Nông dân thời 4.0
Bắt nhịp với những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nông dân Thủ đô đang chuyển mình thay đổi tư duy, cách làm để tiệm cận với nền nông nghiệp thông minh.
Thiết bị bay không người lái dùng trong nông nghiệp của ông Nguyễn Ngọc Hoàng (thôn Cổ Trấu, xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên). Ảnh: Nguyễn Nga
Năng suất lao động tăng
Gắn bó với nghề nông hơn 40 năm nay, ông Nguyễn Ngọc Hoàng (thôn Cổ Trâu, xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên) luôn ám ảnh với việc phun thuốc bảo vệ thực vật. Với diện tích 2,4ha, những lúc cao điểm, gia đình ông phải thuê thêm cả chục nhân công để phun thuốc, tốn một khoản chi phí không nhỏ. Tuy nhiên, câu chuyện này đã được giải quyết khi ông đầu tư 500 triệu đồng mua một chiếc máy bay không người lái chuyên phun thuốc bảo vệ thực vật. “Việc sử dụng thiết bị phun thuốc không chỉ giúp nâng cao năng suất lao động mà còn tiết kiệm thời gian. Với sức chứa 10kg dung dịch, trung bình 2 tiếng máy bay có thể phun được trên 2,5ha ruộng, vườn, đặc biệt giảm được 1/3 lượng nước dùng pha thuốc mà vẫn bảo đảm thuốc có thể trải đều mặt ruộng” – ông Hoàng chia sẻ.
Việc thay đổi phương thức sản xuất và ứng dụng các thiết bị máy móc thông minh vào nuôi trồng thủy sản cũng giúp anh Lê Văn Lâm, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm. Trên diện tích 11 mẫu ao, anh Lâm lắp đặt hệ thống sục khí, máy quạt nước và máy cho cá ăn. Theo anh Lâm, nhờ có máy cho cá ăn tự động đã giảm thiểu được 5 lao động/ngày. Chính vì vậy, mặc dù với khối lượng công việc của trang trại tương đối lớn nhưng gia đình anh không phải thuê lao động. Thêm vào đó, hệ thống máy cho cá ăn còn giúp chia nhỏ bữa ăn trong ngày, giúp tỷ lệ cám phân bổ đều hơn, giảm hao hụt và kiểm soát được lượng thức ăn.
Nhiều chính sách khích lệ
Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Dương Thị Hằng cho biết, thời gian qua, TP đã có nhiều chính sách đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao, khích lệ nông dân tiếp cận khoa học công nghệ thông qua các hội thảo tập huấn khoa học kỹ thuật, các câu lạc bộ nông dân, phong trào sản xuất kinh doanh giỏi… Cùng với đó là hỗ trợ nguồn vốn tín dụng, nhằm tạo nguồn lực cho nông dân khi xây dựng các mô hình phát triển kinh tế có đầu tư công nghệ. Đây chính là những bước đệm cần thiết cho nông dân vững tin hội nhập, tiến bước đến mục tiêu trở thành “nông dân thông minh”.
Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Hoàng Thị Huyền, thông qua Chương trình OCOP với những cơ chế hỗ trợ về xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và quy trình giám sát, phân loại, nâng hạng sản phẩm, TP cũng hướng dẫn người dân bắt nhịp với cách thức làm nông nghiệp mới. Đó là chú trọng đến chất lượng, quy trình công nghệ, giá trị thương hiệu… Ngoài ra, đơn vị cũng đang thực hiện việc chuyển giao những công nghệ, kỹ thuật mới, tiên tiến cho nông hộ để người dân thấy được tiện ích của khoa học kỹ thuật, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm thời gian, nhân lực và quan trọng là nâng cao giá trị nông sản.
