Giảm thiệt hại do quýt rụng vì mưa rét và sương muối

Những ngày cuối năm, người trồng quýt Bắc Kạn luôn phải đối mặt với tình trạng mất trắng do quả chín rụng vì gặp phải mưa rét và sương muối.

Quả quýt chín rụng nếu gặp phải mưa
Trong những năm vừa, vì nhiều lý do khiến quả quýt Bắc Kạn giá rẻ nhưng vẫn khó tiêu thụ. Người dân bắt buộc phải kéo dài vụ thu hoạch đến giáp tết, khi đó quýt chín già và giá sẽ cao hơn gấp 2 – 3 lần so với chính vụ.

Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn rủi ro rất lớn, bởi dịp cuối năm nhiệt độ tại các địa phương ở tỉnh Bắc Kạn thường xuyên xuống rất thấp dưới 10 độ C, thậm chí ở vùng núi còn dưới 2 độ C. Đáng lo ngại nhất là thời tiết giá rét còn kèm theo mưa phùn và sương muối, hoặc băng giá khiến cho quả quýt chín bị thối, rụng làm cho nhiều hộ dân bị mất trắng.

20180105_154659-133551_761.jpg

Vườn quýt nhà anh Trịnh Văn Ngoan, xã Quang Thuận bị mất trắng và vụ thu hoạch năm 2017. Ảnh: TL.

Anh Trịnh Văn Ngoan ở xã Quang Thuận, (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) là người nhiều lần phải nếm trải cảm giác cay đắng, nuốt nước mắt vào trong vì gặp cảnh quýt chuẩn bị thu hoạch bán tết thì bị rụng đỏ rực cả vườn. Thiệt hại nặng nhất là vào năm 2017, khu vườn của gia đình anh Ngoan có hơn 400 gốc quýt với hơn 22 tấn quả có trị giá khoảng 110 triệu đồng (giá thời điểm đó) bị rụng thối mất trắng sau 1 đêm. Đây là một số tiền rất lớn so với những gia đình nông dân như anh Ngoan.

Một hộ dân khác ở xã Quang Thuận là bà Đinh Thị Chuyên cũng gặp phải cảnh thiệt hại do quýt rụng. Năm trước, do tư thương mua đổ đồng khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg, loại đẹp cao khoảng hơn 5.000 đồng/kg, rẻ như vậy nhưng cũng khó tiêu thụ. Chính vì vậy phải cố để lại, với mong muốn giá cao hơn mới bán để đỡ lỗ tiền thuê người hái quýt. Nhưng không may thì trời xuất hiện mưa rét, đã khiến cho gia đình bị thất thu tới hơn 90%.

20180105_153944-133739_569.jpg

Hạn chế quýt rụng là nhiệm vụ được cả các cấp, ngành quan tâm. Ảnh: Toán Nguyễn. 

Bắc Kạn giải quyết kiểu không còn để rụng
Việc quýt chín rụng đỏ vườn chỉ sau một đợt mưa phùn hoặc sương muối đã xảy ra trong những năm gần đây. Điều này dẫn tới những hộ dân trồng quýt tại tỉnh Bắc Kạn bị thiệt từ 20 – 30 triệu đồng, cho tới hàng trăm triệu đồng đã là chuyện không phải hiếm.

Xã Quang Thuận (huyện Bạch Thông), là trung tâm vùng và có diện tích trồng cam, quýt lớn nhất tỉnh Bắc Kạn. Vụ quýt năm 2021 đã có sự thay đổi rõ rệt, không còn tình trạng lo lắng như mọi năm không bán được sẽ bị thiệt hại do mưa rét vào dịp cuối năm nữa.

Bà Hà Thị Phương Thảo, cán bộ nông nghiệp xã Quang Thuận chia sẻ: Sản lượng quả của toàn xã năm nay đạt khoảng 4.500 tấn, giảm 10% so với năm 2020. Nguyên nhân là do người dân không mặn mà đầu tư chăm sóc quýt vì lo ngại quýt sẽ tiếp tục lại bị rớt giá và khó bán như những năm trước. Tuy nhiên năm nay đã có sự thay đổi, do được các cấp của tỉnh, huyện quan tâm nên giá bán và lượng tiêu thụ tốt hơn. Đến nay cả xã đã thu hoạch được khoảng 50% sản lượng, bán đổ xô được 7.000 – 8.000đ/kg, không còn tình trạng chỉ là 1.000 – 2.000 như năm 2020. Dự kiến sẽ sớm tiêu thụ hết nên sẽ hạn chế được thiệt hại bị thối rụng do gặp mưa rét và sương muối nếu có.

1-134236_950.jpg

Giá quýt vụ thu hoạch năm 2021 tương đối ổn định, loại quả to, đẹp đạt khoảng 15.000đ/kg. Ảnh: TL.

Nguyễn Ngọc Cương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Kạn cho biết: Hiện đầu vụ loại quả quýt to, đẹp đang được bán với giá khoảng 15.000đ/kg, kênh tiêu thụ vẫn qua tư thương là chính. Các đơn vị như Viettel, Bưu điện đã vào cuộc đưa lên sàn thương mại điện tử của họ để quảng bá và giới thiệu sản phẩm, bước đầu cũng có hiệu quả. Tỉnh Bắc Kạn cũng đã đề nghị một số hệ thống siêu thi lớn bán và giới thiệu cam, quýt cho tỉnh.

Ngoài ra, UBND tỉnh Bắc Kạn cũng gửi văn bản cho các tỉnh, thành phố trên cả nước đề nghị hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Tất cả mục tiêu là giúp người dân bán được hàng, vượt qua khó khăn do dịch covid-19 hiện nay.

Việc tiêu thụ  sớm sản phẩm, chính là biện pháp phòng tránh thiệt hại cho quả quýt hiệu quả nhất mà tỉnh Bắc Kạn đang áp dụng, để tránh gặp phải thời tiết xấu dịp cuối năm.

 

Bình luận

Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon

Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.

Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1

Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.

Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn

Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.

Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu

Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.

Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương

Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.

Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng

Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh

Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.

Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận

Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định

Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...