Giống cỏ Tân Ghi-nê phù hợp chế biến cho chăn nuôi

Cỏ Tân Ghi-nê dễ làm héo để chế biến ủ chua và phơi khô. Cỏ nhiều lá, mềm, ít lông, năng suất cao, tái sinh mạnh. Gia súc, cá ăn cỏ đều rất ưa thích.

Giống cỏ Tân Ghi-nê mới thuộc loài Panicum maximum. Tân Ghi-nê là giống cỏ gieo trồng bằng hạt, rất dễ trồng, chi phí rẻ. Hạt cỏ nảy mầm và mọc rất tốt so với các loại cỏ khác. Nếu nắm được kỹ thuật gieo trồng tốt, chỉ cần 5 – 6 kg hạt là đủ cho 1 ha.

2-002034_931.jpg

giống cỏ Tân Ghi-nê được bà con trồng trên đồi dốc tại Phong Thổ (Lai Châu), vừa đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc, nhất là trước mùa đông, đồng thời giúp chống xói mòn rửa trôi đất rất hiệu quả. Ảnh: Đăng Hùng.

Cỏ có khả năng chịu dẫm đạp, tái sinh nhanh, mạnh. Tỷ lệ lá trên thân cao, dễ làm héo chế biến ủ chua và phơi khô. Các đặc tính này phù hợp với canh tác cơ giới hóa hoàn toàn, đặc biệt là tại các trang trại có quy mô đồng cỏ lớn, với con số hàng nghìn ha.

Kết quả khảo nghiệm năm 2020 tại Trang trại trồng cỏ Nghĩa Sơn, Nghĩa Đàn (Nghệ An) cho thấy, giống cỏ Tân Ghi-nê cho năng suất tươi đạt 228 tấn/ha sau 6 lần cắt; cao hơn 23,5% so với giống cỏ Mombasa đối chứng (cỏ Sả). Năng suất vật chất khô đạt 42,9 tấn/ha; cao hơn 18,5% so với đối chứng.

Các đặc điểm nông học ban đầu cho phép xác định giống này có khả năng chịu thâm canh và cho năng suất cao hơn đối chứng.

3jpg-002236_462.jpg

Anh Lê Văn Sơn ở xã Bản Lang (Phong Thổ, Lai Châu) thu hoạch cỏ Tân Ghi-nê về cho trâu bò ăn. Ảnh: Đăng Hùng.

Tại điểm khảo nghiệm xã Xuân Hưng (huyệnThọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), ông Lê Đăng Sáu, người trực tiếp gieo trồng giống cỏ Tân Ghi-nê hồi hởi: Tháng 6/2021, gia đình bắt đầu gieo hạt. Qua chăm sóc, cỏ sinh trưởng mạnh, cao quá đầu người; không có sâu bệnh phá hoại, chịu hạn tốt và rất dễ chăm.

Cắt cỏ lần đầu sau trồng khoảng 75 ngày, lứa tái sinh kế tiếp có thể thu hoạch sau lần thứ nhất khoảng 40 ngày. “Giống cỏ này nhiều lá, lá mềm, ít lông, đàn trâu nhà tôi rất thích ăn loại này so với cỏ voi trước kia. Ngoài cho trâu ăn, tôi còn cắt cho cá ăn thì thấy cá ăn hết sạch, không chừa lại thân như cỏ voi nên không phải mất công dọn ao”, ông Sáu nói.

Ở xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu,  người dân bản địa gieo trồng cỏ Tân Ghi-nê xen lẫn trong khu vực trồng chuối. Thực sự, hiệu quả rất bất ngờ.

1-002403_307.jpg

giống cỏ Tân Ghi-nê khảo nghiệm tại Thọ Xuân (Thanh Hóa) cho năng suất, chất lượng cao. Ảnh: Đăng Hùng.

Anh Lê Văn Sơn (xã bản Lang, huyện Phong Thổ) đánh giá cao về cây cỏ Tân Ghi-nê. Anh bảo, cây cỏ mọc rất khỏe trên đất đồi dốc, dưới bóng râm, bụi cỏ có lá nhiều, to, xanh mướt và non.

Không những thế, cây cỏ mọc kín đất, giúp chống xói mòn đất. Mặc dù, trồng xen kẽ trong vườn chuối nhưng cỏ vẫn phát triển tươi tốt, không ảnh hưởng đến vườn chuối. “Năm nay, mùa đông đến sớm. Nhờ trồng cỏ Tân Chi-nê nên tôi đã chủ động được nguồn thức ăn cho đàn gia súc của gia đình qua mùa đông”, anh Sơn cho hay.

Giống cỏ Tân Ghi-nê được Công ty TNHH Hạt giống Việt (Vietseed) chọn tạo và đăng ký bảo hộ. Vừa qua, giống cỏ Tân Ghi-nê đã được Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ và đang được tiếp tục khảo nghiệm, xây dựng quy trình hướng dẫn gieo trồng và tiêu chuẩn cơ sở quản lý..., giúp việc cung ứng hạt giống đảm bảo chất lượng theo quy định.

Việc ra đời của cỏ Tân Ghi-nê có ý nghĩa rất lớn, bổ sung vào cơ cấu các giống cỏ Sả, cỏ Ruzi, cỏ Mulato II, cỏ Paspalum ... đã được gieo trồng nhiều năm.

Những năm qua, Vietseed là doanh nghiệp đã tiên phong trong việc nhập khẩu, khảo nghiệm, nghiên cứu chọn tạo và phân phối, phát triển thị trường thương mại đối các giống cỏ phục vụ chăn nuôi, nhất là các nhóm cỏ lai, cỏ họ hòa thảo, cao lương, cao lương lai F1, giống ngô sinh khối. Có thể kể tới như giống cỏ Mombasa Guinea (cỏ sả lá lớn), Ruzi, Paspalum, Mulato II, giống cao lương Latte, giống cao lương VFS99…, và mới nhất đang khảo nghiệm giống cỏ Tân Ghi-nê.

Đến naym VietSeed đã hợp tác, phân phối các sản phẩm giống cỏ, ngô sinh khối cho chăn nuôi của nhiều đơn vị, doanh nghiệp lớn trong ngành chăn nuôi, nhất là các doanh nghiệp chăn nuôi bò thịt, bò sữa lớn tại nước ta.

 

Bình luận

Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon

Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.

Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1

Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.

Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn

Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.

Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu

Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.

Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương

Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.

Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng

Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh

Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.

Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận

Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định

Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...