Giá tôm nguyên liệu tăng trở lại, người dân tích cực thả giống

Sau thời gian tạm ngưng thả giống vì giá tôm nguyên liệu giảm mạnh cùng với những khó khăn do ảnh hưởng bất lợi của dịch COVID-19, người nuôi tôm của tỉnh Bạc Liêu đã bắt đầu cải tạo ao nuôi, thả con giống trở lại.

nuoi-tom-12112021.jpg

Ao nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao tại phường Nhà Mát (TP Bạc Liêu). Ảnh: Chanh Đa/TTXVN

Mặc dù giá thức ăn và các loại thuốc thú y thủy sản phục vục cho nghề nuôi tôm vẫn ở mức cao, nhưng giá tôm nguyên liệu phục hồi đã phần nào giải tỏa áp lực rủi ro đối với các hộ nuôi tôm. Hiện nay, giá mua tại ao đối với tôm thẻ cỡ 100 con/kg là 90.000 đồng/kg; tôm thẻ 60-40 con/kg từ 120.000-140.000/kg; loại 30 con/kg giá 160.000 đồng/kg. Với mức giá như vậy, người nuôi tôm đảm bảo có lãi.

Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu, thông thường những tháng cuối năm, giá tôm nguyên liệu cao hơn so với những tháng  khác trong năm. Vì vậy, ở thời điểm này, người nuôi tôm, ai cũng đặt kỳ vọng lớn vào vụ tôm nuôi cuối năm.

Ông Tạ Minh Khoa, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, có 15 năm gắn bó với nghề nuôi tôm qua nhiều mô hình nuôi khác nhau. Trước đây, ông Khoa nuôi tôm theo mô hình quảng canh, rồi quảng canh cải tiến, đến nuôi tôm công nghiệp nhưng từ năm 2018 đến nay ông chuyển sang mô hình siêu thâm canh. Những tháng đầu năm do giá tôm giảm nên ông treo ao chờ giá tăng mới nuôi. Ông Khoa cho rằng nếu giá tôm giữ đà tăng trưởng như hiện nay, người nuôi chắc chắn sẽ có lợi nhuận.

Tỉnh Bạc Liêu hiện có 139.780 ha nuôi trồng thủy sản với nhiều mô hình nuôi khác nhau như tôm thẻ siêu thâm canh, tôm sú, tôm thẻ thâm canh và bán thâm canh, mô hình kết hợp tôm-lúa, mô hình quản canh cải tiến kết hợp, với sản lượng 200.000 tấn/năm. Trong số đó, huyện Đông Hải là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất tỉnh Bạc Liêu với hơn 39.000 ha. Giá tôm nguyên liêu tăng đã mang đến tâm trạng phấn khởi cho người nuôi, bởi trong thời gian dài, rất nhiều hộ phải treo ao vì sợ thua lỗ. Hiện tại 100% diện tích nuôi tôm của huyện Đông Hải đều đã được thả giống, trong số này có gần 1.000 ha nuôi tôm theo mô hình siêu thâm canh

Ông Hồ Minh Phú, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu cho rằng, bên cạnh chi phí đầu tư tăng, thì những bất lợi về thời tiết như nắng nóng, mưa bão nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của tôm nuôi. Theo ông Hồ Minh Phú, tôm thường bị thiệt hại giai đoạn 20 – 75 ngày tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do bệnh đốm trắng, đầu vàng, vi bào tử.

Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo, đối với việc phòng bệnh cho tôm, người nuôi không nên lạm dụng các chất kháng sinh trong quá trình nuôi nhằm hạn chế khả năng kháng thuốc, gây khó khăn trong việc điều trị bệnh nếu có. Bên cạnh đó, người nuôi tôm cũng cần nâng cao ý thức cộng đồng, bảo vệ môi trường; tuyệt đối không bơm xả nước trong ao tôm bị bệnh chưa qua xử lý triệt để ra môi trường xung quanh, cần khai báo với chính quyền địa phương nếu phát hiện trường hợp bơm sình ra kênh rạch để kịp thời xử lý, tránh mầm bệnh lây lan.

Ngoài ra, nông dân cần thả giống với mật độ thưa hơn so với thông thường (đối với mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh) nhằm giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh trên tôm, cũng giảm được chi phí về thuốc thú y thủy sản. Đây là một trong những yếu tố quan trọng hướng tới sản xuất thân thiện hơn với môi trường, tạo ra sản phẩm tôm an toàn sức khỏe người tiêu dùng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, đến nay, nông dân trong tỉnh đã thả nuôi đạt 100% diện tích so với kế hoạch đề ra. Phần lớn, diện tích thả giống đang thích ứng tốt với môi trường ao nuôi, tôm phát triển tốt, đạt đầu con. Người nuôi tôm trong tỉnh Bạc Liêu đang rất phấn khởi trông chờ vào một vụ mùa bội thu.

Nguồn: Theo TTXVN

Bình luận

Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon

Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.

Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1

Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.

Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn

Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.

Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu

Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.

Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương

Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.

Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng

Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh

Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.

Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận

Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định

Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...