Tuy nhiên, hiện nay các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội chủ yếu mới dừng lại ở việc ứng dụng từng phần, do đó chưa phát huy được hết tiềm năng. Vướng mắc đang đặt ra đối với các DN, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao là nguồn vốn và quỹ đất. Do đó, TP cũng cần nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách về khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất và có cơ chế giao đất ổn định, dài hạn để phù hợp. Cùng với đó, tổ chức tập huấn cho nông dân, người sản xuất nhằm nâng cao trình độ, tay nghề để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.
Hiện, TP Hà Nội đã triển khai khoảng 160 mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Trong lĩnh vực trồng trọt, có gần 130ha trồng rau ứng dụng nhà lưới, gần 50ha ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Trong lĩnh vực chăn nuôi, tỷ lệ chuồng nuôi sử dụng hệ thống chuồng kín đạt 30% số trại chăn nuôi lợn và gà quy mô lớn.
Nguồn: http://kinhtedothi.vn/nong-dan-thoi-40-418303.html
9 đặc sản vùng miền Việt Nam được công nhận kỷ lục châu Á
Tổ chức Kỷ lục châu Á mới đây đã chính thức công nhận kỷ lục châu Á cho 9 món ăn, đặc sản vùng miền Việt Nam. Đó là những đặc sản nào?
Săn phật thủ Bồ Tát Hoàng Kim cực quý hiếm
Thời gian gần đây xuất hiện một loại phật thủ siêu quý hiếm có tên là Bồ Tát Hoàng Kim, sản vật thờ cúng dịp Tết có tiền chưa chắc đã mua được.
Làm mưa nhân tạo, lão nông miền Tây nuôi loài cá quý hiếm, sắp tuyệt chủng
Ông Lý Văn Bon (Bảy Bon), ở Cồn Sơn - giữa sông Hậu (Cần Thơ) nuôi hàng nghìn con cá chốt chuột - loại cá đang hiếm dần trên dòng Mê kông.
Đặc sản dân dã lên sàn thương mại điện tử đắt hàng như tôm tươi
Rau sắn được coi là món ăn đặc sản ở Phú Thọ, loại rau này hiện được bán ở khắp các sàn thương mại điện tử và khá "hút" khách, có shop bán hàng trăm suất mỗi ngày.
Những lợi ích của nho với sức khỏe
Nho chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường; cải thiện trí nhớ, tâm trạng; ngăn rụng tóc, hỗ trợ giấc ngủ…
Xoài Yên Châu
Xoài Yên Châu là trái cây đặc sản được trồng ở các xã Sặp Vạt, Chiềng Pằn, Viêng Lán… thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Theo người dân địa phương, giống xoài này được trồng ở Yên Châu từ rất lâu đời, tập trung trên vùng gò đồi có địa hình thấp.
5 lợi ích của dầu hạt bông cải xanh đối với sức khoẻ
Dầu hạt bông cải xanh được tạo ra bằng cách ép lạnh những hạt nhỏ của mầm bông cải xanh. Mầm bông cải xanh được cho là chứa chất chống oxy hóa sulforaphane nhiều hơn 80-100 lần so với bông cải xanh. Dưới đây là một số công dụng của loại dầu này đối với sk
1,2 triệu đồng một kg nấm mối đầu mùa
Mỗi kg nấm mối búp đầu mùa được các đầu mối bán giá 1,2 triệu đồng nhưng vẫn có nhiều khách đặt mua.
Sầu riêng Thái Lan dội chợ, giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’
Được quảng cáo thuộc top ngon nhất thế giới, loại sầu riêng Thái Lan có múi nhỏ xíu, cơm vàng óng mềm mịn, vị ngọt sắc liên tục cháy hàng dù giá đắt gấp đôi sầu riêng Việt Nam.
Cà cuống: Món ngon quý hiếm từ sình lầy, không phải ai cũng có cơ hội ăn thử
Nghe cái tên cà cuống có vẻ quen tai nhưng không phải ai cũng từng nhìn thấy hay được thưởng thức chúng.
Bình luận