Chăn nuôi an toàn sinh học đứng vững qua mùa dịch

Tỉnh Vĩnh Long hiện có 808 trang trại chăn nuôi an toàn sinh học và hầu hết các trang trại này đều an toàn trước các đợt dịch bệnh bùng phát thời gian qua.

g4.png

Tại trang trại chăn nuôi khép kín an toàn sinh học, chất thải được xử lý tốt nên hạn chế tối đa gây ảnh hưởng môi trường. Ảnh: Minh Đảm.

Chuồng trại ít mùi hôi
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, thời gian qua, các trang trại chăn nuôi trong tỉnh, đặc biệt các các trang trại chăn nuôi theo hình thức gia công đã tiếp cận và áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật, quy trình chăn nuôi tiên tiến từ các doanh nghiệp FDI.

Trong đó, quy trình chăn nuôi an toàn sinh học được tổ chức thực hiện nghiêm túc, liên tục, đầy đủ trong suốt quá trình sản xuất chăn nuôi đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Hầu hết các trang trại chăn nuôi an toàn sinh học đều có thể trụ vững an toàn trước các đợt dịch bùng phát vừa qua. Vì vậy, biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống dịch và phát triển chăn nuôi bên vững tại Vĩnh Long.

Tiêu biểu như tại Cơ sở chăn nuôi gà Năm Nghĩa, ở xã An Phước, huyện Mang Thít. Hiện cơ sở này có 3 trang trại rộng bình quân 1-2ha/trại. Chủ cơ sở ngoài tự bỏ vốn đầu tư chăn nuôi còn liên kết với Công ty Chăn nuôi CP. Việt Nam và một doanh nghiệp khác để nuôi gà nòi thương phẩm.

Anh Trần Phước Lộc, Chủ cơ sở cho biết, các trang trại được xây dựng khép kín, công nghệ nuôi theo hướng an toàn, sạch bệnh. Sản phẩm đầu ra đạt chất lượng cao, được khách hàng ưa chuộng. Cơ sở mới xuất xong một mẻ gà đi thị trường TP. HCM, anh Lộc đang cho nhân viên dọn dẹp một khu đang chuẩn bị vô vụ nuôi mới.

Theo anh Lộc, bình thường trang trại của anh là nội bất xuất ngoại bất nhập. Nhân viên làm ở đây không được tiếp xúc với người ngoài. Kể cả anh Lộc cũng ít khi đi đâu. Nếu người ngoài muốn vô khu nuôi phải tắm rửa sát khuẩn sạch sẽ nghỉ ngơi đôi phút mới được tiếp xúc, làm việc.

g3.png

Anh Trần Phước Lộc, Chủ cơ sở kiểm tra lịch tiêm phòng vacxin cho gà. Ảnh: Minh Đảm.

Bước vào trang trại không một mùi hôi, chúng tôi ngạc nhiên được anh Lộc chia sẻ: “Sau khi thu hoạch một mẻ gà, tôi cho nhân viên dọn dẹp, khử trùng, rửa nước vôi nền chuồng. Khi thả nuôi mẻ mới rải nhiều trấu tươi tạo thành chiếc đệm khô ráo để chất thải của gà không bị ẩm mốc, gây mùi hôi ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, quan trọng là quan sát kỹ phân gà sau mỗi đêm. Nếu gà bị bệnh phân đi ra sẽ có mùi hôi, do đó phải xử lý liền. Gà khoẻ mạnh sẽ hạn chế dùng thuốc. Sản phẩm không tồn dư kháng sinh được khách hàng ưa chuộng”.

Anh Lộc cho hay, đối với mô hình nuôi gà nòi an toàn sinh học mỗi mẻ gà kéo dài 3 tháng. Mỗi năm, anh nuôi ổn định 3 mẻ. Bí quyết thành công của anh nằm ở chỗ nắm vững quy trình làm an toàn sinh học, đội ngũ nhân viên lành nghề. Quan trọng nhất là anh luôn trước đầu ra để lên kế hoạch sản xuất, không để bị động.

g2.png

Xe tải vận chuyển thức ăn, gà thương phẩm ra vào trại được vệ sinh, sát trùng sạch sẽ bằng vôi và thuốc sát trùng. Ảnh: Minh Đảm.

Tuân thủ "5 biện pháp" an toàn sinh học
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, để đạt được hiệu quả cao trong công tác phòng, chống dịch bệnh, ngoài tiêm phòng vacxin, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học là rất quan trọng. Do đó, Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long lưu ý các hộ nuôi đặc biệt chú trọng 5 biện pháp sau:

Thứ nhất, cách ly: Cần có khoảng cách cần thiết giữa cơ sở chăn nuôi với khu dân cư­, đường giao thông, các trại chăn nuôi, chuồng nuôi, các khu chăn nuôi, nhà chứa thức ăn, khu tiêu huỷ phân. Trong đó, hàng rào bao quanh khu chăn nuôi rất quan trọng nhằm ngăn cách khu chăn nuôi với khu vực xung quanh. Qua đó, ngăn chặn sự xâm nhập của người và động vật vào khu vực chăn nuôi. Bên cạnh đó, cần bố trí các khu vực chăn nuôi riêng từng lứa tuổi gia súc, gia cầm nhằm ngăn chặn mầm bệnh lây lan từ đàn này sang đàn khác.

