Gợi ý cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp mắt, hợp phong thủy

Bày biện mâm ngũ quả ngày Tết là một phong tục truyền thống cũng như nét văn hóa từ lâu đời của người Việt Nam. Vậy nhưng không phải ai cũng biết cách bày mâm ngũ quả đẹp mắt, “hút” tài lộc vào nhà.

Từ lâu, ngày Tết luôn là dịp quan trọng đối với mỗi gia đình người Việt. Trong dịp này, bàn thờ tổ tiên là nơi trang trọng và thiêng liêng, được mọi gia đình dọn dẹp và bày biện một cách chỉn chu và trang trọng nhất. Từ xa xưa, mâm ngũ quả là lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình mỗi khi Tết đến xuân về.

Mâm ngũ quả là một mâm trái cây với khoảng 5 loại quả khác nhau, mỗi loại trái cây được bày biện đều một ý nghĩa riêng thông qua màu sắc, tên gọi và các quan niệm đã được hình thành từ lâu. Theo quan niệm trong đạo Phật, ngũ quả là 5 màu quả tượng trưng cho ngũ thiện căn bao gồm: Huệ căn (sáng suốt), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), tấn căn (ý chí kiên trì) và tín căn (lòng tin). Quan niệm này được nhắc nhiều trong kinh Vu lan bồn hay còn gọi là Vu lan báo hiếu. Còn theo quan niệm của người Việt và văn hóa phương Đông nói chung, người ta thường chọn 5 loại quả tương ứng với 5 màu sắc của 5 yếu tố ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ - tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: "Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên”. Đây được coi là những yếu tố cấu thành nên vũ trụ. Cuộc sống sẽ cân bằng, no đủ khi có đủ các hành nghĩa trong cuộc sống.

q2.png

 Mâm ngũ quả đẹp và đủ đầy mang ý nghĩa cầu một năm mới sung túc

Theo truyền thống, ở miền Bắc vẫn ưa chuộng chọn số lẻ cho mâm ngũ quả, trong khi đó ở miền Trung và miền Nam, việc chọn các loại quả đúng với số lẻ cũng tốt nhưng thường chú trọng hơn đến ý nghĩa của các loại quả. Hiện nay nhiều gia đình tuy không còn quan trọng chuyện bày biện theo số chẵn hay số lẻ nhưng có những nguyên tắc vẫn cần phải tuân theo như mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì… Cách bày mâm ngũ quả truyền thống sẽ là để nải chuối dưới cùng, lấy các trái cây khác đỡ thế phía dưới. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, sau đó cài xen các loại quả hồng, cam, quýt,….

Cuộc sống hiện đại nên nhiều gia đình đã có nhiều cách “nâng cấp” mâm ngũ quả để phù hợp với thời đại, phong thủy cũng như mệnh của gia chủ. Dưới đây là một số lưu ý khi bày biện mâm ngũ quả hợp phong thủy và đẹp mắt, giúp gia chủ “hút” tài lộc vào nhà.

q1.png

Những điều cần lưu khi bày mâm ngũ quả ngày Tết
Không phải loại trái cây nào cũng có thể được bày lên mâm ngũ quả. Khi bày biện mâm quả để dâng lên bàn thờ tổ tiên, cần tránh ngay 7 loại quả sau đây để không phạm vào những điều cấm kỵ: 

Quả có vị cay, đắng: Các loại quả có vị cay, đắng là những loại quả đầu tiên đứng đầu trong danh sách những loại trái cây không nên bày lên mâm ngũ quả ngày Tết. Bởi người Việt từ lâu đã có quan niệm “trần sao âm vậy”, nếu gia chủ dâng lên bàn thờ tổ tiên những loại quả có vị cay, đắng hoặc quá chua thì các Ngài cũng không thể thụ hưởng được. 

Quả có gai: Mít, sầu riêng hay những loại quả có gai khác đều là những loại trái cây “đại kỵ” không được dâng lên bàn thờ Tổ tiên. Theo quan niệm của nhiều người, nếu đầu năm bày các loại quả có gai thì cả năm cuộc sống sẽ gặp chông gai, trắc trở. Ngoài ra, nhiều người cũng cho rằng, gai của các loại quả này sẽ làm các vị Thần linh phật lòng, do đó các loại trái cây được chọn để bày lên mâm ngũ quả ngày Tết phải là những loại quả có hình thù tròn trịa và đều đặn, vỏ mịn trơn láng - điều này vừa tượng trưng cho sự suôn sẻ, thuận lợi vừa cho thấy lòng thành kính của người cúng. 

Quả đã chín nẫu: Nhiệt độ trên bàn thờ thường cao hơn bình thường, do đó khi để các loại quả đã chín nẫu hoặc có dấu hiệu chín sớm sẽ khiến chúng càng chín nhanh hơn nữa và dễ bị hỏng. Từ đó tạo điều kiện cho ruồi, muỗi và các loại côn trùng ghé thăm, tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn trong các loại quả này sinh sôi nảy nở, khiến cho không gian bàn thờ tổ tiên không còn được sạch sẽ.

