Các biện pháp phòng, trừ con ngài chích hút quả cam

Bạn đọc Nguyễn Xuân Bách (Hòa Bình) qua mục Nhịp cầu nhà nông hỏi về đặc điểm nhận dạng ngài đục quả cam cũng như các biện pháp phòng, trừ.

Trả lời:

Con bướm hay đục quả cam có nhiều vào tháng 7,8 hằng năm đó là con ngài chích hút có tên khoa học là Fruitpiercing moths, Rhytia hypernestra.

Vậy có cách gì để đuổi con bướm hay đục quả cam?

Đặc điểm nhận dạng ngài đục quả cam:
Trưởng thành: Ngài có kích thước tương đối lớn, có thân dài 35-38mm, dang cánh rộng khoảng 85- 90mm. Cánh trước màu nâu nhạt. Có một đường cong từ đỉnh cánh xiên qua buồng giữa cánh xuống đến gốc mép sau tạo thành một mảng hình tam giác nâu tím. Mép trước cánh màu nâu, phía trong màu nâu nhạt, cánh sau màu vàng nhạt.

con-ngai-chich-cam-152431_92.jpg

Ngài hút quả hại cây ăn quả có múi ở Hòa Bình năm 2019. Nguồn: Viện Bảo vệ thực vật.

Tập tính sinh sống và gây hại
Ngài chích hút quả hoạt động ban đêm. Thường từ 6-7 giờ tối bay từ rừng hoặc cây bụi đến vườn cây ăn quả có múi. Gây hại chủ yếu từ 7-10 giờ đêm. Khoảng 4-5 giờ sáng bay khỏi vườn.

- Gây hại trực tiếp: Ngài chích hút tạo vết thương trên quả làm cho vùng mô tương ứng nơi bị chích hút hoàn toàn bị khô đi. Quá trình chích hút xẩy ra như sau: khi tìm ra trái có thể chích hút được, ngài dò tìm vị trí thích hợp để chọc vòi vào bên trong trái tới tận phần thịt của trái, sau đó ngài chích hút dịch của trái. Nếu vị trí này không thích hợp, ngài sẽ rút vòi ra và tìm vị trí khác thích hợp hơn. Vết chích là một lỗ tròn, đường kính từ 1/2 - 3/4 mm. Khi mới bị chích, rất khó phát hiện vết đục, nếu dùng tay bóp nhẹ sẽ có dịch trái chẩy qua lỗ đó. Vài ngày sau vỏ trái chung quanh vết chích trở nên mềm. Ngài thích tấn công trái chín hoặc sắp chín. Chích hút dịch quả tạo vết thương cho nấm xâm nhập làm thối rụng quả. Thời gian gây hại tháng 7 - 10.

- Gây hại gián tiếp: Qua vết chích, trái bị hại sau đó thường bị bội nhiễm bởi nhiều loại vi sinh vật khác như các loại nấm (Fusarium spp., Colletotrichum spp., Oospora citri, Oospora spp...) và vi khuẩn cũng như các loại ruồi (Drosophila). Khi xâm nhập vào trong trái, các đối tượng này làm trái bị thối rất nhanh. Vết chích khi đó sẽ có mầu nâu và vùng xung quanh vết chích có mầu nhạt, mềm. Trái sẽ bị rụng trong khoảng một tuần sau đó. Trái rụng sẽ có mùi hôi thối, ngài không thích ăn nhưng mùi này lại có tác dụng thu hút ngài từ xa bay đến.

Biện pháp phòng, trừ
Phòng chống: Điều tra phát hiện thời gian xuất hiện của ngài hút quả.

Diệt trừ các cây là thức ăn của ấu trùng của các loại ngài quan trọng trong các vườn tạp là biện pháp cần thực hiện, có ý nghĩa quan trọng trong việc làm hạn chế mật độ phát sinh tại chỗ của các loại này.

Dùng vợt bắt và giết trưởng thành vào ban đêm, trong khoảng từ 18-22 giờ.

Sử dụng bẫy bả thức ăn (chuối xiêm, chuối già chín và mít chín) có tẩm các loại thuốc trừ sâu không hoặc ít mùi để không ảnh hưởng đến mùi thơm của bẫy mồi để dẫn dụ ngài và diệt trưởng thành. Nên chú ý đặt bẫy treo ở những cây xung quanh vườn, đặc biệt phía gần rừng hoặc nhiều cây bụi.

Dùng đạm thủy phân làm bả dẫn dụ: 1 lít pha loãng 3-4 lần thêm thuốc trừ sâu hóa học và tẩm vào giẻ hay đựng trong bát, túi nilon, treo lên tán cây. Ngài hút giẻ bị nhiễm thuốc

Bao quả khi thấy ngài hút quả bắt đầu xuất hiện.

 

Bình luận

Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon

Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.

Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1

Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.

Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn

Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.

Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu

Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.

Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương

Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.

Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng

Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh

Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.

Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận

Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định

Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...