Thứ hai, giám sát vệ sinh sát trùng: Tại cổng ra vào khu vực chăn nuôi cần được bố trí các hố sát trùng bằng vôi bột hoặc hoá chất trước cổng ra vào trại và trước các cửa chuồng nuôi. Đối với các trại chăn nuôi cần có phòng thay quần áo, sát trùng và nhà tắm cho công nhân và người ra vào khu vực chăn nuôi. Khu vực bảo quản thức ăn phải đảm bảo điều kiện vệ sinh, hàng tuần phải đư­ợc khử trùng và diệt côn trùng.

Đối với chuồng trại, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi hàng ngày phải được vệ sinh sạch sẽ, thay chất độn chuồng bị ẩm ư­ớt. Định kỳ vệ sinh sát trùng khu vực chăn nuôi bằng vôi bột hoặc thuốc sát trùng (khoảng 1 tuần một lần đối với vùng không có dịch, 1-2 ngày một lần đối với vùng đang có dịch).

Sau mỗi đợt nuôi phải thu gom chất độn chuồng bán hoặc ủ có vôi bột. Nền chuồng phải được vệ sinh sạch sẽ, phun vôi bột hoặc hóa chất sát khuẩn trên nền, vách chuồng và trên trần để cách ly ít nhất 2 tuần trước khi thả nuôi lứa mới.

Khu vực xung quanh chuồng nuôi phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, định kỳ vệ sinh sát khuẩn bằng vôi bột hoặc hóa chất, khơi thông cống rãnh.

g1.png

Các trại chăn nuôi an toàn sinh học "đứng vững" trước các đợt dịch bệnh. Ảnh: Minh Đảm.

Thứ ba, thức ăn và nước uống: Yêu cầu thức ăn cho gia súc, gia cầm phải đủ dinh dư­ỡng phù hợp với từng giống, từng giai đoạn nuôi. Thức ăn phải đư­ợc bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, bảo đảm không bị ẩm mốc, quá hạn sử dụng, nhiễm khuẩn, độc tố. Nguồn nước uống cho gia súc, gia cầm phải đảm bảo sạch, hợp vệ sinh và phải được kiểm tra định kỳ.

Thứ tư, kiểm soát ra vào khu vực chăn nuôi: Hạn chế tối đa người ra vào trại, bố trí cho công nhân ăn, ngủ tại trại (nhất là trong thời gian có nguy cơ phát dịch cao). Trư­ớc khi vào trại phải tắm rửa, thay quần áo (đặc biệt công nhân không đư­ợc nuôi gia súc, gia cầm tại nhà riêng). Cán bộ thú y của trại không được hành nghề ngoài trại.

Đối với gia súc, gia cầm đ­ưa vào trại phải khỏe mạnh, đư­ợc nhập từ cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh (có giấy chứng nhận kiểm dịch đầy đủ). Gia súc, gia cầm mới mua về trư­ớc khi nhập đàn phải nuôi cách ly và theo dõi ít nhất 3 tuần. Tất cả gia súc, gia cầm phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, cho uống thuốc phòng bệnh đúng lịch.

Đối với sản phẩm gia súc, gia cầm cần kiểm tra chặt chẽ không mang thịt và sản phẩm gia súc, gia cầm vào trại sử dụng. Trứng gia cầm vào trại để ấp phải lấy từ những cơ sở đã đ­ược xét nghiệm an toàn dịch bệnh và phải xông formol tr­ước khi đư­a vào ấp. Đối với ph­ương tiện vận chuyển cần bố trí phư­ơng tiện vận chuyển nội bộ riêng trong trại. Các xe vận chuyển trư­ớc khi vào trại phải phun thuốc khử trùng. Đối với dụng cụ chăn nuôi, mỗi khu vực nuôi phải có dụng cụ riêng, nếu luân chuyển dụng cụ phải được vệ sinh và khử trùng.

Thứ năm, công tác xử lý khi có dịch bệnh: Khi có gia súc, gia cầm chết, chết hàng loạt phải báo ngay cho chính quyền địa ph­ương, cán bộ thú y biết để xử lý kịp thời. Không bán chạy gia súc, gia cầm bệnh, không vứt xác gia súc, gia cầm bừa bãi ra khu vực ao hồ xung quanh trại, không ăn thịt gia súc, gia cầm bệnh.

Tiêu hủy xác gia súc, gia cầm chết nghi mắc bệnh nguy hiểm bằng cách chôn, đốt theo h­ướng dẫn của cán bộ thú y. Vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường xung quanh ổ dịch bằng vôi bột hoặc hóa chất. Tiêm phòng cho toàn bộ gia súc, gia cầm xung quanh vùng có dịch.

Hỗ trợ 10 tỷ đồng thực hiện tiêu độc khử trùng

Ông Lê Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, Chi cục đang tiến hành xây dựng các kế hoạch triển khai phổ biến các văn bản pháp quy về chăn nuôi an toàn sinh học và chính sách hỗ trợ trong công tác phòng chống dịch trong chăn nuôi.

Hiện đơn vị cũng tham mưu xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật năm 2022 với kinh phí trên 10 tỷ đồng. Kế hoạch tập trung thực hiện công tác tiêu độc khử trùng, môi trường và phòng chống các loại bệnh truyền nhiễm như: bệnh dại, cúm gia cầm, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, lở mồm long móng, viêm da nổi cục.

Minh Đảm

 

 

Bình luận

Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon

Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.

Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1

Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.

Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn

Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.

Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu

Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.

Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương

Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.

Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng

Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh

Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.

Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận

Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định

Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...