Quả có mùi hắc, nồng: Nhiều người thích bày biện những loại quả có hương thơm rất đặc trưng và đôi khi hơi “nặng mùi”. Đây có thể là sở thích cá nhân của mỗi người, thế nhưng lại là một trong những điều cần tránh khi bày biện mâm ngũ quả ngày Tết. Không nên lựa chọn các loại quả có mùi quá nồng như mít, sầu riêng mà chỉ nên chọn mua các loại quả có mùi thơm dịu nhẹ, thoang thoảng mà thơm hương được lâu. Bởi bàn thờ là nơi trang nghiêm, thanh tịnh, hương thơm dịu nhẹ không chỉ tạo cảm giác thoải mái cho không gian mà còn cho thấy sự tôn kính thần Phật và tổ tiên. 

Quả mọc sát đất: Các loại quả mọc sát đất, có “họ hàng” với cà chua, me, thanh trà, dứa,... cũng ít khi được lựa chọn để bày lên mâm ngũ quả cúng gia tiên. 

Hoa quả giả: Đây là điều đại kỵ mà bất cứ ai cũng phải để ý khi chọn mua hoa quả để sắp lên mâm lễ thắp hương. Hoa quả dâng lên bàn thờ tổ tiên phải là hoa quả thật, tuyệt đối không được sử dụng trái cây giả. Bởi theo các chuyên gia phong thủy, bày biện hoa quả giả lên bàn thờ là hành động không tôn trọng ông bà, tổ tiên,  thiếu thành kính với thần linh và các bậc bề trên đồng thời cũng không tốt cho phong thủy.

Chú ý trong việc chọn mua các loại hoa quả

Vì thời gian nghỉ tết kéo dài và mâm ngũ quả thường được chuẩn bị sau khi các gia đình đã lau dọn bàn thờ gia tiên, thường là trước đêm 30 Tết hoặc đêm 29 Tết nếu là tháng thiếu. Nhiều gia đình thường hay có thói quen mua sắm đồ Tết rất sớm vì tâm lý càng cận Tết các mặt hàng thường bị “thổi giá” lên cao. Vì vậy, không nên lựa chọn những loại quả đã chín đẹp bởi khi bày trí lên mâm ngũ quả chúng có thể bị chín, lá úa và vỏ mềm. Thay vào đó, nên lựa những quả già chưa chín hẳn để khi bày lên mâm ngũ quả thì chúng vừa chín tới và không bị hư thối. Những loại quả quá chín rất dễ bị hư hỏng, thối sẽ mang đến điềm không may mắn cho gia chủ trong năm mới.

Bình luận

9 đặc sản vùng miền Việt Nam được công nhận kỷ lục châu Á

Tổ chức Kỷ lục châu Á mới đây đã chính thức công nhận kỷ lục châu Á cho 9 món ăn, đặc sản vùng miền Việt Nam. Đó là những đặc sản nào?

Săn phật thủ Bồ Tát Hoàng Kim cực quý hiếm

Thời gian gần đây xuất hiện một loại phật thủ siêu quý hiếm có tên là Bồ Tát Hoàng Kim, sản vật thờ cúng dịp Tết có tiền chưa chắc đã mua được.

Làm mưa nhân tạo, lão nông miền Tây nuôi loài cá quý hiếm, sắp tuyệt chủng

Ông Lý Văn Bon (Bảy Bon), ở Cồn Sơn - giữa sông Hậu (Cần Thơ) nuôi hàng nghìn con cá chốt chuột - loại cá đang hiếm dần trên dòng Mê kông.

Đặc sản dân dã lên sàn thương mại điện tử đắt hàng như tôm tươi

Rau sắn được coi là món ăn đặc sản ở Phú Thọ, loại rau này hiện được bán ở khắp các sàn thương mại điện tử và khá "hút" khách, có shop bán hàng trăm suất mỗi ngày.

Những lợi ích của nho với sức khỏe

Nho chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường; cải thiện trí nhớ, tâm trạng; ngăn rụng tóc, hỗ trợ giấc ngủ…

Xoài Yên Châu

Xoài Yên Châu là trái cây đặc sản được trồng ở các xã Sặp Vạt, Chiềng Pằn, Viêng Lán… thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Theo người dân địa phương, giống xoài này được trồng ở Yên Châu từ rất lâu đời, tập trung trên vùng gò đồi có địa hình thấp.

5 lợi ích của dầu hạt bông cải xanh đối với sức khoẻ

Dầu hạt bông cải xanh được tạo ra bằng cách ép lạnh những hạt nhỏ của mầm bông cải xanh. Mầm bông cải xanh được cho là chứa chất chống oxy hóa sulforaphane nhiều hơn 80-100 lần so với bông cải xanh. Dưới đây là một số công dụng của loại dầu này đối với sk

1,2 triệu đồng một kg nấm mối đầu mùa

Mỗi kg nấm mối búp đầu mùa được các đầu mối bán giá 1,2 triệu đồng nhưng vẫn có nhiều khách đặt mua.

Sầu riêng Thái Lan dội chợ, giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’

Được quảng cáo thuộc top ngon nhất thế giới, loại sầu riêng Thái Lan có múi nhỏ xíu, cơm vàng óng mềm mịn, vị ngọt sắc liên tục cháy hàng dù giá đắt gấp đôi sầu riêng Việt Nam.

Cà cuống: Món ngon quý hiếm từ sình lầy, không phải ai cũng có cơ hội ăn thử

Nghe cái tên cà cuống có vẻ quen tai nhưng không phải ai cũng từng nhìn thấy hay được thưởng thức chúng.