triển khai Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng KH-CN sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học Hudavil từ chất thải rắn và bùn hồ sinh học của các nhà máy chế biến tinh bột sắn (mì)”. Dự án đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần chung tay với địa phương hướng đến nền nông nghiệp sạch, bền vững.

Thạc sỹ nông nghiệp Trịnh Kiều Dung, chủ nhiệm dự án cho biết, thời điểm nghiên cứu vào năm 2018, địa phương có trên 450.000 ha cây trồng, trong đó gần 18.000 ha trồng cây lương thực có hạt, 483 ha cây công nghiệp hàng năm, trên 7.400 ha cây ăn trái; trên 398.000 ha cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, sắn (mì).

Theo đánh giá điều tra thổ nhưỡng, quá trình thâm canh tăng năng suất, do sử dụng quá nhiều phân hóa học và thuốc BVTV tại địa phương đã khiến đất bị thoái hóa, chai cứng, các vi sinh vật có ích rất khó phát triển.

Để duy trì phát triển bền vững, mỗi ha cây trồng ngoài lượng phân chuồng và phân vô cơ, còn cần khoảng 1 tấn phân hữu cơ vi sinh, nhằm cải tạo bổ sung mùn hữu cơ và các chủng vi sinh vật hữu ích cho đất. Toàn tỉnh chỉ có 3 nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh nhưng công suất nhỏ (khoảng 20.000 tấn/năm). Như vậy, lượng phân hữu cơ vi sinh còn thiếu khoảng trên 429.000 tấn/năm.

1-2-1433_20210914_495-153925.jpeg

Phân bón hữu cơ vi sinh sản xuất từ chất thải chế biến sắn được nông dân ứng dụng rộng rãi ra sản xuất. Ảnh: Trần Trung.

Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh hiện có 6 nhà máy chế biến tinh bột sắn đang hoạt động, công suất từ 400 - 1.800 tấn/ngày. Tính bình quân thời gian hoạt động của các nhà máy khoảng 180 ngày/năm thì lượng chất thải rắn thải ra hằng năm khoảng 63.000 tấn và lượng bùn thải từ các hồ sinh học khoảng 60.000 tấn/năm.


“Đây là các nguồn chất thải gây ô nhiễm nghiêm trọng vì chứa các chất hữu cơ, xianua, H2S và vi khuẩn gây hại. Nếu có thể sử dụng nguồn bã thải này làm phân hữu cơ vi sinh thì không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn giúp giảm ô nhiễm môi trường”, Thạc sĩ Dung chia sẻ.

Xuất phát từ tình hình kinh tế - xã hội, các vấn đề tồn tại và điều kiện tại địa phương, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh đề xuất và được Bộ KH-CN phê duyệt triển khai Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng KH-CN sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học Hudavil từ chất thải rắn và bùn hồ sinh học của các nhà máy chế biến tinh bột sắn tại tỉnh Bình Phước”.

1-1438_20210914_324-153926.jpeg

Đoàn công tác Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh Bình Phước kiểm tra năng lực sản xuất của đơn vị phối hợp sản xuất chế phẩm sinh học. Ảnh: Trần Trung.

Theo đó, công nghệ áp dụng trong dự án do Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (thuộc Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam) trực tiếp chuyển giao. Đây là kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án cấp Quốc gia.

Thực hiện dự án, xưởng sản xuất dịch men vi sinh đã được xây dựng với hệ thống thiết bị sản xuất dịch men vi sinh 3 cấp liên hoàn, có chế độ gia nhiệt, ổn nhiệt tự động gắn liền với hệ thống lọc rửa khí, nén khí lưu lượng 140 - 160 lít/phút.

Bộ lọc loại được vi khuẩn trong quá trình cung cấp ôxy cho các bình lên men, tạo ra dịch men vi sinh có độ thuần chủng cao (108 - 109 CFU/ml). Xưởng sản xuất dịch men vi sinh của dự án có khả năng xử lý 100 tấn chất thải của nhà máy tinh bột sắn/ngày, chuyển hóa chất thải thành phân hữu cơ có dưỡng chất cao cung cấp cho Nhà máy Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh Hudavil Bình Phước.

Cùng với hệ thống thiết bị sản xuất dịch men vi sinh tự động, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên còn cung cấp 8 chủng giống vi sinh vật để đơn vị chủ trì hoàn toàn chủ động trong sản xuất. 8 chủng vi sinh vật này được sản xuất dịch men vi sinh vật trên thiết bị riêng biệt.

 

Bình luận

Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon

Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.

Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1

Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.

Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn

Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.

Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu

Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.

Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương

Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.

Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng

Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh

Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.

Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận

Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định

Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...