Dẻo thơm cốm nếp vải Ôn Lương

Cốm được làm từ giống nếp vải, có màu xanh lá tự nhiên, dẻo, ngọt thơm ngào ngạt của mùi sữa lúa nếp non.

Giống lúa nếp vải ở xã Ôn Lương (huyện Phú Lương) từ lâu đã nổi tiếng ở tỉnh Thái Nguyên nhờ độ dẻo thơm. Hiện nay, ngoài việc được trồng để bán gạo nếp, người dân còn chế biến mặt hàng đặc sản nữa từ giống lúa này, đó là sản phẩm cốm nếp vải. Những ai đã ăn một lần, sẽ nhớ mãi hương vị thơm ngon của cốm nếp vải Ôn Lương.

Trước đây, cốm nếp vải là thứ quà vặt quen thuộc được người dân trong vùng chế biến để các gia đình ăn chơi. Trải qua thời gian, món ăn này vẫn được lưu truyền và đến nay đã trở thành hàng hóa, đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương. Cốm nếp vải Ôn Lương hạt gạo có hình dẹt, màu xanh tự nhiên, độ dẻo, ngọt, thơm ngon.

watermark_3-1447_20211117_164-174711.jpeg

Gia đình ông Phan Thế Lung ở xóm Đồng Rum, xã Ôn Lương mỗi ngày làm 25 kg cốm. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ông Phan Thế Lung ở xóm Đồng Rum, xã Ôn Lương chia sẻ: Gia đình làm cốm từ lâu, cứ đến mùa tháng 10, tháng 11 Âm lịch hàng năm là lại làm, nhưng mấy năm nay làm nhiều hơn để bán. Do nhà ông làm ngon, nên mỗi ngày làm trung bình được 25 kg cốm thành phẩm để phục vụ cho những khách quen đặt mua, bán tại nhà chứ không phải mang đi đâu cả.

Hiện nay, Hợp tác xã Nông nghiệp nếp vải Ôn Lương ngoài việc là cầu nối đứng ra thu mua và tiêu thụ sản phẩm gạo nếp cho bà con, còn đầu tư bao bì, nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc để đóng gói sản phẩm cốm nhằm nâng cao giá trị và quảng bá thương hiệu cốm nếp vải Ôn Lương.

Hiện nay, cốm nếp vải Ôn Lương đã trở thành một trong những sản phẩm đặc sản của huyện Phú Lương và tỉnh Thái Nguyên. Cốm thành phẩm có giá bán mỗi kg 60.000 – 70.000 đ, hiện sản phẩm không dừng lại ở việc bán lẻ ở địa phương, mà đã được xuất bán đi các thị trường Hà Nội, TP Thái Nguyên và các cửa hàng thực phẩm, cửa hàng sản phẩm OCOP ở nhiều tỉnh, thành phố khác. Tuy số lượng chưa nhiều, nhưng phần nào đã giúp người dân Ôn Lương thấy được triển vọng phát triển mặt hàng này trong tương lai.

deo-thom-com-nep-vai-on-luong-1722_20211118_921-174713.jpeg

Hợp tác xã Nông nghiệp nếp vải Ôn Lương đang gián tem, nhãn truy xuất nguồn gốc vào bao bì sản phẩm cốm nếp vải Ôn Lương trước khi bán ra thị trường. Ảnh: Phan Trang.

Khi hạt lúa nếp vải chuyển sang chín sữa, chắc xanh thì cũng là lúc người dân xã Ôn Lương bước vào mùa làm cốm. Theo kinh nghiệm của bà con, thu hoạch khi hạt nếp vừa mới đông sữa, chuyển sang chắc và còn màu xanh để làm cốm là tốt nhất. 

Nếu như trước đây, việc làm cốm cơ bản thủ công, thì bây giờ việc chế biến đã được cơ giới hóa khá nhiều. Người làm cốm đã có máy móc hỗ trợ hầu hết các công đoạn. Quy trình làm cốm phải qua rất nhiều công đoạn khá tỉ mỉ. Lúa gặt về cho vào máy phụt, sau mang đi đãi, loại bỏ hạt lép và cho vào chảo rang.

