Cam, quýt rụng đầy vườn do mưa rét

Đợt rét kèm theo mưa phùn kéo dài nhiều ngày qua khiến một số diện tích cam, quýt già cỗi tại huyện biên giới Trùng Khánh (Cao Bằng) bị rụng đầy vườn.

1642-081430_828.jpg

Nhiều vườn quýt ở xóm Vững Bền, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh bị rụng đầy vườn. Ảnh: Công Hải.

Những ngày gần đây, thời tiết mưa, lạnh kéo dài kèm gió mạnh đã làm nhiều vườn cam, quýt trên địa bàn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng bị rụng hàng loạt, gây thiệt hại không nhỏ cho người dân. Đặc biệt tại xã Quang Hán, lượng quýt rụng khá nhiều. Nhiều gia đình bị thiệt hại cả tấn quả.

Gia đình ông Bế Văn Tướng, xóm Bản Niếng, xã Quang Hán là một trong những hộ có diện tích trồng cam, quýt nhiều nhất xã. Năm 2021, ông Tướng trồng gần 1 ha cam, quýt các loại, chủ yếu là quýt bản địa, quýt đường, cam Xã Đoài, V2…

Ông Tướng chia sẻ: Trồng cam, quýt thì khó tránh khỏi việc bị rụng quả khi quả đến thời điểm chín già mà chưa kịp thu hoạch. Tuy nhiên, năm nay vườn cam, quýt của gia đình bị rụng khá nhiều. Từ đợt cuối tháng 12/2021 và tháng 1/2022, khoảng 1 tấn quả, chủ yếu là cam bị rụng kín vườn, thiệt hại hơn 20 triệu đồng.

110-1320-x-743-082036_133.jpg

Một số vườn cam, quýt ở xóm Bản Niếng, xã Quang Hán rụng quả gần hết. Ảnh: Công Hải.

Còn bà Mạc Thị Huế, xóm Bản Niếng cho biết: Ngoài lý do thời tiết cuối năm khắc nghiệt thì việc cây cam, quýt đến thời điểm già cỗi, bị sâu bệnh nên tỷ lệ quả rụng cũng nhiều hơn. "Gia đình tôi vừa qua cũng bị rụng khoảng 3 tạ quả. Khi quả rụng nhiều nếu không thu gom nhanh quả bị thối sẽ ngấm xuống làm chua đất, ảnh hưởng cả vườn cây. Năm nay tôi đã chặt đi hơn 2.000 m2 quýt để chuyển sang trồng các loại cây khác", bà Huế cho hay.

0609-2000-x-1126-081516_701.jpg

Những cây cam, quýt già cỗi, bị sâu bệnh được người dân xã Quang Hán chặt tỉa dần. Ảnh: Công Hải.

Ông Hoàng Văn Thiện, Chủ tịch UBND xã Quang Hán thông tin: So với thời điểm diện tích cam, quýt cao nhất mấy năm trước đây thì năm nay, cả xã giảm khoảng 50% diện tích, chỉ còn trồng gần 60 ha. Tập trung chủ yếu ở các xóm: Bản Niếng, Vững Bền, Nà Pò, Pò Máng, Bản Lòa… Vừa qua, số cam, quýt bị rụng chủ yếu ở xóm Bản Niếng và Vững Bền với khoảng 20 tấn.

Diện tích cam, quýt trong xã đa số đều được trồng gần 10 năm nên cây đa phần đều đã già cỗi; bị nhiều loại bệnh như sâu đục thân, đặc biệt là bệnh thối rễ, đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị nên dẫn đến cây yếu, quả kém chất lượng, đậu quả ít. Xã đã tuyên truyền người dân chặt tỉa dần những cây già yếu, sâu bệnh để chuyển đổi sang trồng loại cây khác một vài năm rồi mới quay lại trồng cam, quýt tiếp.

img_2022-081927_602.jpg

Quýt Trà Lĩnh có vị ngọt, thơm pha lẫn vị chua dịu đặc trưng. Ảnh: Công Hải.

Ông Hà Minh Hải, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Trùng Khánh cho biết: Cam, quýt là cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt là giống quýt Trà Lĩnh đã có thương hiệu lâu năm ở tỉnh Cao Bằng, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Cây cam, quýt có năng suất đạt từ 10 - 15 tấn/ha, giá trị trung bình từ 200 - 400 triệu đồng/ha. Bình quân mỗi năm, cây quýt mang lại cho bà con trong huyện hàng chục tỷ đồng. Đa số hộ trồng có thu nhập vài chục triệu đồng/năm, nhiều hộ có thu nhập từ 100 - 300 triệu đồng/năm từ trồng cam, quýt.

2201-082115_94.jpg

Nhiều vườn cam, quýt ở xã Quang Hán trở thành địa điểm tham quan, vui chơi của du khách. Ảnh: Công Hải.

Để đảm bảo diện tích cam, quýt ổn định, Phòng đã báo cáo với huyện bố trí nguồn kinh phí để duy trì lại giống quýt Trà Lĩnh. Hiện nay, giống quýt Trà Lĩnh đặc sản đã được Viện Bảo vệ thực vật lưu giữ nguồn gen, chỉ cần đặt hàng sẽ có đủ số cây giống để trồng.

UBND xã Quang Hán cũng đã tuyên truyền người dân triển khai trồng cam, quýt ở những diện tích đất chưa trồng cam, quýt để duy trì diện tích, sản lượng, giúp người dân có thu nhập ổn định.

 

Bình luận

Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon

Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.

Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1

Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.

Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn

Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.

Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu

Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.

Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương

Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.

Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng

Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh

Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.

Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận

Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định

Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...