Gừng ta khác gừng Trung Quốc ở đặc điểm này, đừng nhầm lẫn khi mua thực phẩm Tết
Nếu bạn thường xuyên nhầm lẫn về 2 loại gừng này, hãy tham khảo cách phân biệt dưới đây để có lựa chọn chuẩn.
Gừng là loại gia vị phổ biến, luôn có mặt trong căn bếp của mỗi gia đình, được kết hợp với nhiều món ăn ngon, đồng thời cũng là phương thuốc quý giá được dân gian tin dùng trong phòng và trị bệnh.
Ngoài thị trường, bên cạnh gừng Việt Nam thì còn có gừng xuất xứ từ Trung Quốc. Vậy dựa vào đâu để phân biệt được đâu là gừng tươi Việt Nam và đâu là gừng tươi Trung Quốc?
Màu sắc
Củ gừng ta nhìn bề ngoài có màu nâu sẫm, trong khi đó củ gừng của Trung Quốc có màu vàng nhạt.
Kích thước
Có thể dễ dàng nhận thấy gừng Trung Quốc có kích thước lớn hơn rất nhiều so với gừng ta. Một củ gừng Trung Quốc có trọng lượng trung bình 3 - 5g. Trong khi đó gừng ta chỉ đạt trọng lượng 0,5 - 1g.
Hình dáng
Gừng Trung Quốc có thân giữa to múp, mọng nước và khá ít nhánh nhỏ, nếu có thường các nhánh này có dáng tròn chứ không phải thân dài, nhỏ và khẳng khiu như gừng Việt. Vì vậy mà gừng Trung Quốc trông rất bắt mắt và ưa nhìn hơn gừng ta.
Vỏ
Gừng trong nước củ nhỏ, da sần sùi, nhiều đường vân, có bám đất xung quanh. Gừng Trung Quốc thường không dính đất, tròn, da trơn láng, mịn màng, thân mọng nước, ít đường vân, rất dễ bóc vỏ.
Mùi thơm
Gừng ta có vị thơm đậm, cay nồng, gừng Trung Quốc không có mùi vị.
Lõi gừng
Phần lõi, gừng ta có nhiều xơ, đường vân tròn rõ nét. Lõi gừng Trung Quốc ít xơ, đường vân nhợt hơn.
Giá thành
Gừng tươi Việt Nam thường có giá rẻ hơn 1 chút so với gừng Trung Quốc. Thời điểm hiện tại, giá gừng tươi của ta có giá khoảng 35 - 45.000 đồng/kg. Còn gừng Trung Quốc lại có giá bán đắt hơn gừng Việt Nam khoảng 3.000 – 5.000 đồng.
Nguồn: Theo báo Gia đình & Xã hội
9 đặc sản vùng miền Việt Nam được công nhận kỷ lục châu Á
Tổ chức Kỷ lục châu Á mới đây đã chính thức công nhận kỷ lục châu Á cho 9 món ăn, đặc sản vùng miền Việt Nam. Đó là những đặc sản nào?
Săn phật thủ Bồ Tát Hoàng Kim cực quý hiếm
Thời gian gần đây xuất hiện một loại phật thủ siêu quý hiếm có tên là Bồ Tát Hoàng Kim, sản vật thờ cúng dịp Tết có tiền chưa chắc đã mua được.
Làm mưa nhân tạo, lão nông miền Tây nuôi loài cá quý hiếm, sắp tuyệt chủng
Ông Lý Văn Bon (Bảy Bon), ở Cồn Sơn - giữa sông Hậu (Cần Thơ) nuôi hàng nghìn con cá chốt chuột - loại cá đang hiếm dần trên dòng Mê kông.
Đặc sản dân dã lên sàn thương mại điện tử đắt hàng như tôm tươi
Rau sắn được coi là món ăn đặc sản ở Phú Thọ, loại rau này hiện được bán ở khắp các sàn thương mại điện tử và khá "hút" khách, có shop bán hàng trăm suất mỗi ngày.
Những lợi ích của nho với sức khỏe
Nho chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường; cải thiện trí nhớ, tâm trạng; ngăn rụng tóc, hỗ trợ giấc ngủ…
Xoài Yên Châu
Xoài Yên Châu là trái cây đặc sản được trồng ở các xã Sặp Vạt, Chiềng Pằn, Viêng Lán… thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Theo người dân địa phương, giống xoài này được trồng ở Yên Châu từ rất lâu đời, tập trung trên vùng gò đồi có địa hình thấp.
5 lợi ích của dầu hạt bông cải xanh đối với sức khoẻ
Dầu hạt bông cải xanh được tạo ra bằng cách ép lạnh những hạt nhỏ của mầm bông cải xanh. Mầm bông cải xanh được cho là chứa chất chống oxy hóa sulforaphane nhiều hơn 80-100 lần so với bông cải xanh. Dưới đây là một số công dụng của loại dầu này đối với sk
1,2 triệu đồng một kg nấm mối đầu mùa
Mỗi kg nấm mối búp đầu mùa được các đầu mối bán giá 1,2 triệu đồng nhưng vẫn có nhiều khách đặt mua.
Sầu riêng Thái Lan dội chợ, giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’
Được quảng cáo thuộc top ngon nhất thế giới, loại sầu riêng Thái Lan có múi nhỏ xíu, cơm vàng óng mềm mịn, vị ngọt sắc liên tục cháy hàng dù giá đắt gấp đôi sầu riêng Việt Nam.
Cà cuống: Món ngon quý hiếm từ sình lầy, không phải ai cũng có cơ hội ăn thử
Nghe cái tên cà cuống có vẻ quen tai nhưng không phải ai cũng từng nhìn thấy hay được thưởng thức chúng.
Bình luận