Trong quá trình rang cốm, người làm phải chuẩn chỉ, đúng thời điểm, đúng kỹ thuật mới quyết định về chất lượng của sản phẩm. Bằng kinh nghiệm của mình, người làm nhận biết được lúc nào thóc chín, tránh rang quá khô hoặc chưa đều. Hạt lúa nếp sau khi rang đến độ chín nhất định thì được hút vào máy tách, bung lớp vỏ trấu, rồi đưa vào giã để làm sạch lớp vỏ trấu.

Do mùa cốm không kéo dài, nên cốm được bảo quản cẩn thận, có thể dùng quanh năm. Khi mua về, cốm được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, chế biến được nhiều món như: Chè cốm, chả cốm, bánh cốm…

 

Bình luận

9 đặc sản vùng miền Việt Nam được công nhận kỷ lục châu Á

Tổ chức Kỷ lục châu Á mới đây đã chính thức công nhận kỷ lục châu Á cho 9 món ăn, đặc sản vùng miền Việt Nam. Đó là những đặc sản nào?

Săn phật thủ Bồ Tát Hoàng Kim cực quý hiếm

Thời gian gần đây xuất hiện một loại phật thủ siêu quý hiếm có tên là Bồ Tát Hoàng Kim, sản vật thờ cúng dịp Tết có tiền chưa chắc đã mua được.

Làm mưa nhân tạo, lão nông miền Tây nuôi loài cá quý hiếm, sắp tuyệt chủng

Ông Lý Văn Bon (Bảy Bon), ở Cồn Sơn - giữa sông Hậu (Cần Thơ) nuôi hàng nghìn con cá chốt chuột - loại cá đang hiếm dần trên dòng Mê kông.

Đặc sản dân dã lên sàn thương mại điện tử đắt hàng như tôm tươi

Rau sắn được coi là món ăn đặc sản ở Phú Thọ, loại rau này hiện được bán ở khắp các sàn thương mại điện tử và khá "hút" khách, có shop bán hàng trăm suất mỗi ngày.

Những lợi ích của nho với sức khỏe

Nho chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường; cải thiện trí nhớ, tâm trạng; ngăn rụng tóc, hỗ trợ giấc ngủ…

Xoài Yên Châu

Xoài Yên Châu là trái cây đặc sản được trồng ở các xã Sặp Vạt, Chiềng Pằn, Viêng Lán… thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Theo người dân địa phương, giống xoài này được trồng ở Yên Châu từ rất lâu đời, tập trung trên vùng gò đồi có địa hình thấp.

5 lợi ích của dầu hạt bông cải xanh đối với sức khoẻ

Dầu hạt bông cải xanh được tạo ra bằng cách ép lạnh những hạt nhỏ của mầm bông cải xanh. Mầm bông cải xanh được cho là chứa chất chống oxy hóa sulforaphane nhiều hơn 80-100 lần so với bông cải xanh. Dưới đây là một số công dụng của loại dầu này đối với sk

1,2 triệu đồng một kg nấm mối đầu mùa

Mỗi kg nấm mối búp đầu mùa được các đầu mối bán giá 1,2 triệu đồng nhưng vẫn có nhiều khách đặt mua.

Sầu riêng Thái Lan dội chợ, giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’

Được quảng cáo thuộc top ngon nhất thế giới, loại sầu riêng Thái Lan có múi nhỏ xíu, cơm vàng óng mềm mịn, vị ngọt sắc liên tục cháy hàng dù giá đắt gấp đôi sầu riêng Việt Nam.

Cà cuống: Món ngon quý hiếm từ sình lầy, không phải ai cũng có cơ hội ăn thử

Nghe cái tên cà cuống có vẻ quen tai nhưng không phải ai cũng từng nhìn thấy hay được thưởng thức chúng.